Hợp đồng cộng tác viên là gì? Có phải đóng BHXH?

Chủ đề   RSS   
  • #527853 07/09/2019

    Hợp đồng cộng tác viên là gì? Có phải đóng BHXH?

    Dạo gần đây mình hay nghe các bạn sinh viên đi làm thêm và kí hợp đồng cộng tác viên, mình đã tìm hiểu và rút ra một vài điểm như sau:

    Hiện nay, luật hiện hành không có quy định hay khái niệm nào về hợp đồng cộng tác viên. Cộng tác viên là cá nhân làm việc theo chế độ cộng tác với một tổ chức và không thuộc biên chế của tổ chức đó. Bản chất chính là sự thỏa thuận dân sự và hợp đồng đồng của cộng tác viên là dạng hợp đồng dân sự.

    Như vậy, người sử dụng lao động kí hợp đồng cộng tác viên với người lao động thì có phải nộp BHXH không?

    Trường hợp 1: Căn cứ Điều 513 Bộ luật Dân sự 2015:

    "Điều 513: Hợp đồng dịch vụ:

    Hợp đồng dịch vụ là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc cho bên sử dụng dịch vụ, bên sử dụng dịch vụ phải trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ."

    Đối với trường hợp này: giữa cộng tác viên và người sử dụng cộng tác viên không có bất cứ ràng buộc nào về nội quy, quy chế lao động; thời gian, địa điểm làm việc thường tự do; thù lao được trả theo công việc được giao, tạm ứng và thanh toán khi xong công việc.

    Căn cứ 518 Bộ luật Dân sự 2015:

    "Điều 518: Quyền của bên cung ứng dịch vụ

    1. Yêu cầu bên sử dụng dịch vụ cung cấp thông tin, tài liệu và phương tiện để thực hiện công việc.

    2. Được thay đổi điều kiện dịch vụ vì lợi ích của bên sử dụng dịch vụ mà không nhất thiết phải chờ ý kiến của bên sử dụng dịch vụ, nếu việc chờ ý kiến sẽ gây thiệt hại cho bên sử dụng dịch vụ, nhưng phải báo ngay cho bên sử dụng dịch vụ.

    3. Yêu cầu bên sử dụng dịch vụ trả tiền dịch vụ."

    Như vậy hợp đồng cộng tác viên dưới dạng hợp đồng dịch vụ thì không phải đóng BHXH

    Trường hợp 2: Căn cứ Điều 15 Bộ luật lao động 2012

    "Điều 15: Hợp đồng lao động

    Hợp đồng lao động là sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả lương, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động."

    Đối với trường hợp này: Cộng tác viên có sự ràng buộc về thời gian, địa điểm làm việc, nội quy,... của doanh nghiệp.

    Người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn,không xác định thời hạn, hoặc có thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên đều thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. (Căn cứ khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014)

    Nếu doanh nghiệp tuyển dụng người lao động dưới hình thức cộng tác viên thì hợp đồng cộng tác viên sẽ đươc xem là hợp đồng lao động. Do đó, lúc này, cộng tác viên có phải đóng bảo hiểm xã hội.

     

    Cập nhật bởi ntma ngày 07/09/2019 08:06:21 CH Đã gắn link văn bản nhưng link không nổi bật sợ mọi người không thấy
     
    3599 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn ntma vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (09/09/2019) thaiphuong0106 (07/09/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #527858   07/09/2019

    Lepoulet
    Lepoulet

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:07/09/2019
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 15
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 3 lần


    Đời không là mơ.

    Tất cả ra trường muốn có việc làm phù hợp chuyên môn và lương ổn nhưng hiện nay trên thị trường lao động lại không thiếu nguồn cung còn nhu cầu thì ngược lại, do vậy đành chấp nhận sự bóc lột nếu muốn đạt được mục đích và bạn bị bóc lột bao lâu là còn tùy vào bạn có gì để họ bóc lột nữa, ở VN hầu như mọi trường đại học đều có thể đào tạo cử nhân luật nhưng tổ chức hành nghề luật lại không nhiều.

    Vd một lớp 100 sinh viên chuyên ngành hình sự muốn có công việc liên quan chuyên ngành cộng với ở thành phố thì chẳng có mấy cơ hội khi tổ chức hành nghề luật chỉ cần một đến hai luật sư chuyên hình sự và ba đến bốn thư ký phụ việc là có thể lo gần hết việc, ở các lĩnh vực khác cũng vậy đó là chưa tính đến việc mọi tổ chức đều đa dạng hóa sản phẩm để tối đa chi phí và tăng lợi nhuận, thế là nếu bạn không nghiên cứu nơi mình chuẩn bị làm bạn sẽ sớm bị đào thải bởi những đứa có ước mơ như bạn.

    Còn những tổ chức đa phần thiếu khả năng đánh giá ứng viên nên cứ tuyển đại trà hình thức là thực tập để vừa sai việc và vừa phân loại từ nguồn ứng viên, còn một số tổ chức thì chọn tuyển thực tập hoặc tương tự để đỡ bớt có nguồn cung nhân sự giá rẻ làm những việc mà họ gọi là việc ít chất xám. Những tổ chức có khả năng đánh giá ứng viên thì lại không thực hiện việc này.

    Nói chung là khi thị trường bất cân xứng sẽ dẫn đến việc một bên có khả năng lợi dụng nhu cầu của bên còn lại, không phải dễ dàng để trở thành luật sư càng không dễ dàng để có kinh nghiệm thực tế khi luật và thực tế rất vênh.

    Những ai muốn học luật hãy thật tỉnh táo, bỏ qua những mộng mơ và tập trung vào mục tiêu thật giỏi về điểm số hoặc là thật giỏi thực tế mới có cơ hội.

    Tôi thì vừa thích nghề vừa muốn bảo vệ kẻ yếu thế do vậy mục tiêu của tôi vẫn là để họ bóc lột rồi khi có chứng chỉ hành nghề tôi sẽ hành nghề tự do và không vì cái lợi là đánh mất chính mình.

    Trong hoàn cảnh tương lai gần thì trường đại học luật Tp Hồ Chí Minh còn đang mở rộng giới hạn tuyển sinh, các trường như học viện tòa án sẽ là nguồn cung nhân sự cho tòa án, học viên kiểm sát là nguồn cung nhân sự cho viện kiểm sát, còn pháp lý không phải là dịch vụ ưu tiên khi pháp luật còn khá mù mờ, tương lai nghề luật có vẻ còn đậm tính cạnh tranh hơn nữa. Hãy làm việc mình thích vì ở VN học đại học nhưng không đủ giỏi thì cũng bấp bênh như bỏ qua đại học mà chọn lấy một công việc bình thường.

    Làm ơn đừng nhấn nút "cảm ơn" vì tôi không thích vậy.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Lepoulet vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (09/09/2019)