Tôi chở mặt hàng cám( Thức ăn chăn nuôi) từ công ty về thì bị đội CSGT của huyện X dừng xe đòi kiểm tra tải trọng, do nghi ngờ đôi CSGT làm ko đúng thẩm quyền( không đem theo phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ) nên tôi từ chối cho tổ CSGT đó kiểm tra mặc dù tôi đã xuất trình đầy đủ giấy tờ xe. Sau đó đội CSGT đó đã lập biên bản tôi lỗi không chấp hành yêu cầu KTTT theo điểm b, khoản 6 điều 33 NĐ
46/2016/NĐ-CP( mức phạt từ 14tr-16tr) đồng thời niêm phong xe và hàng của tôi rồi đưa về bãi xe C.A huyện X. Hôm sau tôi nhận được quyết định tạm giữ phương tiện do Đ/C Phó trưởng công an huyện ký?! Đến nay phương tiện và hàng hóa của tôi đã bị tạm giữ là 24 ngày. Cùng thời điểm này thì tôi nhận được quyết định xử phạt do ông phó chủ tịch huyện X ký với các lỗi được quy định trong NĐ 46 như sau: điểm a, khoản 5, điều 24; điểm d, khoản 9, điều 30; điểm b, khoản 6, điều 33. Tổng mức phạt là 26.000.000đ. Vậy tôi xin hỏi;
Thứ nhất: việc tổ CSGT đã lập tôi lỗi quy định tại điểm b, khoản 6 điều 33 NĐ 46/2016/NĐ-CP( mức phạt từ 14tr-16tr) thì có nhất thiết phải niêm phong xe và có được phép tạm giữ hàng hóa trên xe không? vì theo điểm k, khoản 1, điều 78 NĐ 46/2016 thì người có thẩm quyền xử phạt chỉ được phép tạm giữ phương tiện đến 07 ngày?
Thứ 2: Ông phó trưởng công an huyện có được quyền ký quyết định tạm giữ phương tiện(bao gồm cả hàng hóa trên xe) căn cứ vào BBVPHC như trên không(14tr-16tr) ?! và nếu sai thì tôi có được quyền tố cáo hành vi vi phạm không? và căn cứ pháp lý nào để thực hiện việc đó?
Thứ ba: Ông phó chủ tịch huyện ký quyết định xử phạt tôi 03 lỗi( Nhưng cùng 1 hành vi) như trên là đúng hay sai? Nếu sai thì tôi có thể tố cáo hành vi sai trái đó không?
Thứ tư: Do việc tạm giữ hàng hóa của tôi có dấu hiệu trái luật, ngoài ra do đặc thù hàng hóa dễ bị mốc hỏng nên tôi đang không muốn nhận lại lô hàng trên và yêu cầu được bồi thường. Vậy thì thủ tục pháp lý như thế nào?!
Trên đây là một số vướng mắc của cá nhân tôi, tôi rất mong nhận được sự tư vấn từ các thành viên, chân thành cảm ơn!