Hướng dẫn về Doanh nghiệp nhà nước theo Luật doanh nghiệp 2020

Chủ đề   RSS   
  • #562124 04/11/2020

    hiesutran159
    Top 100
    Male
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/10/2020
    Tổng số bài viết (692)
    Số điểm: 11623
    Cảm ơn: 29
    Được cảm ơn 756 lần


    Hướng dẫn về Doanh nghiệp nhà nước theo Luật doanh nghiệp 2020

    Hướng dẫn đối tượng là doanh nghiệp nhà nước

    Doanh nghiệp nhà nước - Ảnh minh họa

    Chính phủ vừa ban hành Dự thảo Nghị định hướng dẫn thi hành Luật doanh nghiệp 2020 (có hiệu lực từ 1/1/2021). So với Luật doanh nghiệp 2014, Luật doanh nghiệp 2020 đã có những thay đổi lớn trong quy định về các doanh nghiệp nhà nước, đồng thời Dự thảo cũng có những nội dung làm rõ loại hình doanh nghiệp này.

    Hiện tại, theo quy định tại Khoản 8 Điều 3 Luật doanh nghiệp 2014:

    “8. Doanh nghiệp nhà nước là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.”

    Điều này có nghĩa các doanh nghiệp chỉ được xem là doanh nghiệp nhà nước khi có đủ 100% vốn điều lệ của Nhà nước.

    Sang đến Luật doanh nghiệp 2020, cụ thể tại Điều 88, những công ty sau đều được xem là doanh nghiệp nhà nước:

    Thứ nhất: Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, trong đó bao gồm:

    - Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ là công ty mẹ của tập đoàn kinh tế nhà nước, công ty mẹ của tổng công ty nhà nước, công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ - công ty con;

    - Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là công ty độc lập do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.

    Thứ hai: Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết, trong đó bao gồm:

    - Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết là công ty mẹ của tập đoàn kinh tế, công ty mẹ của tổng công ty nhà nước, công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ - công ty con;

    - Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần là công ty độc lập do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết.

    Tại dự thảo, các Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết được hướng dẫn bao gồm:

    - Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ là công ty mẹ của tập đoàn kinh tế, công ty mẹ của tổng công ty nhà nước, công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ - công ty con;

    - Công ty cổ phần do Nhà nước nắm giữ trên 50% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết là công ty mẹ của tập đoàn kinh tế, công ty mẹ của tổng công ty nhà nước, công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ - công ty con;

    -  Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là công ty độc lập do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ.

    - Công ty cổ phần là công ty độc lập do Nhà nước nắm giữ trên 50% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết.

    Thay thế Nghị định 96/2015/NĐ-CP, Dự thảo Nghị định này còn có 1 số điểm đáng chú ý như:

    - Bỏ một số quy định về hồ sơ, trình tự thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp xã hội do được chuyển sang nội dung dự thảo Nghị định về đăng ký doanh nghiệp.

    - Bỏ một số nội dung không còn phù hợp, cản trở hoạt động đối với doanh nghiệp xã hội, như quy định hạn chế chuyển nhượng cổ phần (khoản 2 Điều 9 Nghị định 96/2015/NĐ-CP)

    Hiệu lực thi hành của Nghị định tại Điều 15 Dự thảo:

    “1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2021.

    2. Nghị định này thay thế Nghị định 96/2015/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Doanh nghiệp.”

    Xem chi tiết dự thảo tại file đính kèm.

    Cập nhật bởi hiesutran159 ngày 04/11/2020 05:18:53 CH
     
    5130 | Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn hiesutran159 vì bài viết hữu ích
    yuanping (11/11/2020) thienhuyendl (07/11/2020) ThanhLongLS (04/11/2020)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận