Hợp đồng thử việc phải đóng BHXH bắt buộc khi nào?

Chủ đề   RSS   
  • #560033 07/10/2020

    NguyenThanhNgan123

    Female
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:07/09/2020
    Tổng số bài viết (97)
    Số điểm: 1520
    Cảm ơn: 35
    Được cảm ơn 128 lần


    Hợp đồng thử việc phải đóng BHXH bắt buộc khi nào?

    Bảo hiểm xã hội bắt buộc có áp dụng với hợp đồng thử việc? - Ảnh minh họa

    Bảo hiểm xã hội bắt buộc có áp dụng với hợp đồng thử việc? - Ảnh minh họa

    Bảo hiểm xã hội thể hiện quyền và nghiã vụ hợp pháp của người lao động. Đây là vấn đề luôn được nhiều người chú ý quan tâm. Đặc biệt là khi Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định từ năm 2018, hợp đồng lao động từ 01 tháng cũng thuộc diện được đóng bảo hiểm xã hội (BHXH). Vậy câu hỏi đặt ra là có phải Hợp đồng thử việc cũng được đóng BHXH?

    Hợp đồng thử việc và hợp đồng lao động là khác nhau.

    Cụ thể xem tại đây.

    === >> Vậy Hợp đồng thử việc có được đóng BHXH?

    Theo Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội, đối tượng tham gia BHXH bắt buộc là:

    - Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động

    - Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng

    Tóm lại, trường hợp người lao động và sử dụng lao động ký hợp đồng thử việc riêng biệt, thì thời gian thử việc không được tính tham gia BHXH.

    Tuy nhiên, theo hướng dẫn của Công văn 2447/LĐTBXH-BHXH trước đây có một trường hợp đặc biệt mà người sử dụng lao động và người lao động vẫn có thể phải đóng BHXH cho thời gian thử việc.

    Cụ thể, đó là trường hợp người lao động có thời gian thử việc ghi trong hợp đồng lao động mà hợp đồng lao động đó thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc.

    Khi đó, mức tiền lương, tiền công làm căn cứ đóng BHXH trong thời gian thử việc là mức tiền lương, tiền công ghi trong hợp đồng lao động.

    Điểm mới về thử việc áp dụng từ ngày 01/01/2021

    (1) Có thể thoả thuận và ghi nội dung thử việc trong hợp đồng lao động

    Theo đó, các bên có thể linh hoạt việc thoả thuận về thử việc, nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động hoặc bằng việc giao kết hợp đồng thử việc (Khoản 1 Điều 24 Bộ luật Lao động 2019)

    (Hiện hành, Bộ luật Lao động 2012 không đề cập đến việc thoả thuận nội dung thử việc trong hợp đồng lao động)

    (2) Không áp dụng thử việc đối với người lao động giao kết hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng.

    Đây là quy định mới tại Bộ luật Lao động 2019 đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng (Khoản 3 Điều 24 Bộ luật Lao động 2019)

    (Hiện hành, Bộ luật Lao động 2012 quy định không áp dụng thử việc với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động mùa vụ theo Khoản 2 Điều 26 Bộ luật Lao động 2012)

    (3) Điểm mới về nội dung của hợp đồng thử việc theo

    Cụ thể, nội dung chủ yếu của hợp đồng thử việc gồm:

    - Tên, địa chỉ của người sử dụng lao động và họ tên, chức danh của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động

    (Hiện hành không yêu cầu về chức danh bên phía người sử dụng lao động)

    - Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, số thẻ căn cước công dân/chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động

    (So với quy định mới, quy định hiện hành ngoài CCCD/CMND, hộ chiếu của người lao động thì các giấy tờ hợp pháp khác của người lao động vẫn được chấp nhận)

    - Công việc và địa điểm làm việc

    - Mức lương theo công việc hoặc chức danh, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác

    - Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi

    - Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động

    - Thời hạn của hợp đồng lao động tại Bộ luật Lao động 2012 được thay bằng "thời gian thử việc" theo quy định mới.

    (Căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 26 Bộ luật Lao động 2012 và Khoản 2 Điều 24 Bộ luật Lao động 2019)

    (4) Thời gian thử việc có thể kéo dài tới 180 ngày.

    Cụ thể, thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc 01 lần đối với một công việc và đảm bảo "không quá 180 ngày đối với công việc của người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp" (Điều 25 Bộ luật Lao động 2019)

    (Hiện hành thời gian thử việc tối đa là 60 ngày theo Điều 27 Bộ luật Lao động 2012)

    (5) Đối với trường hợp nội dung thử việc được ghi trong hợp đồng lao động thì khi kết thúc thời gian thử việc, nếu người lao động thử việc đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã giao kết đối với trường hợp các bên giao kết nội dung thử việc bằng hợp đồng lao động. Nếu các bên thoả thuận bằng hợp đồng thử việc thì giao kết hợp đồng lao động mới. Trường hợp, người lao động không đạt yêu cầu thử việc thì chấm dứt hợp đồng lao động đã giao kết (Theo điều 29 Bộ luật Lao động 2019).

     (Hiện hành không có quy định về thoả thuận nội dung thử việc trong HĐLĐ. Do đó, khi kết thúc thời gian thử việc, người sử dụng lao động phải giao kết ngay hợp đồng lao động với người lao động nếu thử việc đạt yêu cầu).

    === >>> Dựa trên những điểm mới đã trình bày trên thì theo quy định của Bộ luật Lao động 2019 thì hợp đồng thử việc cũng không có quy định mới về việc được đóng BHXH bắt buộc.

     
    4189 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn NguyenThanhNgan123 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (07/10/2020) hoamattroi9297 (07/10/2020)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận