Hướng dẫn cách để NLĐ được nghỉ Tết Tân Sửu 2021 sớm

Chủ đề   RSS   
  • #565134 23/12/2020

    lamkylaw
    Top 100
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:31/10/2018
    Tổng số bài viết (660)
    Số điểm: 14232
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 612 lần


    Hướng dẫn cách để NLĐ được nghỉ Tết Tân Sửu 2021 sớm

    cách để NLĐ được nghỉ Tết Tân Sửu 2021 sớm

    Cách để NLĐ được nghỉ Tết sớm 

    Dịp Tết Âm lịch 2021 công ty tôi cho nhân viên nghỉ 08 ngày từ 28 âm lịch đến mùng 5 âm lịch, mùng 6 đi làm lại, nhưng tôi muốn nghỉ thêm 4 ngày trước tết tức là từ 24 âm lịch, vậy có cách nào để tôi có thể nghỉ sớm hơn không? Xin cảm ơn!!!

     

     
    1534 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn lamkylaw vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (23/12/2020)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #565137   23/12/2020

    shin_butchi
    shin_butchi
    Top 50
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:18/04/2015
    Tổng số bài viết (1913)
    Số điểm: 87629
    Cảm ơn: 836
    Được cảm ơn 1904 lần


    Chào bạn!

    Theo quy định người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương dịp Tết Âm lịch 05 ngày theo quy định của BLLĐ 2019.

    >>> Người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động nghỉ trước tết số ngày theo mong muốn, thời gian nghỉ này thỏa thuận được trừ vào số ngày nghỉ hằng năm theo quy định sau:

    Điều 113 Bộ luật lao động 2019 quy định về nghỉ phép năm:

    Điều 113. Nghỉ hằng năm

    1. Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:

    a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;

    b) 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;

    c) 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm

    2. Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.

    3. Trường hợp do thôi việc, bị mất việc làm mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ.

    4. Người sử dụng lao động có trách nhiệm quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động biết. Người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần.

    Theo đó, NLĐ có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động về việc nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc gộp 03 năm nghỉ một lần; cho nên, nếu trong một năm, người lao động chưa nghỉ hết số ngày phép thì có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động về việc chuyển số ngày nghỉ phép năm chưa nghỉ hết này sang năm sau:

    - Nếu người sử dụng lao động đồng ý thì số ngày phép chưa nghỉ hết này sẽ được cộng dồn sang năm sau và người lao động được hưởng nguyên lương các ngày nghỉ theo hợp đồng lao động;

    - Nếu người sử dụng lao động không đồng ý, người lao động cần biết điều này:

    + Hiện hành, theo Bộ luật Lao động 2012, người lao động (NLĐ) do thôi việc, bị mất việc làm hoặc vì các lý do khác mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được thanh toán bằng tiền những ngày chưa nghỉ.

    +Bộ luật Lao động 2019 có hiệu lực, quy định: “Trường hợp do thôi việc, bị mất việc làm mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được doanh nghiệp thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ”.

    Như vậy, nếu trường hợp NLĐ còn làm việc tại doanh nghiệp nhưng chưa nghỉ hết ngày nghỉ hằng năm của năm trước thì không được doanh nghiệp thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ.

    >>> Trường hợp 2, người lao động ĐÃ HẾT NGÀY NGHỈ HẰNG NĂM có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động về việc nghỉ trước tết thuộc diện nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương như sau:

    Điều 115. Nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương

    3. Ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương.

     

    Cập nhật bởi shin_butchi ngày 23/12/2020 10:58:07 SA
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn shin_butchi vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (23/12/2020)
  • #565930   31/12/2020

    thuychichu
    thuychichu
    Top 50
    Female
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/05/2017
    Tổng số bài viết (1433)
    Số điểm: 12415
    Cảm ơn: 63
    Được cảm ơn 282 lần


    Người lao động có phép năm và Luật đã có những quy định tạo điều kiện cho họ như: ngày phép, nghỉ không hưởng lương… Theo mình việc nghỉ thêm là có thể. Nhưng cũng có thể tùy tình hình từng công ty và dựa trên cơ sở thỏa thuận giữa NLĐ và NSDLĐ

     

     
    Báo quản trị |