Hợp đồng xây dựng không đóng dấu giáp lai các trang có hiệu lực pháp lý không?

Chủ đề   RSS   
  • #602598 17/05/2023

    nguyenhoaibao12061999
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:03/08/2022
    Tổng số bài viết (2261)
    Số điểm: 78451
    Cảm ơn: 100
    Được cảm ơn 2014 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Hợp đồng xây dựng không đóng dấu giáp lai các trang có hiệu lực pháp lý không?

    Dấu giáp lai là việc sử dụng con dấu đóng vào các trang của hợp đồng hoặc các văn bản quan trọng. Nhất là hợp đồng xây dựng, dấu giáp lai lại thường xuyên được sử dụng. Vậy hợp đồng xây dựng không đóng dấu giáp lai các trang có hiệu lực pháp lý không? 
     
    hieu-luc-dau-giap-lai-cua-hop-dong-xay-dung
     
    1. Đóng dấu giáp lai là gì?
     
    Hiện hành vẫn chưa có văn bản quy định pháp luật nào định nghĩa về dấu giáp lai, dù vậy có thể hiểu dấu giáp lai là con dấu đóng vào lề phải của tài liệu gồm hai tờ trở lên để tất cả các tờ có thông tin về con dấu đảm bảo tính xác thực của từng tờ văn bản và ngăn chặn thay đổi nội dung, tài liệu sai lệch.
     
    Dấu giáp lai thường được thực hiện trong các hợp đồng xây dựng, khi mỗi trang trong hợp đồng đều có nội dung quan trọng về công trình cần phải được xác thực và kiểm định.
     
    2. Hợp đồng xây dựng có bắt buộc phải đóng dấu giáp lai?
     
    Theo Điều 4 Văn bản hợp nhất 02/VBHN-BXD năm 2021 nguyên tắc ký kết hợp đồng xây dựng phải phù hợp với quy định tại khoản 2 Điều 138 Luật Xây dựng 2014 và đảm bảo các nguyên tắc sau:
     
    Tại thời điểm ký kết hợp đồng bên nhận thầu phải đáp ứng điều kiện năng lực hành nghề, năng lực hoạt động theo quy định của pháp luật về xây dựng. Đối với nhà thầu liên danh, việc phân chia khối lượng công việc trong thỏa thuận liên danh phải phù hợp với năng lực hoạt động của từng thành viên trong liên danh.
     
    Đối với nhà thầu chính nước ngoài, phải có cam kết thuê thầu phụ trong nước thực hiện các công việc của hợp đồng dự kiến giao thầu phụ khi các nhà thầu trong nước đáp ứng được yêu cầu của gói thầu.
     
    Chủ đầu tư hoặc đại diện của chủ đầu tư được ký hợp đồng với một hay nhiều nhà thầu chính để thực hiện công việc. Trường hợp chủ đầu tư ký hợp đồng với nhiều nhà thầu chính thì nội dung của các hợp đồng này phải bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ trong quá trình thực hiện các công việc của hợp đồng để bảo đảm tiến độ, chất lượng, hiệu quả đầu tư của dự án đầu tư xây dựng.
     
    Tổng thầu, nhà thầu chính được ký hợp đồng với một hoặc một số nhà thầu phụ, nhưng các nhà thầu phụ này phải được chủ đầu tư chấp thuận, các hợp đồng thầu phụ này phải thống nhất, đồng bộ với hợp đồng thầu chính đã ký với chủ đầu tư. Tổng thầu, nhà thầu chính phải chịu trách nhiệm với chủ đầu tư về tiến độ, chất lượng các công việc đã ký kết, kể cả các công việc do nhà thầu phụ thực hiện.
     
    Giá ký kết hợp đồng không được vượt giá trúng thầu hoặc kết quả đàm phán, thương thảo hợp đồng xây dựng, trừ khối lượng phát sinh ngoài phạm vi công việc của gói thầu được Người có thẩm quyền quyết định đầu tư cho phép.
     
    3. Có bắt buộc từng trang trong hợp đồng xây dựng phải đóng dấu giáp lai?
     
    Nhà đầu tư có thể xác định hiệu lực và tính pháp lý của hợp đồng xây dựng hiện được quy định tại Điều 6 Văn bản hợp nhất 02/VBHN-BXD năm 2021 như sau:
     
    - Hợp đồng xây dựng có hiệu lực pháp lý khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:
     
    + Người tham gia ký kết có đầy đủ năng lực hành vi dân sự.
     
    + Đáp ứng các nguyên tắc ký kết hợp đồng quy định tại Điều 4 Văn bản hợp nhất 02/VBHN-BXD năm 2021.
     
    + Hình thức hợp đồng bằng văn bản và được ký kết bởi người đại diện đúng thẩm quyền theo pháp luật của các bên tham gia hợp đồng. Trường hợp một bên tham gia hợp đồng là tổ chức thì bên đó phải ký tên, đóng dấu theo quy định của pháp luật.
     
    - Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng xây dựng là thời điểm ký kết hợp đồng (đóng dấu nếu có) hoặc thời điểm cụ thể khác do các bên thỏa thuận trong hợp đồng xây dựng và bên giao thầu đã nhận được bảo đảm thực hiện hợp đồng của bên nhận thầu.
     
    - Tính pháp lý của hợp đồng xây dựng:
     
    + Hợp đồng xây dựng có hiệu lực là cơ sở pháp lý cao nhất mà bên giao thầu, bên nhận thầu và các bên liên quan có nghĩa vụ thực hiện.
     
    + Hợp đồng xây dựng có hiệu lực là cơ sở pháp lý cao nhất để giải quyết tranh chấp giữa các bên. Các tranh chấp chưa được các bên thỏa thuận trong hợp đồng sẽ được giải quyết trên cơ sở các quy định của pháp luật có liên quan.
     
    + Các cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan kiểm soát, cấp phát, cho vay vốn, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán và các cơ quan có liên quan khác phải căn cứ vào nội dung hợp đồng xây dựng có hiệu lực pháp lý để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình theo quy định, không được xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia hợp đồng.
     
    Như vậy, hợp đồng xây dựng không có đóng dấu giáp lai ở từng trang của hợp đồng thì giá trị pháp lý của nó vẫn không thay đổi nếu đáp ứng được các nguyên tắc ký kết hợp đồng nêu trên. Dấu giáp lai chỉ đảm bảo tính xác thực của từng tờ văn bản và ngăn chặn thay đổi nội dung, tài liệu sai lệch.
     
    2565 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn nguyenhoaibao12061999 vì bài viết hữu ích
    admin (05/06/2023) danusa (20/05/2023)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận