Hướng dẫn áp dụng quy định Điều 227, Điều 238 Bộ luật Hình sự 2015

Chủ đề   RSS   
  • #605244 07/09/2023

    nguyenhoaibao12061999
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:03/08/2022
    Tổng số bài viết (2261)
    Số điểm: 78451
    Cảm ơn: 100
    Được cảm ơn 2014 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Hướng dẫn áp dụng quy định Điều 227, Điều 238 Bộ luật Hình sự 2015

    Ngày 05/9/2023 Bộ Công thương vừa ban hành Công văn 6084/BCT-DKT năm 2023 hướng dẫn áp dụng quy định tại Điều 227, Điều 238 Bộ luật hình sự 2015.
     
    Cụ thể, thực hiện ý kiến chỉ đạo nêu trên của Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương trao đổi và xin ý kiến thống nhất của TANDTC về vấn đề liên quan đến việc hướng dẫn áp dụng quy định tại Điều 227 Bộ luật Hình sự 2015 (BLHS). Cụ thể như sau:
     
    huong-dan-ap-dung-quy-dinh-dieu-227-dieu-238-bo-luat-hinh-su-2015
     
    Kết quả rà soát và kiến nghị, đề xuất của Bộ Tư pháp
     
    Trong năm 2022, Bộ Tư pháp đã phối hợp với các Cơ quan liên quan tiến hành nghiên cứu, rà soát, đánh giá các quy định của pháp luật hình sự về xử lý hành vi SXKD khoáng sản trái phép, Qua kết quả nghiên cứu, rà soát của Bộ Tư pháp (sao gửi kèm theo) cho thấy:
     
    (1) Quy định của pháp luật hình sự hiện hành về hành vi sản xuất, kinh doanh khoáng sản trái phép
     
    Bộ luật Hình sự 2015 đã có nhiều sửa đổi, bổ sung nhằm tăng cường hiệu quả xử lý đối với hành vị vi phạm trong lĩnh vực khoáng sản. 
     
    - Theo đánh giá của Bộ Công an, TAND tối cao, VKSND tối cao thì các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động khoáng sản đã được quy định đầy đủ, bao quát trong Bộ luật Hình sự 2015
     
    - Qua thực tiễn công tác phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm này đến thời điểm hiện tại thì không cần phải đặt vấn đề phải sửa đổi, bổ sung thêm các hành vi cần xử lý bang chế tài hình sự đối với các vi phạm về khai thác, kinh doanh khoáng sản trái phép.
     
    (2) Tình hình vi phạm và xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực khoáng sản
     
    - Trong thời gian qua, mặc dù đạt được một số kết quả trong công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động SXKD khoáng sản nói chung, hoạt động SXKD than nói riêng.
     
    - Tuy nhiên, tình trạng khai thác than, khoáng sản trái phép, kinh doanh than, khoáng sản không rõ nguồn gốc hoặc có nguồn gốc bất hợp pháp trong nước có xu hướng diễn biến phức tạp, gây thiệt hại lớn về tài nguyên khoáng sản của quốc gia, hủy hoại môi trường sinh thái, thất thoát ngân sách Nhà nước, gây phức tạp về an ninh trật tự trên địa bàn nhiều địa phương, diễn ra chủ yếu ở một số khâu như: 
     
    + Vi phạm trong việc cấp giấy phép khai thác khoáng sản (chia nhỏ các mỏ để UBND cấp tỉnh cấp giấy phép; cấp phép khai thác khoáng sản khi chưa đủ hồ sơ, tài liệu,...).
     
    + Vi phạm trong khai thác, kinh doanh khoáng sản (khai thác khoáng sản không phép.
     
    + Khai thác không đúng nội dung giấy phép.
     
    + Mua bán hóa đơn hợp thức cho khoáng sản không có nguồn gốc hợp pháp; lợi dụng chức vụ, quyền hạn khi thi hành công vụ; trốn thuế; mua bán, vận chuyển khoáng sản không có hóa đơn, chứng từ;...)
     
    + Trong giai đoạn từ năm 2018- 2022, các cơ quan chức năng (Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công an, Tổng cục Quản lý thị trường “ Bộ Công Thương,...) đã xử lý rất nhiều các vụ việc vi phạm trong hoạt động khai thác, vận chuyển, kinh doanh khoáng sản trái phép. Theo thống kê của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, giai đoạn từ 2018 đến tháng 6 năm 2022, đã khởi tố 268 vụ, khởi tố 396 bị can, đã thụ lý 224 vụ và 373 bị can; Tòa án.
     
    (3) Một số khó khăn, vướng mắc trong xử lý vi phạm đối với các hành vi khai thác, kinh doanh khoáng sản trái phép
     
    - Theo quy định tại Điều 227 Bộ luật Hình sự 2015 thì một trong những trường hợp xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên, đó là người thực hiện hành vi phạm tội: 0) thu lợi bất chính từ nghiên cứu, thăm dò, khai thác khoáng sản từ 100.000.000 đồng trở lên hoặc (2) khoáng sản trị giá từ 500.000.000 đồng trở lên.
     
    + Tuy nhiên, trên thực tế xử lý vi phạm cho thấy đa số các vụ bắt giữ khoáng sản bị khai thác trái phép là khoáng sản ở dạng thô, lẫn nhiều loại khoáng sản khác gây khó khăn trong công tác phân loại và định giá chính xác giá trị để làm cơ sở truy cứu trách nhiệm hình sự. 
     
    + Ngoài ra, chưa có quy định cụ thể về cách thức, phương pháp xác định thiệt hại dẫn đến quan điểm khác nhau về vấn đề này. Có quan điểm cho rằng thiệt hại trong các vụ án, VỊI việc vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên là toàn bộ trị giá khoáng sản các đối tượng đã khai thác trái phép.
     
    + Nhưng cũng có quan điểm khác cho rằng, thiệt hại chỉ là phần nghĩa vụ tài chính, các loại thuế, phí mà đối tượng đã khai thác trái phép lẽ ra phải nộp cho nhà nước.
     
    + Đối với việc xác định giá trị thu lợi bất chính, hiện nay cũng có hai loại quan điểm:
     
    Quan điểm thứ nhất là, số tiền các đối tượng thu lợi bất chính là toàn bộ các khoản tiền mà các đối tượng được hưởng lợi từ việc bán số tài nguyên, khoáng sản đã được khai thác trái phép.
     
    Quan điểm thứ hai là, số tiền các đối tượng thu lợi bất chính là toàn bộ các khoản tiền mà đối tượng được hưởng lợi từ việc bán số tài nguyên, khoáng sản đã khai thác trái phép trừ đì toàn bộ các chi phí trong quá trình khai thác: chi phí nhân công, dầu mỡ cho máy móc, cước vận chuyển,.,.
     
    - Điểm c khoản 1 Điều 238 BLHS năm 2015 về Tội vi phạm quy định về bảo vệ an toàn công trình thủy lợi, đê điều và phòng, chống thiên tai.
     
    Vi phạm quy định về bảo vệ bờ, bãi sông quy định hành vi “khoan, đào, thăm dò, khảo sát, khai thác đất, đá, cát sỏi, khoáng sản, nước dưới đất trái phép” trùng với hành vỉ thuộc mặt khách quan của tội Vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên tại Điều 227 Bộ luật Hình sự 2015
     
    Tuy nhiên, Điều 238 không loại trừ hành vi quy định tại Điều 227, nên dẫn đến thực tế việc áp dụng tại một số địa phương còn chưa thống nhất.
     
    - Thực tế, lợi nhuận thu được từ hoạt động nghiên cứu, thăm dò, khai thác trái phép tài nguyên, khoáng sản là rất lớn, gây ra những hậu quả đặc biệt nghiêm trọng cho nguồn tài nguyên thiên nhiên, cho môi trường tự nhiên cũng như thất thoát một nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước. 
     
    Tuy nhiên, BLHS hiện hành quy định mức hình phạt (đặc biệt là phạt tiền) tại Điều 227 còn thấp (mức hình phạt tù tối đa là 07 năm, thấp hơn BLHS năm 1999 - quy định mức hình phạt tù tối đa là 10 năm) và chưa tương xứng với tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội; dẫn đến việc khó đảm bảo tính răn đe, phòng ngừa tội phạm.
     
    Hệ thống pháp luật xử lý vi phạm hành chính và pháp luật hình sự chưa thực sự đồng bộ, thống nhất, dẫn tới việc vận dụng pháp luật có lúc, có nơi chưa thực sự chuẩn xác. 
     
    Cụ thể, theo quy định tại Điều 227 Bộ luật Hình sự 2015 quy định hành vi khai thác khoáng sản không có giấy phép mà trị giá khoáng sản từ 500.000.000 đồng trở lên là cấu thành tội phạm.
     
    Tuy nhiên, theo quy định tại Nghị định 36/2020/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản thì lại không quy định giá trị khoáng sản khai thác trái phép hoặc số tiền thu lợi bất chính từ việc khai thác khoáng sản trái phép làm căn cứ xử phạt vi phạm hành chính mà lại quy định diện tích khai thác vượt công suất hoặc tỷ lệ phần trăm khai thác vượt công suất làm căn cứ xử phạt vi phạm hành chính. 
     
    Bên cạnh đó, Nghị định 36/2020/NĐ-CP cũng không quy định mức định lượng tối đa bị xử phạt hành chính của hành vi khai thác vượt công suất và hành vi khai thác khoáng sản vượt ra ngoài phạm vi ranh giới được phép khai thác.
     
    Trong khi Bộ luật Hình sự 2015 lại quy định cụ thể mức định lượng tối thiểu về khối lượng khoáng sản hoặc giá trị khoáng sản khai thác trái phép làm căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự.
     
    Ý kiến của Bộ Công Thương
     
    Qua tổng hợp kết quả kiểm tra của Đoàn kiểm tra liên ngành về tình hình thực hiện Chỉ thị 29 và thực tế thực hiện công tác quản lý nhà nước đối với lĩnh vực khoáng sản, Bộ Công Thương thấy rằng: 
     
    - Lợi nhuận từ hoạt động khai thác, kinh doanh khoáng sản rất lớn, trong khi chế tài xử lý hành vi khai thác, chế biến, vận chuyên, kinh doanh khoáng sản trái phép chưa đủ sức răn đe.
     
    - Còn một số bất cập, vướng mắc trong xử lý vi phạm nên mặc dù cơ quan chức năng đã chủ động, tích cực trong quản lý hoạt động động sản xuất, kinh doanh khoáng sản nhưng trên thực tế vẫn còn vụ việc vi phạm pháp luật về khai thác và kinh doanh khoáng sản.
     
    Như vậy, kết quả rà soát, đánh giá của Bộ Tư pháp nêu tại Công văn 3769/BTP-PLHSHC năm 2022 cơ bàn phản ánh đúng tình hình thực tiễn hiện nay. Do đó, Bộ Công Thương thống nhất với ý kiến của Bộ Tư pháp tại Công văn 3769/BTP-PLHSHC năm 2022 về việc kiến nghị TAND tối cao nghiên cứu, ban hành Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao hướng dẫn áp dụng quy định tại Điều 227 Bộ luật Hình sự 2015.
     
    Từ những phân tích nêu trên, để có đủ cơ sở báo cáo Thủ tướng Chính phủ và Phó Thủ tướng Chính phủ theo chỉ đạo tại mục 2 Công văn 3719/VPCP-CN năm 2023.
     
    Bộ Công Thương trân trọng đề nghị TAND tối cao xem xét và có ý kiến thống nhất về việc ban hành Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao hướng dẫn áp dụng thống nhất quy định tại Điều 227, Điều 238 Bộ luật Hình sự 2015.
     
    Xem thêm Công văn 6084/BCT-DKT năm 2023 ban hành ngày 05/9/2023.
     
    1369 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenhoaibao12061999 vì bài viết hữu ích
    admin (19/10/2023)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận