Hợp đồng Khoán việc có tham gia BHXH hay không?

Chủ đề   RSS   
  • #480252 28/12/2017

    Hoaithuong2709
    Top 500
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2015
    Tổng số bài viết (179)
    Số điểm: 1255
    Cảm ơn: 24
    Được cảm ơn 31 lần


    Hợp đồng Khoán việc có tham gia BHXH hay không?

    Từ ngày 01/01/2018, Hợp đồng lao động từ đủ 1 tháng trở lên cũng phải tham gia BHXH bắt buộc. 

    Vì vậy, dạo này nhiều người hay hỏi mình:

    - Kí hợp đồng khoán việc có phải đóng BHXH hay không?

    - Tiền lương đóng BHXH bao gồm cả các khoản bổ sung khác (ngoài mức lương và phụ cấp lương),vậy khoản tiền do vượt năng suất có phải đóng BHXH 2018 hay không?

    Hôm nay mình xin chia sẻ bài viết này, hỗ trợ anh/chị/bạn nào còn thắc mắc nhé:

     

    Thứ nhất:

    "trả lương khoán" cũng chỉ là một hình thức trả lương (Tiền lương khoán được trả căn cứ vào khối lượng, chất lượng công việc và thời gian phải hoàn thành), nghĩa vụ tham gia BHXH không căn cứ vào hình thức trả lương mà căn cứ vào thời hạn của hợp đồng lao động. Nếu hợp đồng từ đủ 3 tháng trở lên thì vẫn phải tham gia BHXH (từ năm 2018 trở đi, hợp đồng từ đủ 1 tháng trở lên cũng phải tham gia BHXH)

    Thứ hai:

    "khoản tiền do vượt năng suất" nếu là một dạng tiền thưởng, hoặc phụ cấp lương trả không cố định, tùy thuộc nào năng suất, hiệu quả công việc trong tháng để trả cho người lao động thì không đóng BHXH.

    Vì theo Điều 30 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH thì: Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương và phụ cấp lương quy định khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 4 của Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH

    Mà theo Khoản 2 Điều 4 Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH Phụ cấp lương gồm có 2 loại:

    "2. Phụ cấp lương, ghi các khoản phụ cấp lương mà hai bên đã thỏa thuận, cụ thể:

    a) Các khoản phụ cấp lương để bù đắp yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động mà mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ.

    b) Các khoản phụ cấp lương gắn với quá trình làm việc và kết quả thực hiện công việc của người lao động."

    Như vây, Theo quy định tại Điều 30 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH nêu trên thì Phụ cấp lương đóng BHXH chỉ gồm loại thứ nhất ( điểm a khoản 2 Điều 4 của Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH), không bao gồm: Các khoản phụ cấp lương gắn với quá trình làm việc và kết quả thực hiện công việc của người lao động (tức điểm b khoản 2 Điều 4 của Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH)

    Và cũng theo Khoản 3 Điều 30 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH : Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không bao gồm các khoản chế độ và phúc lợi khác như tiền thưởng theo quy định tại Điều 103 của Bộ luật lao động.

     

     
    10183 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #480796   31/12/2017

    linhtrang123456
    linhtrang123456
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2017
    Tổng số bài viết (1979)
    Số điểm: 14194
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 316 lần


    Liên quan đến nội dung việc tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp đối với từng loại hợp đồng, mọi người có thể tham khảo tại Công văn 1734/BHXH-QLT năm 2017 về hướng dẫn thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tại nạn lao động-bệnh nghề nghiệp; quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế do Bảo hiểm xã hội thành phố Hồ Chí Minh ban hành:

    - Cùng tham gia BHXH, BH TNLĐ-BNN, BHYT, BHTN

    + Người làm việc theo hợp đồng lao động (HĐLĐ) có thời hạn từ đủ 03 tháng trở lên; kể cả HĐLĐ được ký kết giữa đơn vị với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;

    + Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức và viên chức. Riêng cán bộ, công chức, viên chức quản lý không thuộc đối tượng đóng BHTN;

    + Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;

    - Chỉ tham gia BHXH, BH TNLĐ-BNN

    + Người làm việc theo HĐLĐ có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 (trừ hợp đồng thử việc theo quy định của pháp luật về lao động) thực hiện từ ngày 01/01/2018.

    + Người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp (thực hiện từ ngày 01/01/2018 theo quy định của Chính phủ); Đối với người nước ngoài làm việc theo HĐLĐ từ đủ 3 tháng trở lên thuộc đối tượng phải tham gia BHYT bắt buộc.

    - Chỉ tham gia quỹ hưu trí, tử tuất

    + Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn;

    + Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

    + Người hưởng chế độ phu nhân hoặc phu quân tại cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài quy định tại Khoản 4 Điều 123 Luật BHXH;

    + Người lao động đang tham gia và người đang bảo lưu thời gian đóng BHXH bắt buộc còn thiếu tối đa 06 tháng để đủ điều kiện hưởng lương hưu hoặc trợ cấp tuất hằng tháng thì được đóng 1 lần số tháng còn thiếu để hưởng chế độ theo quy định.

    - Người lao động được cử đi học, thực tập, công tác trong và ngoài nước mà vẫn hưởng tiền lương ở trong nước thuộc diện tham gia BHXH, BHTN bắt buộc;

    - Người lao động giao kết nhiều HĐLĐ.

    + Người lao động đồng thời có từ 02 HĐLĐ trở lên với nhiều đơn vị khác nhau thì đóng BHXH, BHTN theo HĐLĐ giao kết đầu tiên, đóng BHYT theo HĐLĐ có mức tiền lương cao nhất.

    + Trường hợp người lao động giao kết HĐLĐ với nhiều người sử dụng lao động mà đã đóng BHXH và quỹ BH TNLĐ-BNN tại một nơi thì người sử dụng lao động nơi còn lại phải đóng BH TNLĐ-BNN cho người lao động nếu người lao động thuộc đối tượng phải tham gia BHXH bắt buộc.

     
    Báo quản trị |