Hướng dẫn mới về đào tạo, tập sự và kiểm tra tập sự hành nghề Thừa Phát Lại

Chủ đề   RSS   
  • #543204 07/04/2020

    BachHoLS
    Top 200
    Male
    Lớp 12

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/02/2016
    Tổng số bài viết (493)
    Số điểm: 18818
    Cảm ơn: 70
    Được cảm ơn 708 lần
    SMod

    Hướng dẫn mới về đào tạo, tập sự và kiểm tra tập sự hành nghề Thừa Phát Lại

    Bộ Tư Pháp đang lấy ý kiến về Dự thảo Thông tư quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Nghị định số 08/2020/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại.

    Theo đó, Dự thảo quy định chi tiết Đào tạo, bồi dưỡng nghề Thừa phát lại, bồi dưỡng nghiệp vụ Thừa phát lại hàng năm; tập sự hành nghề Thừa phát lại, kiểm tra kết quả tập sự hành nghề Thừa phát lại; chế độ báo cáo, sổ sách, biểu mẫu trong tổ chức và hoạt động Thừa phát lại; lập vi bằng...

    Trong đó có một số nội dung nổi bật như sau:

    1. Đào tạo, bồi dưỡng nghề Thừa phát lại, bồi dưỡng nghiệp vụ Thừa phát lại hàng năm:

    - Thời gian tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ Thừa phát lại hàng năm tối thiểu là 02 ngày làm việc/năm (16 giờ/năm).

    - Giao cho Học viện Tư pháp và Sở Tư pháp thực hiện việc bồi dưỡng nghiệp vụ Thừa phát lại hàng năm.

    - Thừa phát lại tham dự các chương trình tập huấn về các nội dung bồi dưỡng nghiệp vụ hàng năm do Cục Bổ trợ tư pháp, Tổng cục Thi hành án dân sự tổ chức thì 01 ngày tham dự được tính là 08 giờ tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ, từ 02 ngày tham dự trở lên được tính là hoàn thành nghĩa vụ tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ.

    Hướng dẫn mới về đào tạo, tập sự và kiểm tra tập sự hành nghề Thừa Phát Lại

    2. Về tập sự hành nghề Thừa phát lại, kiểm tra kết quả tập sự hành nghề Thừa phát lại:

    - Quy định nội dung tập sự, nhật ký tập sự, báo cáo kết quả tập sự; việc nhận tập sự, thay đổi nơi tập sự, thay đổi Thừa phát lại hướng dẫn tập sự; tạm ngừng, chấm dứt tập sự; quyền và nghĩa vụ của người tập sự, Văn phòng Thừa phát lại nhận tập sự, trách nhiệm của Thừa phát lại hướng dẫn tập sự.

    - Quy định nội dung kiểm tra bao gồm kỹ năng hành nghề Thừa phát lại và pháp luật về Thừa phát lại, Quy tắc đạo đức nghề nghiệp Thừa phát lại. Hình thức kiểm tra là 02 bài kiểm tra. Bài kiểm tra thứ nhất về kỹ năng hành nghề thừa phát lại. Thời gian làm bài là 150 phút. Bài kiểm tra thứ hai về Pháp luật và Quy tắc đạo đức nghề nghiệp Thừa phát. Thời gian làm bài là 90 phút.

    3. Về lập vi bằng:

    - Văn phòng Thừa phát lại thực hiện việc lập vi bằng và gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu chính hoặc gửi đăng ký vi bằng thông qua cơ sở dữ liệu 01 bộ vi bằng, tài liệu chứng minh (nếu có) về Sở Tư pháp nơi Văn phòng đặt trụ sở để ghi vào sổ đăng ký theo quy định.

    - Cơ sở dữ liệu về vi bằng phải đảm bảo các thông tin sau đây:

    a) Tên Văn phòng Thừa phát lại; họ, tên Thừa phát lại lập vi bằng;
    b) Họ, tên, địa chỉ người yêu cầu lập vi bằng; họ, tên người tham gia khác (nếu có);
    c) Địa điểm, thời gian lập vi bằng; nội dung sự kiện, hành vi được ghi nhận; 
    d) Thời gian gửi đăng ký vi bằng;
    đ) Bản scan vi bằng, tài liệu chứng minh (nếu có).
     
    >>> Xem toàn văn dự thảo tại file đính kèm

    Tôi yêu Việt Nam! "Từ bao lâu tôi đã yêu nụ cười của bạn Từ bao lâu tôi đã yêu quê hương Việt Nam Những con đường nên thơ và những dòng sông ước mơ Từ trái tim xin 1 lời Tôi yêu Việt Nam"

     
    3018 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận