Hợp đồng khoán việc không đóng BHXH bắt buộc

Chủ đề   RSS   
  • #530523 08/10/2019

    Hợp đồng khoán việc không đóng BHXH bắt buộc

    Chế độ Bảo hiểm xã hội (BHXH) đối với hợp đồng khoán việc:

    Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 chỉ có những đối tượng sau đây mới thuộc đối tượng phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc gồm:

     – Người lao động là công dân Việt Nam làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên.

    – Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật cán bộ, công chức năm 2008 và Luật Viên chức năm 2010.

    – Công nhân quốc phòng, công nhân công an hoặc người làm công tác khác trong các tổ chức cơ yếu khác.

    – Lực lượng sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, chiến sĩ, hạ sĩ quan… phục vụ trong ngành quân đội hoặc công an.

    – Người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động theo nội dung quy định trong Luật đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

    – Người đứng đầu doanh nghiệp, hợp tác xã có chức vụ quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã mà có hưởng tiền lương.

    – Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.

    – Công dân nước ngoài có giấy phép lao động hoặc có chứng chỉ hành nghề, giấy phép hành nghề để hành nghề, làm việc trên lãnh thổ Việt Nam.

    => Căn cứ vào các đối tượng thuộc trường hợp phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc (trong đó có các đối tượng theo hợp đồng) thì trường hợp này, hợp đồng khoán việc không thuộc đối tượng phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Do vậy, khi tham gia hợp đồng khoán việc thì cả người khoán việc và người nhận khoán việc đều không phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Trường nếu muốn tham gia bảo hiểm xã hội thì người nhận khoán việc hoặc người khoán việc chỉ có thể tham gia theo dạng bảo hiểm xã hội tự nguyện. Như vậy, hợp đồng khoán việc không phải là hợp đồng lao động nên về nguyên tắc không thuộc đối tượng phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Tuy nhiên việc ký kết hợp đồng khoán việc chỉ được áp dụng với những công việc ngắn hạn, không mang tính chất thường xuyên, ổn định, chỉ phát sinh trong một khoảng thời gian nhất định, mang bản chất của một hợp đồng dịch vụ nhiều hơn khi một bên giao khoán một lượng công việc nhất định và yêu cầu bên nhận khoán việc phải hoàn thành và nhận thù lao từ việc hoàn thành công việc đó.

     
    1049 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn thanhthuc30 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (08/10/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #536233   31/12/2019

    Theo nội dung bài viết của bạn thì mình không rõ bạn căn cứ vào đâu để xác định hợp đồng khoán việc không phải hợp đồng lao đồng lao động và không phải đóng BHXH? Bạn có thể dẫn căn cứ cụ thể hơn để mình tham khảo được không?

    Về vấn đề này thì mình có quan điểm như sau: Tại Khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định:

    "1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:

    a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;

    b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng"

    Theo quy định tại Khoản 1 Điều 124 Luật này thì từ ngày 01/01/2018 người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên cũng phải tham gia bảo hiểm xã hội.

    Tại Điều 15 Bộ luật lao động 2012 quy định:

    "Điều 15. Hợp đồng lao động

    Hợp đồng lao động là sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả lương, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động."

    Như vậy, hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa các bên. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động phải đáp ứng các điều kiện của công việc; có các quyền và nghĩa vụ cụ thể, được trả lương khi làm việc, và hợp đồng lao động chỉ ký với một người lao động nhất định.

    Việc xác định có đóng bảo hiểm hay không phải căn cứ trên việc có phải hợp đồng lao động không? Nếu như hợp đồng này có đầy đủ các nội dung tại Điều 23 Bộ Luật Lao động 2012 thì sẽ phải đóng bảo hiểm xã hội. Nếu hợp đồng khoán việc không phải là hợp đồng lao động (không có các nội dung theo Điều 23 Bộ luật Lao động 2012), là hợp đồng mà các bên thỏa thuận với nhau về công việc thực hiện. Hợp đồng giao khoán kết thúc khi công việc được hoàn thành. Hợp đồng này được giao kết giữa một người sử dụng với một nhóm người thực hiện công việc thỏa thuận. Chính vì không phải là hợp đồng lao động nên người làm việc theo hợp đồng khoán việc không phải đóng bảo hiểm xã hội.

     

     
    Báo quản trị |