Hướng dẫn trình bày tên cơ quan ban hành trong văn bản của Đảng?

Chủ đề   RSS   
  • #603515 23/06/2023

    nguyenhoaibao12061999
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:03/08/2022
    Tổng số bài viết (2261)
    Số điểm: 78451
    Cảm ơn: 100
    Được cảm ơn 2016 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Hướng dẫn trình bày tên cơ quan ban hành trong văn bản của Đảng?

    Văn bản của Đảng là loại văn bản quan trọng, yêu cầu phải có tính chính xác cao trong từng câu chữ, cách thức trình bày của người thực hiện phải đảm bảo đúng quy trình ban hành.
     
    Đặc biệt là cách thức đặt tên cơ quan ban hành văn bản trong văn bản của Đảng được trình bày như thế nào là đúng. Sau đây là hướng dẫn thể thức, kỹ thuật trình bày tên cơ quan ban hành văn bản được quy định tại Hướng dẫn 36-HD/VPTW năm 2018
     
    huong-dan-trinh-bay-ten-co-quan-ban-hanh-van-ban-trong-van-ban-cua-dang
     
    1. Đặt tiêu đề "Đảng Cộng sản Việt Nam"
     
    * Thể thức
     
    Tiêu đề "Đảng Cộng sản Việt Nam" là thành phần thể thức xác định văn bản của Đảng.
     
    * Kỹ thuật trình bày
     
    Tiêu đề trình bày trang đầu, góc phải, dòng đầu, phía dưới có đường kẻ ngang ngăn cách với địa danh và ngày, tháng, năm ban hành văn bản; đường kẻ ngang nét liền, có độ dài bằng độ dài tiêu đề (ô số 1, Phụ lục 1).
     
    Ví dụ:
     
    ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
     
    2. Tên cơ quan ban hành văn bản
     
    * Thể thức
     
    Tên cơ quan ban hành văn bản là thành phần thể thức xác định tác giả văn bản. Ghi chính xác, đầy đủ tên cơ quan ban hành văn bản theo quy định của Điều lệ Đảng hoặc văn bản thành lập của cấp uỷ, cơ quan, tổ chức đảng có thẩm quyền.
     
    (1) Văn bản của đại hội đảng các cấp ghi tên cơ quan ban hành văn bản là đại hội đảng cấp đó; ghi rõ đại hội đại biểu hoặc đại hội toàn thể đảng viên lần thứ mấy, trường hợp không xác định được lần thứ mấy thì ghi thời gian của nhiệm kỳ. Văn bản của đoàn chủ tịch, đoàn thư ký, ban thẩm tra tư cách đại biểu, ban kiểm phiếu ghi tên cơ quan ban hành văn bản là đoàn chủ tịch, đoàn thư ký, ban thẩm tra tư cách đại biểu, ban kiểm phiếu và tên cơ quan cấp trên là đại hội đảng cấp đó.
     
    - Văn bản của đại hội đảng toàn quốc.
     
    Ví dụ 1: Văn bản của đại hội
     
    ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC LẦN THỨ…
    *
     
    Ví dụ 2: Văn bản của đoàn chủ tịch
     
    ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC LẦN THỨ…
    ĐOÀN CHỦ TỊCH
    *
     
    - Văn bản của đại hội đảng bộ cấp tỉnh và đảng bộ trực thuộc Trung ương.
     
    Ví dụ 1: Văn bản của đại hội
     
    ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU
    ĐẢNG BỘ TỈNH THÁI BÌNH LẦN THỨ…
    *
     
    Ví dụ 2: Văn bản của đoàn thư ký
     
    ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU
    ĐẢNG BỘ KHỐI CÁC CƠ QUAN TRUNG ƯƠNG
    LẦN THỨ…
    ĐOÀN THƯ KÝ
    *
     
    - Văn bản của đại hội đảng bộ cấp huyện.
     
    Ví dụ 1: Văn bản của đại hội
     
    ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU
    ĐẢNG BỘ HUYỆN CHÂU THÀNH LẦN THỨ…
    *
     
    Ví dụ 2: Văn bản của ban thẩm tra tư cách đại biểu
     
    ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU
    ĐẢNG BỘ HUYỆN CÔN ĐẢO LẦN THỨ…
    BAN THẨM TRA TƯ CÁCH ĐẠI BIỂU
    *
     
    - Văn bản của đại hội đảng bộ cấp cơ sở. Ví dụ 1: Văn bản của đại hội
     
    ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU
    ĐẢNG BỘ XÃ THIỆU GIANG LẦN THỨ…
    *
     
    Ví dụ 2: Văn bản của ban kiểm phiếu
     
    ĐẠI HỘI
    ĐẢNG BỘ CỤC LƯU TRỮ NHIỆM KỲ…
    BAN KIỂM PHIẾU
    *
     
    - Văn bản của đại hội chi bộ.
     
    Ví dụ 1: Văn bản của đại hội
     
    ĐẠI HỘI
    CHI BỘ THÔN ĐẠI ĐỒNG NHIỆM KỲ…
    *
     
    Ví dụ 2: Văn bản của ban kiểm phiếu
     
    ĐẠI HỘI
    CHI BỘ PHÒNG TÀI CHÍNH NHIỆM KỲ…
    BAN KIỂM PHIẾU
    *
     
    (2) Văn bản của cấp uỷ các cấp và chi bộ ghi tên cơ quan ban hành văn bản như sau:
     
    - Văn bản của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư ghi chung là Ban Chấp hành Trung ương.
     
    Ví dụ:
     
    BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG
    *
     
    - Văn bản của ban chấp hành đảng bộ tỉnh, thành phố, đảng bộ trực thuộc Trung ương, văn bản của ban thường vụ tỉnh uỷ, thành uỷ, đảng uỷ trực thuộc Trung ương ghi chung là tỉnh uỷ, thành uỷ, đảng uỷ.
     
    Ví dụ 1:
     
    TỈNH UỶ ĐỒNG THÁP
    *
     
    Ví dụ 2:
     
    ĐẢNG UỶ CÔNG AN TRUNG ƯƠNG
    *
     
    - Văn bản của ban chấp hành đảng bộ huyện, quận và đảng bộ tương đương, văn bản của ban thường vụ huyện uỷ, quận uỷ và đảng uỷ tương đương ghi chung là huyện uỷ, quận uỷ, đảng uỷ và tên của đảng bộ cấp trên trực tiếp.
     
    Ví dụ 1:
     
    ĐẢNG BỘ TỈNH HÀ GIANG
    HUYỆN UỶ ĐỒNG VĂN
    *
     
    Ví dụ 2:
     
    ĐẢNG BỘ TỈNH CÀ MAU
    ĐẢNG UỶ KHỐI DOANH NGHIỆP
    *
     
    - Văn bản của ban chấp hành đảng bộ cơ sở, văn bản của ban thường vụ đảng uỷ cơ sở ghi chung là đảng uỷ và tên đảng bộ cấp trên trực tiếp.
     
    Ví dụ:
     
    ĐẢNG BỘ HUYỆN THANH CHƯƠNG
    ĐẢNG UỶ XÃ THANH HÀ
    *
     
    - Văn bản của đảng uỷ bộ phận trực thuộc đảng uỷ cơ sở ghi tên đảng uỷ bộ phận và tên đảng bộ cơ sở cấp trên trực tiếp.
     
    Ví dụ 1:
     
    ĐẢNG BỘ XÃ LỘC THUỶ
    ĐẢNG UỶ THÔN TUY LỘC
    *
     
    Ví dụ 2:
     
    ĐẢNG BỘ SỞ Y TẾ
    ĐẢNG UỶ BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH
    *
     
    - Văn bản của chi bộ cơ sở, chi bộ trực thuộc đảng uỷ cơ sở và chi bộ trực thuộc đảng uỷ bộ phận ghi chung là chi bộ và tên đảng bộ cấp trên trực tiếp.
     
    Ví dụ 1:
     
    ĐẢNG BỘ XÃ TIÊN PHONG
    CHI BỘ XÓM ĐỊNH THÀNH
    *
     
    Ví dụ 2:
     
    ĐẢNG BỘ CỤC QUẢN TRỊ T.78
    CHI BỘ PHÒNG HÀNH CHÍNH - TỔ CHỨC
    *
     
    (3) Văn bản của các cơ quan, tổ chức đảng được lập theo quyết định của cấp uỷ các cấp (cơ quan tham mưu, giúp việc, đảng đoàn, ban cán sự đảng, ban chỉ đạo, tiểu ban, hội đồng…) ghi tên cơ quan ban hành văn bản là tên cơ quan, tổ chức đảng và tên cấp uỷ mà cơ quan đó trực thuộc.
     
    - Văn bản của các cơ quan tham mưu, giúp việc.
     
    Ví dụ 1: Văn bản của các cơ quan tham mưu, giúp việc Trung ương
     
    BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG
    *
     
    Ví dụ 2: Văn bản của các cơ quan tham mưu, giúp việc cấp uỷ cấp tỉnh
     
    TỈNH UỶ KIÊN GIANG
    VĂN PHÒNG
    *
     
    Ví dụ 3: Văn bản của các cơ quan tham mưu, giúp việc cấp uỷ cấp huyện
     
    HUYỆN UỶ TRÙNG KHÁNH
    BAN DÂN VẬN
    *
     
    - Văn bản của các đảng đoàn, ban cán sự đảng.
     
    + Văn bản của các đảng đoàn, ban cán sự đảng trực thuộc Trung ương
     
    Ví dụ 1:
     
    BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG
    ĐẢNG ĐOÀN QUỐC HỘI
    *
     
    Ví dụ 2:
     
    BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG
    BAN CÁN SỰ ĐẢNG BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
    *
     
    + Văn bản của các đảng đoàn, ban cán sự đảng trực thuộc cấp uỷ cấp tỉnh.
     
    Ví dụ 1:
     
    TỈNH UỶ ĐIỆN BIÊN
    ĐẢNG ĐOÀN HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
    *
     
    Ví dụ 2:
     
    THÀNH UỶ CẦN THƠ
    BAN CÁN SỰ ĐẢNG UỶ BAN NHÂN DÂN
    *
     
    - Văn bản của các ban chỉ đạo, tiểu ban, hội đồng…
     
    + Văn bản của các ban chỉ đạo, tiểu ban, hội đồng… trực thuộc Trung ương.
     
    Ví dụ 1:
     
    BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG
    BAN CHỈ ĐẠO CẢI CÁCH TƯ PHÁP
    *
     
    Ví dụ 2:
     
    BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG
    HỘI ĐỒNG LÝ LUẬN
    *
     
    + Văn bản của các ban chỉ đạo, tiểu ban, hội đồng… trực thuộc cấp uỷ cấp tỉnh.
     
    Ví dụ 1:
     
    TỈNH UỶ ĐỒNG NAI
    BAN CHỈ ĐẠO CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH
    *
     
    Ví dụ 2:
     
    TỈNH UỶ TUYÊN QUANG
    TIỂU BAN VĂN KIỆN ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ LẦN THỨ XV
    *
     
    + Văn bản của các ban chỉ đạo, tiểu ban, hội đồng… trực thuộc cấp uỷ cấp huyện.
     
    Ví dụ 1:
     
    HUYỆN UỶ PHONG ĐIỀN
    BAN CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ
    *
     
    Ví dụ 2:
     
    HUYỆN UỶ ĐỊNH HOÁ
    HỘI ĐỒNG XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ TÀI LIỆU
    *
     
    (4) Văn bản của các đơn vị được lập theo quyết định của cơ quan, tổ chức đảng các cấp ghi tên cơ quan ban hành văn bản là tên đơn vị và tên cơ quan cấp trên trực tiếp.
     
    Ví dụ 1:
     
    BAN TUYÊN GIÁO TRUNG ƯƠNG
    VỤ LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
    *
     
    Ví dụ 2:
     
    VĂN PHÒNG TỈNH UỶ
    PHÒNG TỔNG HỢP
    *
     
    (5) Văn bản của liên cơ quan ban hành ghi đầy đủ tên các cơ quan, tổ chức ban hành văn bản.
     
    Ví dụ:
     
    BAN TỔ CHỨC TỈNH UỶ - SỞ NỘI VỤ
    *
     
    1.2.2. Kỹ thuật trình bày
     
    Tên cơ quan ban hành văn bản dài có thể trình bày thành nhiều dòng. Đối với văn bản của liên cơ quan, ghi tên cơ quan, tổ chức chủ trì trước, giữa các tên cơ quan, tổ chức có dấu gạch nối (-).
     
    Tên cơ quan ban hành văn bản trình bày góc trái, dòng đầu, ngang với tiêu đề, phía dưới có dấu sao (*) ngăn cách với số và ký hiệu văn bản (ô số 2, Phụ lục 1).
     
    3. Số và ký hiệu văn bản
     
    * Thể thức
     
    - Số văn bản là số thứ tự của văn bản được đăng ký, quản lý tại văn thư cơ quan. Cụ thể:
     
    + Số văn bản của đại hội đảng các cấp ghi liên tục từ số 01 chung cho tất cả các tên loại văn bản của đại hội, đoàn chủ tịch, đoàn thư ký, ban thẩm tra tư cách đại biểu, ban kiểm phiếu kể từ ngày khai mạc đại hội (tính từ khi bắt đầu phiên trù bị) đến hết ngày bế mạc đại hội.
     
    + Số văn bản của cấp uỷ, cơ quan, tổ chức đảng được lập theo quyết định của cấp uỷ (gồm: cơ quan tham mưu, giúp việc, đảng đoàn, ban cán sự đảng, ban chỉ đạo, tiểu ban, hội đồng…), các đơn vị được lập theo quyết định của cơ quan, tổ chức đảng các cấp ghi liên tục từ số 01 cho mỗi tên loại văn bản trong một nhiệm kỳ cấp uỷ.
     
    Nhiệm kỳ cấp uỷ được tính từ ngày liền kề sau ngày bế mạc đại hội lần này đến hết ngày bế mạc đại hội lần kế tiếp. Trường hợp hội nghị cấp uỷ lần thứ nhất diễn ra trong thời gian đại hội thì nhiệm kỳ cấp uỷ mới được tính từ ngày khai mạc hội nghị cấp uỷ lần thứ nhất.
     
    + Số văn bản của liên cơ quan ban hành ghi liên tục với số văn bản cùng tên loại của cơ quan, tổ chức chủ trì.
     
    + Số văn bản mật ghi liên tục với số văn bản không mật cùng tên loại văn bản.
     
    - Ký hiệu văn bản gồm nhóm chữ viết tắt của tên loại văn bản và tên cơ quan ban hành văn bản.
     
    + Ký hiệu tên loại văn bản là chữ cái đầu các âm tiết của tên loại văn bản, như: NQ (nghị quyết), CT (chỉ thị), KL (kết luận), QC (quy chế), BC (báo cáo)…
     
    Ký hiệu một số tên loại văn bản thống nhất như sau:
     
    Quyết định: QĐ
     
    Quy định: QĐi
     
    Chỉ thị: CT
     
    Chương trình: CTr
     
    Thông tri: TT
     
    Tờ trình: TTr
     
    + Ký hiệu tên cơ quan ban hành văn bản là những chữ cái đầu các âm tiết của tên cơ quan ban hành văn bản.
     
    Ký hiệu tên cơ quan ban hành văn bản của đại hội đảng các cấp (gồm: đại hội, đoàn chủ tịch, đoàn thư ký, ban thẩm tra tư cách đại biểu, ban kiểm phiếu) ghi chung chữ viết tắt là "ĐH".
     
    Ví dụ 1: Báo cáo của đại hội
     
    Số 16-BC/ĐH
     
    Ví dụ 2: Biên bản của ban kiểm phiếu
     
    Số 18-BB/ĐH
     
    Ký hiệu tên cơ quan ban hành văn bản của cấp uỷ, cơ quan, tổ chức đảng các cấp ghi chữ viết tắt tên cấp uỷ, cơ quan, tổ chức đảng đó.
     
    Ví dụ 1: Quyết định của Ban Kinh tế Trung ương
     
    Số 246-QĐ/BKTTW
     
    Ví dụ 2: Hướng dẫn của tỉnh uỷ
     
    Số 15-HD/TU
     
    Ví dụ 3: Công văn của ban tổ chức tỉnh uỷ
     
    Số 357-CV/BTCTU
     
    Ví dụ 4: Báo cáo của huyện uỷ
     
    Số 76-BC/HU
     
    Ký hiệu tên cơ quan ban hành văn bản của liên cơ quan ban hành ghi chữ viết tắt tên các cơ quan, tổ chức ban hành văn bản.
     
    Ví dụ: Quy chế của liên cơ quan ban tổ chức tỉnh uỷ và ban dân vận tỉnh uỷ
     
    Số 05-QC/BTCTU-BDVTU
     
    Ký hiệu một số tên cơ quan ban hành văn bản thống nhất như sau:
     
    * Các đảng uỷ và chi bộ
     
    Đảng uỷ quân sự: ĐUQS; riêng Quân uỷ Trung ương: QUTW
     
    Đảng uỷ công an: ĐUCA
     
    Đảng uỷ biên phòng: ĐUBP
     
    Đảng uỷ khối: ĐUK
     
    Các đảng uỷ khác: ĐU
     
    Chi bộ: CB
     
    * Các cơ quan tham mưu, giúp việc
     
    Uỷ ban Kiểm tra Trung ương: UBKTTW
     
    Ban tổ chức tỉnh uỷ: BTCTU
     
    Ban tuyên giáo huyện uỷ: BTGHU
     
    * Đảng đoàn: ĐĐ
     
    * Ban cán sự đảng: BCSĐ
     
    * Ban chỉ đạo: BCĐ
     
    * Tiểu ban: TB
     
    * Hội đồng: HĐ
     
    * Kỹ thuật trình bày
     
    Số văn bản viết bằng chữ số Ả-rập. Số văn bản nhỏ hơn 10 phải ghi số 0 phía trước; giữa số và ký hiệu có dấu gạch nối (-), giữa chữ viết tắt tên loại văn bản và chữ viết tắt tên cơ quan ban hành văn bản có dấu gạch chéo (/), giữa chữ viết tắt của liên cơ quan ban hành văn bản có dấu gạch nối (-).
     
    Số và ký hiệu văn bản trình bày cân đối dưới tên cơ quan ban hành văn bản (ô số 3, Phụ lục 1).
     
    1968 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận