Trường hợp hưởng án treo mà vẫn vi phạm pháp luật đã và đang là vấn đề được cá nhân và người thân người phạm tội quan tâm. Như vậy, trong trường hợp người phạm tội đang hưởng án treo mà vẫn vi phạm pháp luật thì bị xử lý như thế nào?
Theo Điều 1 Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP ngày 15/5/2018 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng Điều 65 của Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) về án treo như sau: “Án treo là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện, được Tòa án áp dụng đối với người phạm tội không quá 03 năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, xét thấy không cần bắt họ phải chấp hành hình phạt tù.”
Theo Điều 65 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) và Điều 2 Nghị quyết số 02/2018/NQ-HĐTP ngày 15/5/2018 thì các điều kiện được hưởng án treo như sau:
- Bị xử phạt tù không quá 03 năm
- Có nhân thân tốt
- Có từ 02 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trở lên, trong đó có ít nhất 01 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự và không có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 51 Bộ luật hình sự
- Có nơi cư trú rõ ràng hoặc nơi làm việc ổn định để cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giám sát, giáo dục.
- Xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù nếu người phạm tội có khả năng tự cải tạo và việc cho họ hưởng án treo không gây nguy hiểm cho xã hội.
Căn cứ vào khoản 1 Điều 7 Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP ngày 15/5/2018 thì: “Trường hợp người được hưởng án treo phạm tội mới trong thời gian thử thách thì Tòa án quyết định hình phạt đối với tội phạm mới và tổng hợp với hình phạt tù của bản án trước theo quy định tại Điều 55 và Điều 56 Bộ luật Hình sự. Trường hợp nếu họ đã bị tạm giam, tạm giữ thì thười hạn tạm giam, tạm giữ được trừ vào thười hạn chấp hành hình phạt tù.”
Ngoài ra, tại Điều 11 Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP ngày 15/5/2018 còn có quy định về thủ tục buộc người hưởng án treo phải chấp hành hình phạt tù.