|
Khác biệt giữa sổ đỏ cấp cho hộ gia đình và cá nhân
|
>>>02 trường hợp được chuyển nhượng quyền sử dụng đất không cần sổ đỏ
>>>Tổng hợp giải đáp về việc “cấp sổ đỏ” của Bộ TN&MT, Bộ Xây dựng
>>>Tổng hợp một số điều bạn cần biết về sang tên sổ đỏ
>>>Sổ hồng, sổ đỏ khác nhau thế nào?
Khi nói đến Giấy chứng nhận bất động sản, chúng ta cần kể đến các loại giấy chứng nhận sau: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất,…(sau đây gọi chung là “Sổ đỏ”). Về mặt pháp lý, sổ đỏ được xem chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất. Ngày nay, cá nhân và hộ gia đình được xem là hai đối tượng sử dụng đất phổ biến. Trong đó, chủ thể nào sử dụng đất sẽ được cấp sổ đỏ riêng ghi tên các cá nhân hay hộ gia đình nhằm phân biệt hình thức sở hữu.
Vậy điểm khác biệt giữa sổ đỏ hộ gia đình và sổ đỏ cá nhân là gì?
TIÊU CHÍ
|
SỔ ĐỎ CẤP CHO HỘ GIA ĐÌNH
|
SỔ ĐỎ CẤP CHO CÁ NHÂN
|
Khái niệm
|
Hộ gia đình sử dụng đất là những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, đang sống chung và có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất.
Theo đó, “Hộ gia đình sử dụng đất” có hai (02) dấu hiệu nhận biết là:
+ Dấu hiệu thứ nhất: Thành viên gồm những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình;
+ Dấu hiệu thứ hai: Đang sống chung và có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất (tức là thời điểm được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất).
|
Cá nhân sử dụng đất là người có quyền sử dụng đất do được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất hoặc nhận chuyển quyền sử dụng đất thông qua các các hình thức như: nhận chuyển nhượng, nhận thừa kế, nhận tặng cho…
|
Thông tin ghi nhận tại bìa sổ đỏ
|
- Ghi “Hộ gia đình, gồm ông” (hoặc “Hộ gia đình, gồm bà”), sau đó ghi họ tên, năm sinh, tên và số giấy tờ nhân thân của chủ hộ gia đình; địa chỉ thường trú của hộ gia đình.
- Trường hợp chủ hộ gia đình không có quyền sử dụng đất chung của hộ gia đình thì ghi người đại diện là thành viên khác của hộ gia đình có chung quyền sử dụng đất của hộ gia đình. Dòng tiếp theo ghi “Cùng sử dụng đất, cùng sở hữu tài sản gắn liền với đất (hoặc Cùng sử dụng đất hoặc Cùng sở hữu tài sản) với … (ghi lần lượt họ tên, năm sinh, tên và số giấy tờ nhân thân của những thành viên còn lại trong hộ gia đình có chung quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất).”
=> Hệ thống pháp luật về đất đai hịên hành không có quy định phải ghi rõ tên của mọi thành viên hộ gia đình trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cấp cho “Hộ gia đình”.
|
- Ghi “Ông” (hoặc “Bà”), sau đó ghi họ tên, năm sinh, tên và số giấy tờ nhân thân (nếu có), địa chỉ thường trú. Giấy tờ nhân thân là Giấy chứng minh nhân dân thì ghi “CMND số:…”; trường hợp Giấy chứng minh quân đội nhân dân thì ghi “CMQĐ số:…”; trường hợp thẻ Căn cước công dân thì ghi “CCCD số:…”; trường hợp chưa có Giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân thì ghi “Giấy khai sinh số…”.
|
Đặc điểm
|
Đây là sổ đỏ cấp cho nhiều chủ thể mà người đứng tên trên giấy chỉ là người đại diện cho hộ gia đình đó (thường là chủ hộ).
|
Đây là sổ đỏ cấp riêng cho từng cá nhân hoặc hai vợ chồng mà không bao gồm các chủ thể khác. Do đó, chỉ người có tên trên giấy chứng nhận mới là chủ sở hữu, chủ sử dụng tài sản được chứng nhận, ngoại trừ trường hợp tài sản được xác định là tài sản chung vợ chồng theo Luật Hôn nhân và gia đình mà chỉ có vợ hoặc chồng đứng tên.
|
Chuyển nhượng
|
Khi chuyển quyền sử dụng đất (chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế…) của hộ gia đình ngoài việc phải đáp ứng các điều kiện chuyển nhượng theo quy định pháp luật đất đai hiện hành thì:
- Việc định đoạt cần phải có sự đồng ý của tất cả các thành viên gia đình là người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ (Người thành niên là người từ đủ mười tám tuổi trở lên).
- Đối với các thành viên khác trong gia đình từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có thể tự mình xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý. Do đó, nếu trong hộ gia đình có thành viên chưa đủ 18 tuổi thì việc định đoạt tài sản thuộc sở hữu chung của hộ gia đình thì cần có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật.
Nhận định trên dựa trên các căn cứ pháp lý sau:
+ Thứ nhất: Theo quy định tại Khoản 2 Điều 212 Bộ luật dân sự năm 2015 thì: "Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung của các thành viên gia đình được thực hiện theo phương thức thỏa thuận. Trường hợp định đoạt tài sản là bất động sản, động sản có đăng ký, tài sản là nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình phải có sự thỏa thuận của tất cả các thành viên gia đình là người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp luật có quy định khác. Trường hợp không có thỏa thuận thì áp dụng quy định về sở hữu chung theo phần được quy định tại Bộ luật này và luật khác có liên quan, trừ trường hợp quy định tại Điều 213 của Bộ luật này".
+ Mặt khác, để xem xét vấn đề này cũng cần phải viện dẫn các quy định khác của pháp luật dân sự và pháp luật về đất đai hiện hành, đó là: Tại khoản 2 Điều 64 của Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 có quy định: “Hợp đồng, văn bản giao dịch về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của nhóm người sử dụng đất, nhóm chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất phải được tất cả các thành viên trong nhóm ký tên hoặc có văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật về dân sự, trừ trường hợp các chủ sở hữu căn hộ cùng sử dụng chung thửa đất trong nhà chung cư”.
|
Việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất chỉ cần có sự đồng ý của chủ quyền sử dụng đất đó và đáp ứng các điều kiện tại Điều 188 Luật đất đai 2013.
|
Căn cứ pháp lý
|
- Luật đất đai 2013
- Thông tư 33/2017/TT-BTNMT
|
|
Bài viết liên quan:
|
|