IM LẶNG TRONG GIAO KẾT HỢP ĐỒNG

Chủ đề   RSS   
  • #507609 14/11/2018

    tranbabinh.law

    Male
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:25/10/2018
    Tổng số bài viết (107)
    Số điểm: 633
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 33 lần


    IM LẶNG TRONG GIAO KẾT HỢP ĐỒNG

    Im lặng trong giao kết hợp đồng theo Bộ luật dân sự 2005

    1. Góc độ văn bản

    -Vấn đề im lặng trong giao kết hợp đồng chỉ được quy định tại khoản 2 Điều 404 Bộ luật dân sự 2005: “Hợp đồng dân sự cũng được xem như được giao kết khi hết hạn trà lời mà bên nhận được đề nghị vẫn im lặng, nếu có thỏa thuận im lặng là sự trả lời chấp nhận giao kết”. Có thể thấy Bộ luật dân sự 2005 quy định chưa được rõ ràng, cụ thể vấn đề này.

    2. Thực tiễn xét xử

                * Theo thực tiễn xét xử, im lặng nếu kết hợp với một số điều kiện có thể được xem là đồng ý trong giao kết.

    - Vụ việc thứ nhất: Khi giao kết thì im lặng nhưng sau đó yêu cầu thực hiện hợp đồng.

    Ông Lung bán đất cho anh Thọ, bà Hiền (vợ ông Lung) im lặng sau đó ông Lung chết (hợp đồng không có chữ kí của bà Hiền). Hội đồng thẩm phán TANDTC xác định mặc dù bà Hiền không kí vào hợp đồng mua bán với anh Thọ nhưng bà Hiền không những không có ý kiến phản đối mà còn yêu cầu anh Thọ thực hiện hợp đồng nên có căn cứ cho rằng sự im lặng của bà Hiền trong trường hợp này là đồng ý.

    - Vụ việc thứ hai: Người giữ im lặng khi giao kết tiếp nhận việc thực hiện hợp đồng

    Anh Nguyên lập hợp đồng chuyển nhượng cho Kỉ, trong hợp đồng không có chữ kí của chị Bá (vợ anh Nguyên). Khi xảy ra tranh chấp, TANDTC xác định mặc dù chị Bá không kí tên vào hợp đồng nhưng đã tham gia nhận tiền hai lần thì có căn cứ để khẳng định chị Bá biết và đồng ý chuyển nhượng.

    -Vụ việc thứ ba: Người giữ im lặng biết rõ việc thực hiện hợp đồng nhưng không phản đối

    ông Quang bán ao cho ông Khánh, ao là tài sản thừa kế chung của bà Vân, ông Tuyến, ông Quang. Khi chuyển nhượng. Bà Vân, ông Tuyến thừa nhận có biết việc chuyển nhượng. Tòa án nhân dân tối cao theo hướng người giữ im lặng trong quá tình giao kết hợp đồng biết mà không có ý kiến gì thì có nhiều khả năng họ đồng ý giao kết hợp đồng.

    - Vụ việc thứ tư: Dựa vào lời khai trong quá trình giao kết của bên giữ im lặng

     ông Đáng bán đất cho ông Đức không có chữ kí của bà Muống ( vợ ông ĐÁng). Theo TAND Tp HCM mặc dù bà Muống không kí tên trên hợp đồng chuyển nhượng cho ông Đức, bà Hạnh nhưng tại tờ trình của ông ĐÁng và bà Hạnh thể hiện việc bà Muống cùng ông đáng thực hiện việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho ông Đức, bà Hạnh nhưng sau đó lại đổi ý. Do đó, việc Tòa xác định có căn cứ cho rằng trong trường hợp này việc bà Hạnh im lặng là đồng ý.

    * Bên cạnh đó cũng có vụ việc im lặng không được xem

    3. Quan điểm cá nhân

    - Ý kiến của PGS-TS Đỗ VĂn Đại cho rằng bản thân sự im lặng chưa đủ để xác định đồng ý hay không đồng ý giao kết hợp đồng mà cần phải kết hợp với một số điều kiện nhất định như thực tiễn xét xử vừa trình bày phía trên.

    - Bên cạnh đó, khoản 2 Điều 404 Bộ luật dân sự 2005là quy định duy nhất về vấn đề im lặng trong giao kêt hợp đồng, đây có thể là sự chưa đầy đủ trong vấn đề này. Thiết nghĩ Bộ luật dân sự 2005 cần quy định chi tiết rõ ràng hơn. Cụ thể là cần xác định bên nhận lời đề nghị giao kết không phải lúc nào cũng là 1 người đứng ra giao kết mà có thể còn có nhữn người có quyền liên quan, vì vậy cần có cả sự đồng ý của họ.

     

    Cập nhật bởi tranbabinh.law ngày 15/11/2018 05:30:22 CH
     
    4994 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận