Hướng dẫn cách ủy quyền khi hai bên ở hai nơi khác nhau

Chủ đề   RSS   
  • #547247 28/05/2020

    TuyenBig
    Top 100
    Female
    Trung cấp

    Bắc Kạn , Việt Nam
    Tham gia:27/03/2018
    Tổng số bài viết (741)
    Số điểm: 27039
    Cảm ơn: 24
    Được cảm ơn 951 lần


    Hướng dẫn cách ủy quyền khi hai bên ở hai nơi khác nhau

    Có nhiều trường hợp ủy quyền nhưng bên ủy quyền và nhận ủy quyền ở hai nơi khác nhau không thể cùng đến một địa điểm để làm thủ tục ủy quyền. Vậy trường hợp này phải làm thế nào?

    Hướng dẫn cách ủy quyền khi hai bên ở hai nơi khác nhau

     

    Theo quy định, hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.

    Khi công chứng hợp đồng ủy quyền tại khoản 2, điều 55 Luật công chứng quy định:

    Điều 55. Công chứng hợp đồng ủy quyền

    1. Khi công chứng các hợp đồng ủy quyền, công chứng viên có trách nhiệm kiểm tra kỹ hồ sơ, giải thích rõ quyền và nghĩa vụ của các bên và hậu quả pháp lý của việc ủy quyền đó cho các bên tham gia.

    2. Trong trường hợp bên ủy quyền và bên được ủy quyền không thể cùng đến một tổ chức hành nghề công chứng thì bên ủy quyền yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng nơi họ cư trú công chứng hợp đồng ủy quyền; bên được ủy quyền yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng nơi họ cư trú công chứng tiếp vào bản gốc hợp đồng ủy quyền này, hoàn tất thủ tục công chứng hợp đồng ủy quyền. 

    Như vậy, nếu như không cùng nơi cư trú, bên ủy quyền đến tổ chức hành nghề công chứng nơi cư trú hiện tại để công chứng hợp đồng ủy quyền. Sau đó, bên ủy quyền chuyển hợp đồng đã được công chứng cho bên kia để họ đến tổ chức hành nghề công chứng nơi họ cư trú công chứng tiếp vào bản gốc hợp đồng ủy quyền.

     
    12766 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn TuyenBig vì bài viết hữu ích
    admin (04/04/2023)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #547260   28/05/2020

    maithithuyvan97
    maithithuyvan97
    Top 500


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/03/2020
    Tổng số bài viết (251)
    Số điểm: 1641
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 19 lần


    Vấn đề ủy quyền khi hai bên đều khác địa điểm cư trú với khoảng cách địa lý xa khó khăn trong việc di chuyển để thực hiện ủy quyền trực tiếp thì pháp luật đã quy định rõ về cách thức tiến hành ủy quyền khi hai bên ở hai nơi khác nhau. Và theo như bài viết trên thì mọi người có thể hiểu được cách thức đó. Cảm ơn thông tin của bạn 

     
    Báo quản trị |  
  • #547270   28/05/2020

    LEGAL-A25
    LEGAL-A25
    Top 200
    Lớp 1

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:17/04/2017
    Tổng số bài viết (462)
    Số điểm: 2912
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 100 lần


    Cảm ơn bài chia sẻ.

    Việc ủy quyền trên không chỉ áp dụng với trường hợp trong cùng lãnh thổ Việt Nam. Mà còn cả ở nước ngoài. Khi một người ở nước ngoài có tài sản sở hữu tại Việt Nam muốn bán nhưng không thể về Việt Nam, ký hợp đồng mua bán thì họ có thể sử dụng phương thức này để ủy quyền cho một người khác tại Việt Nam, thay mình bán "nhà đất". Đây được gọi là hợp đồng "ủy quyền thụ ủy".

     
    Báo quản trị |  
  • #547291   28/05/2020

    embesatthu
    embesatthu
    Top 500
    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:02/02/2019
    Tổng số bài viết (130)
    Số điểm: 771
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 92 lần


    Chào bạn!

    Về vấn đề bạn hỏi, Queenlaw tư vấn như sau:

    - Hợp đồng ủy quyền cần chữ ký của các bên.

    - Giấy ủy quyền thì chỉ cần chữ ký của bên ủy quyền.

    Do đó, giấy ủy quyền cho 100 bên thì cũng chỉ cần 1 bên kỳ.

    Lưu ý: Không áp dụng cho trường bắt bắt buộc phải là "hợp đồng ủy quyền".

    I can neither confirm nor deny details of any information without the Secretary's approval.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn embesatthu vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (28/05/2020)
  • #547931   31/05/2020

    jellannm
    jellannm
    Top 50
    Female
    Lớp 8

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/03/2019
    Tổng số bài viết (1359)
    Số điểm: 11357
    Cảm ơn: 17
    Được cảm ơn 201 lần


    Cảm ơn thông tin hữu ích mà bạn đã chia sẻ.

     Trước giờ mình cứ nghĩ hợp đồng ủy quyền phải hai bên cùng ký và cùng đến văn phòng công chức mới công chứng được, không ngờ còn có biện pháp này.
    Như vậy là hai người ở hai nơi khác nhau vẫn có thể kí hợp đồng và công chứng.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #548249   02/06/2020

    hienchinh83
    hienchinh83

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/06/2020
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Chào các bạn Hiện tại mình đang có vấn đề khúc mắc như sau. Mong được Luật sư giải đáp ạ: - Bé nhà mình đang ở Hà Nội. Vợ chồng mình đang ở Đồng Nai. Mình muốn nhờ bà ngoại của bé đưa bé từ Hà Nội vào Đồng Nai giúp vợ chồng mình. Thủ tục của hãng hàng không yêu cầu mình phải có GIẤY ỦY QUYỀN (có UBND xã chứng thực) - Mình ra UBND xã và được hướng dẫn là theo Thông tư 01/2020/TT-BTP của Bộ Tư pháp ban hành ngày 03/03/2020 thì mình không thuộc 4 trường hợp chứng thực chữ ký trên Giấy ủy quyền nên mình cần phải làm HỢP ĐỒNG ỦY QUYỀN. Mà HỢP ĐỒNG ỦY QUYỀN thì cần phải có mặt cả 2 bên (mà bà ngoại bé đang ở Hà Nội, mình ở Đồng Nai).

    Như vậy, mình sẽ giống trường hợp bên trên các bạn đề cập, mình sẽ làm 1 HỢP ĐỒNG ỦY QUYỀN ( có bên ủy quyền và bên được ủy quyền). Vợ chồng mình sẽ ký trước vào Bên Ủy Quyền, xong ra UBND xã xác nhận. Nhưng nếu chỉ có 1 bên ký vào hợp đồng thì UBND xã họ có đồng ý xác nhận cho mình không? Họ sẽ yêu cầu có cả bên Ủy Quyền và Bên Được Ủy Quyền có mặt tại UBND xã họ mới xác nhận cho mình. Trường hợp này mình phải giải thích với họ như thế nào ạ?

    Cảm ơn các bạn!

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hienchinh83 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (02/06/2020)
  • #548295   02/06/2020

    TranThao0902
    TranThao0902
    Top 500


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/03/2020
    Tổng số bài viết (284)
    Số điểm: 1665
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 17 lần


    Cảm ơn thông tin mà bạn chia sẻ. Với quy định này của pháp luật sẽ giúp giải quyết được trường hợp các bên muốn ủy quyền cho nhau nhưng ở xa. Ví dụ như trong thời gian các bạn SV nhận bằng đại học, các trường thường yêu cầu sinh viên trực tiếp đến nhận bằng, nếu nhờ người khác thì phải thực hiện ủy quyền. Do đó mà các bạn SV không thể đến trường nhận có thể áp dụng cách này để nhờ bạn bè nhận hộ. 

     
    Báo quản trị |