Học Luật - Ra trường bạn có thể lựa chọn những công việc gì?

Chủ đề   RSS   
  • #427338 12/06/2016

    Học Luật - Ra trường bạn có thể lựa chọn những công việc gì?

              Hiện nay có nhiều bạn trẻ rất yêu thích ngành Luật. Tuy nhiên, nhiều bạn vẫn còn mơ hồ về cơ hội nghề nghiệp sau khi ra trường của việc học Luật.  Liệu rằng cơ hội việc làm trong tương lai có lớn không? Học luật có thất nghiệp sau khi ra trường như thực trạng nhiều ngành khác hiện nay? Học luật có phải chỉ làm việc trong các cơ quan nhà nước? Đây là những câu hỏi phổ biến mà các bạn yêu thích ngành Luật hay thắc mắc.

              Thực tế, cơ hội việc làm của ngành Luật hiện nay đang rất lớn. Trong bối cảnh nền kinh tế đất nước đang ngày càng phát triển thì nhu cầu về ngành Luật là không thể nào thiếu được. Ngược lại, nhu cầu đó còn tăng cao. Các bạn học Luật  tốt nghiệp ra trường có thể lựa chọn làm việc trong các cơ quan hành chính nhà nước như: Tòa án, Viện kiểm sát hay các cơ quan hành chính sự nghiệp khác. Hay cũng có thể lựa chọn làm luật sư, hoặc làm vị trí liên quan đến pháp lý trong các công ty...tùy vào sự lựa chọn của mỗi người.

              Nhìn chung, mình có thể chia ra 4 nhóm ngành nghề chính mà các bạn học Luật có thể lựa chọn như sau:

              – Nhóm 1: Có khả năng làm việc tại các cơ quan nhà nước, bao gồm các cơ quan bảo vệ pháp luật như Tòa án, Viện kiểm sát, Cơ quan thi hành án, công an… và các cơ quan nhà nước khác từ trung ương xuống địa phương; làm việc tại các cơ quan Đảng và tổ chức chính trị-xã hội.

             – Nhóm 2: Làm việc cho các tổ chức cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý như luật sư, tư vấn viên trong các công ty, văn phòng luật, văn phòng công chứng trong và ngoài nước; chuyên viên pháp chế, tư vấn viên trong các công ty, doanh nghiệp có yêu cầu sử dụng nhân lực có chuyên môn cao trong lĩnh vực pháp luật trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty, doanh nghiệp.

             – Nhóm 3: Giảng dạy và nghiên cứu tại các cơ sở nghiên cứu hoặc đào tạo về pháp luật, hành chính-chính trị như các trường đại học, cao đẳng, trung học, trung tâm, viện nghiên cứu về các lĩnh vực liên quan.

            – Nhóm 4: Làm việc cho các tổ chức phi chính phủ, liên chính phủ hoặc các tổ chức quốc tế có các hoạt động liên quan đến các vấn đề pháp luật.

              Như các bạn thấy đó, việc học Luật trong xu thế hiện nay đang mở ra cơ hội việc làm rất lớn. Tuy nhiên, việc lựa chọn ngành nghề nào sau khi ra trường là tùy vào năng lực, niềm đam mê và định hướng của mỗi người. Mong rằng các bạn học Luật sau khi ra trường có thể tìm được ngành nghề, công việc phù hợp nhất với bản thân mình.

     
    11378 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #427342   12/06/2016

    TranTamDuc.1973
    TranTamDuc.1973
    Top 50
    Male
    Lớp 8

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/03/2016
    Tổng số bài viết (1355)
    Số điểm: 10622
    Cảm ơn: 178
    Được cảm ơn 1120 lần
    Moderator

    Các em thân mến,

    Tuổi trẻ thì phải có ước mơ và hoài bão để vươn lên. Tuy nhiên, nó phải gắn liền với thực tế, các em hãy còn quá trẻ, dĩ nhiên thực tế không nhiều, nhưng những thực tế mà tôi sắp nói dưới đây, tôi nghĩ là các em biết và cảm nhận được :

    -  Nhóm 1 mà em nêu ra, thực tế chỉ dành cho một số ít em thuộc diện gia đình có quan hệ và có lý lịch tốt, với cơ chế tuyển nhân sự như hiện nay thì không có quan hệ, không có lý lịch tốt sẽ rất khó lọt được vào biên chế Nhà nước.

    - Nhóm 3 thực tế chỉ dành cho một số rất ít em có học lực thật sự rất tốt, ở các cơ sở giảng dạy Luật hàng đầu như Đại học Luật TPHCM chẳng hạn, gần như chỉ những em học cực giỏi, nhận được học bổng du học thì mới được giữ lại giảng dạy.

    - Nhóm 4 thực tế cũng chỉ dành cho các em nào học thật, có kiến thức thật, chứ học giả, kiến thức giả nhưng có bằng thật cũng không thể chen chân vô được. Mà chuyện học thật, học giả ở thời điểm hiện nay, hơn ai hết các em là người hiểu rõ nhất.

    Như vậy chỉ còn nhóm 2 là dễ vô nhất nhưng với số lượng Cử nhân Luật mỗi năm mỗi nhiều thì sự cạnh tranh cũng ngày càng khốc liệt hơn, đương nhiên các em học thật, kiến thức thật vẫn có nhiều cơ hội hơn ở nhóm này. Học Luật thì việc nghe giảng ở giảng đường rất quan trọng nhưng không quan trọng bằng các em phải tự nghiên cứu thêm bởi vì không thể nào thầy cô giảng được hết ở giảng đường, tự nghiên cứu rồi có gì thắc mắc nhờ thầy cô giải đáp sẽ giúp các em nhanh chóng học giỏi, kiến thức nhớ lâu. Tóm lại, muốn đạt được ước mơ, hoài bão của mình, cách tốt nhất là các em phải học hành đàng hoàng để kiến thức tương đương với bằng cấp thì mới có nhiều cơ hội.

    Thân.

    VĂN PHÒNG LUẬT SƯ QUANG THƯỢNG - 0907 829 557

    231/3A đường Chiến Lược, KP 18, Phường Bình Trị Đông, Quận Bình Tân, TPHCM

     
    Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn TranTamDuc.1973 vì bài viết hữu ích
    NguyenKhanhHuyen1909 (12/06/2016) NguyenThuy2011qn (12/06/2016) DuongThiLanLinh (12/06/2016)
  • #427365   12/06/2016

    TranTamDuc.1973 viết:

    Các em thân mến,

    Tuổi trẻ thì phải có ước mơ và hoài bão để vươn lên. Tuy nhiên, nó phải gắn liền với thực tế, các em hãy còn quá trẻ, dĩ nhiên thực tế không nhiều, nhưng những thực tế mà tôi sắp nói dưới đây, tôi nghĩ là các em biết và cảm nhận được :

    -  Nhóm 1 mà em nêu ra, thực tế chỉ dành cho một số ít em thuộc diện gia đình có quan hệ và có lý lịch tốt, với cơ chế tuyển nhân sự như hiện nay thì không có quan hệ, không có lý lịch tốt sẽ rất khó lọt được vào biên chế Nhà nước.

    - Nhóm 3 thực tế chỉ dành cho một số rất ít em có học lực thật sự rất tốt, ở các cơ sở giảng dạy Luật hàng đầu như Đại học Luật TPHCM chẳng hạn, gần như chỉ những em học cực giỏi, nhận được học bổng du học thì mới được giữ lại giảng dạy.

    - Nhóm 4 thực tế cũng chỉ dành cho các em nào học thật, có kiến thức thật, chứ học giả, kiến thức giả nhưng có bằng thật cũng không thể chen chân vô được. Mà chuyện học thật, học giả ở thời điểm hiện nay, hơn ai hết các em là người hiểu rõ nhất.

    Như vậy chỉ còn nhóm 2 là dễ vô nhất nhưng với số lượng Cử nhân Luật mỗi năm mỗi nhiều thì sự cạnh tranh cũng ngày càng khốc liệt hơn, đương nhiên các em học thật, kiến thức thật vẫn có nhiều cơ hội hơn ở nhóm này. Học Luật thì việc nghe giảng ở giảng đường rất quan trọng nhưng không quan trọng bằng các em phải tự nghiên cứu thêm bởi vì không thể nào thầy cô giảng được hết ở giảng đường, tự nghiên cứu rồi có gì thắc mắc nhờ thầy cô giải đáp sẽ giúp các em nhanh chóng học giỏi, kiến thức nhớ lâu. Tóm lại, muốn đạt được ước mơ, hoài bão của mình, cách tốt nhất là các em phải học hành đàng hoàng để kiến thức tương đương với bằng cấp thì mới có nhiều cơ hội.

    Thân.

    Cháu xin cảm ơn những chia sẻ ý nghĩa của chú đối với bài viết của cháu. Thực sự, việc lựa chọn một công việc nào sau khi ra trường phần lớn tùy thuộc vào năng lực của mỗi người. Học Luật hay học bất kỳ một ngành nghề nào cũng đều phải học hết mình, học thực sự để có thể ứng dụng cho công việc sau này. Còn nếu việc học đối phó hay để lấy bằng thì khi ra trường sẽ cảm thấy rất khó khăn, bỡ ngỡ. Nhiều bạn trẻ hiện nay có ý nghĩ kiến thức đại học chỉ là lý thuyết suông, không có tính ứng dụng. Nhưng quan điểm của cháu lại khác, cháu nghĩ việc học "tốt" ở giảng đường đại học sẽ hình thành nên lối tư tuy, trang bị nền tảng kiến thức cơ sở nhất cho mỗi ngành nghề mà mình lựa chọn sau này. 

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn NguyenThuy2011qn vì bài viết hữu ích
    hmtlth (14/06/2016) TranTamDuc.1973 (12/06/2016)
  • #427367   12/06/2016

    trantomy
    trantomy
    Top 150
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/06/2016
    Tổng số bài viết (558)
    Số điểm: 5400
    Cảm ơn: 184
    Được cảm ơn 179 lần


    TranTamDuc.1973 viết:

    Các em thân mến,

    Tuổi trẻ thì phải có ước mơ và hoài bão để vươn lên. Tuy nhiên, nó phải gắn liền với thực tế, các em hãy còn quá trẻ, dĩ nhiên thực tế không nhiều, nhưng những thực tế mà tôi sắp nói dưới đây, tôi nghĩ là các em biết và cảm nhận được :

    -  Nhóm 1 mà em nêu ra, thực tế chỉ dành cho một số ít em thuộc diện gia đình có quan hệ và có lý lịch tốt, với cơ chế tuyển nhân sự như hiện nay thì không có quan hệ, không có lý lịch tốt sẽ rất khó lọt được vào biên chế Nhà nước.

    - Nhóm 3 thực tế chỉ dành cho một số rất ít em có học lực thật sự rất tốt, ở các cơ sở giảng dạy Luật hàng đầu như Đại học Luật TPHCM chẳng hạn, gần như chỉ những em học cực giỏi, nhận được học bổng du học thì mới được giữ lại giảng dạy.

    - Nhóm 4 thực tế cũng chỉ dành cho các em nào học thật, có kiến thức thật, chứ học giả, kiến thức giả nhưng có bằng thật cũng không thể chen chân vô được. Mà chuyện học thật, học giả ở thời điểm hiện nay, hơn ai hết các em là người hiểu rõ nhất.

    Như vậy chỉ còn nhóm 2 là dễ vô nhất nhưng với số lượng Cử nhân Luật mỗi năm mỗi nhiều thì sự cạnh tranh cũng ngày càng khốc liệt hơn, đương nhiên các em học thật, kiến thức thật vẫn có nhiều cơ hội hơn ở nhóm này. Học Luật thì việc nghe giảng ở giảng đường rất quan trọng nhưng không quan trọng bằng các em phải tự nghiên cứu thêm bởi vì không thể nào thầy cô giảng được hết ở giảng đường, tự nghiên cứu rồi có gì thắc mắc nhờ thầy cô giải đáp sẽ giúp các em nhanh chóng học giỏi, kiến thức nhớ lâu. Tóm lại, muốn đạt được ước mơ, hoài bão của mình, cách tốt nhất là các em phải học hành đàng hoàng để kiến thức tương đương với bằng cấp thì mới có nhiều cơ hội.

    Thân.

    Những ý kiến của bác rất đúng trong thời buổi bây giờ. Nhưng thực tế thực sự không giống như trong phim, ngày xưa cháu rất thích các luật sư ở nước ngoài cũng vì vậy mà đi học luật. Sau này mới thấy Luật sư là một nghề như người ta vẫn nói dành cho nhà giàu và phải có quan hệ rộng. Học luật đúng là có khá nhiều nghề để có thể làm nhưng đòi hỏi sự cố gắng rất lớn và tất nhiên như bác nói phải nhìn vào thực tế không nên mơ mộng.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn trantomy vì bài viết hữu ích
    TranTamDuc.1973 (12/06/2016)
  • #427917   15/06/2016

    maucuamua viết:

     

    TranTamDuc.1973 viết:

     

    Các em thân mến,

    Tuổi trẻ thì phải có ước mơ và hoài bão để vươn lên. Tuy nhiên, nó phải gắn liền với thực tế, các em hãy còn quá trẻ, dĩ nhiên thực tế không nhiều, nhưng những thực tế mà tôi sắp nói dưới đây, tôi nghĩ là các em biết và cảm nhận được :

    -  Nhóm 1 mà em nêu ra, thực tế chỉ dành cho một số ít em thuộc diện gia đình có quan hệ và có lý lịch tốt, với cơ chế tuyển nhân sự như hiện nay thì không có quan hệ, không có lý lịch tốt sẽ rất khó lọt được vào biên chế Nhà nước.

    - Nhóm 3 thực tế chỉ dành cho một số rất ít em có học lực thật sự rất tốt, ở các cơ sở giảng dạy Luật hàng đầu như Đại học Luật TPHCM chẳng hạn, gần như chỉ những em học cực giỏi, nhận được học bổng du học thì mới được giữ lại giảng dạy.

    - Nhóm 4 thực tế cũng chỉ dành cho các em nào học thật, có kiến thức thật, chứ học giả, kiến thức giả nhưng có bằng thật cũng không thể chen chân vô được. Mà chuyện học thật, học giả ở thời điểm hiện nay, hơn ai hết các em là người hiểu rõ nhất.

    Như vậy chỉ còn nhóm 2 là dễ vô nhất nhưng với số lượng Cử nhân Luật mỗi năm mỗi nhiều thì sự cạnh tranh cũng ngày càng khốc liệt hơn, đương nhiên các em học thật, kiến thức thật vẫn có nhiều cơ hội hơn ở nhóm này. Học Luật thì việc nghe giảng ở giảng đường rất quan trọng nhưng không quan trọng bằng các em phải tự nghiên cứu thêm bởi vì không thể nào thầy cô giảng được hết ở giảng đường, tự nghiên cứu rồi có gì thắc mắc nhờ thầy cô giải đáp sẽ giúp các em nhanh chóng học giỏi, kiến thức nhớ lâu. Tóm lại, muốn đạt được ước mơ, hoài bão của mình, cách tốt nhất là các em phải học hành đàng hoàng để kiến thức tương đương với bằng cấp thì mới có nhiều cơ hội.

    Thân.

     

    Những ý kiến của bác rất đúng trong thời buổi bây giờ. Nhưng thực tế thực sự không giống như trong phim, ngày xưa cháu rất thích các luật sư ở nước ngoài cũng vì vậy mà đi học luật. Sau này mới thấy Luật sư là một nghề như người ta vẫn nói dành cho nhà giàu và phải có quan hệ rộng. Học luật đúng là có khá nhiều nghề để có thể làm nhưng đòi hỏi sự cố gắng rất lớn và tất nhiên như bác nói phải nhìn vào thực tế không nên mơ mộng.

     

    Mình xin cảm ơn những chia sẻ của bạn. Quả thật, từ việc nhìn nhận thực trạng hành nghề Luật ở nước ta thì không hề giống như những gì được xem trên phim. Điều này phần nhiều do hệ thống pháp luật nước ta còn nặng về lý lẽ, việc áp dụng pháp luật dựa trên giải thích câu chữ, ít linh hoạt. Hơn nữa, thực tế để có thể làm tốt nghề luật đòi hỏi bạn phải giỏi thật sự và có một mối quan hệ rộng.

     
    Báo quản trị |  
  • #427348   12/06/2016

    Nhiều khi ngành nghề chọn mình, phát hiện ra dù làm gì cũng phải có cái tâm, ko phải đam mê ( dù chẳng biết đam mê đích thực là gì) nhưng phải hoàn thành tốt. Đừng kêu la vì ko phải sở thích, hay ba mẹ ép, lựa chọn là của mình. Mình nghĩ học luật đúng là có rất nhiều cơ hội, nhưng như bác TranTamDuc.1973 chia sẽ ( Hi vọng là con xưng hô đúng ạ ) phải không ngừng trau dồi, tự xây dựng mình. Và quan trọng là phải xây dựng cho mình một cái chuyên, thiệt giỏi và sâu trong một lĩnh vực nào đó, mình nghĩ đó mới là điều quan trọng với một người học luật...

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn NguyenKhanhHuyen1909 vì bài viết hữu ích
    TranTamDuc.1973 (12/06/2016)
  • #427397   12/06/2016

    NguyenKhanhHuyen1909 viết:

    Nhiều khi ngành nghề chọn mình, phát hiện ra dù làm gì cũng phải có cái tâm, ko phải đam mê ( dù chẳng biết đam mê đích thực là gì) nhưng phải hoàn thành tốt. Đừng kêu la vì ko phải sở thích, hay ba mẹ ép, lựa chọn là của mình. Mình nghĩ học luật đúng là có rất nhiều cơ hội, nhưng như bác TranTamDuc.1973 chia sẽ ( Hi vọng là con xưng hô đúng ạ ) phải không ngừng trau dồi, tự xây dựng mình. Và quan trọng là phải xây dựng cho mình một cái chuyên, thiệt giỏi và sâu trong một lĩnh vực nào đó, mình nghĩ đó mới là điều quan trọng với một người học luật...

    Quan điểm của bạn rất đúng. Bất kỳ học Luật hay học một ngành nghề gì thì mình cũng cần phải cố gắng, học thật và có thể áp dụng vào công việc. Một khi đã bước chân vào công việc thì cố gắng tạo cho mình niềm đam mê đối với công việc đó.

     
    Báo quản trị |  
  • #427383   12/06/2016

    [quote=NguyenThuy2011qn]

              Hiện nay có nhiều bạn trẻ rất yêu thích ngành Luật. Tuy nhiên, nhiều bạn vẫn còn mơ hồ về cơ hội nghề nghiệp sau khi ra trường của việc học Luật.  Liệu rằng cơ hội việc làm trong tương lai có lớn không? Học luật có thất nghiệp sau khi ra trường như thực trạng nhiều ngành khác hiện nay? Học luật có phải chỉ làm việc trong các cơ quan nhà nước? Đây là những câu hỏi phổ biến mà các bạn yêu thích ngành Luật hay thắc mắc.

              Thực tế, cơ hội việc làm của ngành Luật hiện nay đang rất lớn. Trong bối cảnh nền kinh tế đất nước đang ngày càng phát triển thì nhu cầu về ngành Luật là không thể nào thiếu được. Ngược lại, nhu cầu đó còn tăng cao. Các bạn học Luật  tốt nghiệp ra trường có thể lựa chọn làm việc trong các cơ quan hành chính nhà nước như: Tòa án, Viện kiểm sát hay các cơ quan hành chính sự nghiệp khác. Hay cũng có thể lựa chọn làm luật sư, hoặc làm vị trí liên quan đến pháp lý trong các công ty...tùy vào sự lựa chọn của mỗi người.

              Nhìn chung, mình có thể chia ra 4 nhóm ngành nghề chính mà các bạn học Luật có thể lựa chọn như sau:

              – Nhóm 1: Có khả năng làm việc tại các cơ quan nhà nước, bao gồm các cơ quan bảo vệ pháp luật như Tòa án, Viện kiểm sát, Cơ quan thi hành án, công an… và các cơ quan nhà nước khác từ trung ương xuống địa phương; làm việc tại các cơ quan Đảng và tổ chức chính trị-xã hội.

             – Nhóm 2: Làm việc cho các tổ chức cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý như luật sư, tư vấn viên trong các công ty, văn phòng luật, văn phòng công chứng trong và ngoài nước; chuyên viên pháp chế, tư vấn viên trong các công ty, doanh nghiệp có yêu cầu sử dụng nhân lực có chuyên môn cao trong lĩnh vực pháp luật trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty, doanh nghiệp.

             – Nhóm 3: Giảng dạy và nghiên cứu tại các cơ sở nghiên cứu hoặc đào tạo về pháp luật, hành chính-chính trị như các trường đại học, cao đẳng, trung học, trung tâm, viện nghiên cứu về các lĩnh vực liên quan.

            – Nhóm 4: Làm việc cho các tổ chức phi chính phủ, liên chính phủ hoặc các tổ chức quốc tế có các hoạt động liên quan đến các vấn đề pháp luật.

              Như các bạn thấy đó, việc học Luật trong xu thế hiện nay đang mở ra cơ hội việc làm rất lớn. Tuy nhiên, việc lựa chọn ngành nghề nào sau khi ra trường là tùy vào năng lực, niềm đam mê và định hướng của mỗi người. Mong rằng các bạn học Luật sau khi ra trường có thể tìm được ngành nghề, công việc phù hợp nhất với bản thân mình.

    [/quote Mình thì lại thấy cơ hội làm việc của những cử nhân luật rất ít nếu ngoài tấm bằng cử nhân luật ra bạn không có gì trong tay. Hiện nay mức độ phổ biến pháp luật ở nước ta ngày càng tăng dần, cơ hội được tiếp cận với những văn bản luật càng nhiều, nên nếu muốn làm chuyên viên tư vấn luật, bạn phải thực sự am hiểu và nắm vững kiến thức luật, đặc biệt là phải có kinh nghiệm. Còn cử nhân luật mới ra trường, cơ hội được làm việc này rất thấp. Còn nếu muốn làm pháp chế cho bất cứ doanh nghiệp nào thì bạn cũng cần phải trao dồi vốn tiếng anh thật tốt. Nhưng quả thật tiếng anh chuyên ngành luật và tiếng anh thương mại rất khó "thấm"...
    Tóm lại thì mình thấy, chỉ với mỗi tấm bằng cử nhân luật thật khó xin việc. 

     
    Báo quản trị |  
  • #427658   14/06/2016

    ThanhMaiKTL viết:

    [quote=NguyenThuy2011qn]

              Hiện nay có nhiều bạn trẻ rất yêu thích ngành Luật. Tuy nhiên, nhiều bạn vẫn còn mơ hồ về cơ hội nghề nghiệp sau khi ra trường của việc học Luật.  Liệu rằng cơ hội việc làm trong tương lai có lớn không? Học luật có thất nghiệp sau khi ra trường như thực trạng nhiều ngành khác hiện nay? Học luật có phải chỉ làm việc trong các cơ quan nhà nước? Đây là những câu hỏi phổ biến mà các bạn yêu thích ngành Luật hay thắc mắc.

              Thực tế, cơ hội việc làm của ngành Luật hiện nay đang rất lớn. Trong bối cảnh nền kinh tế đất nước đang ngày càng phát triển thì nhu cầu về ngành Luật là không thể nào thiếu được. Ngược lại, nhu cầu đó còn tăng cao. Các bạn học Luật  tốt nghiệp ra trường có thể lựa chọn làm việc trong các cơ quan hành chính nhà nước như: Tòa án, Viện kiểm sát hay các cơ quan hành chính sự nghiệp khác. Hay cũng có thể lựa chọn làm luật sư, hoặc làm vị trí liên quan đến pháp lý trong các công ty...tùy vào sự lựa chọn của mỗi người.

              Nhìn chung, mình có thể chia ra 4 nhóm ngành nghề chính mà các bạn học Luật có thể lựa chọn như sau:

              – Nhóm 1: Có khả năng làm việc tại các cơ quan nhà nước, bao gồm các cơ quan bảo vệ pháp luật như Tòa án, Viện kiểm sát, Cơ quan thi hành án, công an… và các cơ quan nhà nước khác từ trung ương xuống địa phương; làm việc tại các cơ quan Đảng và tổ chức chính trị-xã hội.

             – Nhóm 2: Làm việc cho các tổ chức cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý như luật sư, tư vấn viên trong các công ty, văn phòng luật, văn phòng công chứng trong và ngoài nước; chuyên viên pháp chế, tư vấn viên trong các công ty, doanh nghiệp có yêu cầu sử dụng nhân lực có chuyên môn cao trong lĩnh vực pháp luật trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty, doanh nghiệp.

             – Nhóm 3: Giảng dạy và nghiên cứu tại các cơ sở nghiên cứu hoặc đào tạo về pháp luật, hành chính-chính trị như các trường đại học, cao đẳng, trung học, trung tâm, viện nghiên cứu về các lĩnh vực liên quan.

            – Nhóm 4: Làm việc cho các tổ chức phi chính phủ, liên chính phủ hoặc các tổ chức quốc tế có các hoạt động liên quan đến các vấn đề pháp luật.

              Như các bạn thấy đó, việc học Luật trong xu thế hiện nay đang mở ra cơ hội việc làm rất lớn. Tuy nhiên, việc lựa chọn ngành nghề nào sau khi ra trường là tùy vào năng lực, niềm đam mê và định hướng của mỗi người. Mong rằng các bạn học Luật sau khi ra trường có thể tìm được ngành nghề, công việc phù hợp nhất với bản thân mình.

    [/quote Mình thì lại thấy cơ hội làm việc của những cử nhân luật rất ít nếu ngoài tấm bằng cử nhân luật ra bạn không có gì trong tay. Hiện nay mức độ phổ biến pháp luật ở nước ta ngày càng tăng dần, cơ hội được tiếp cận với những văn bản luật càng nhiều, nên nếu muốn làm chuyên viên tư vấn luật, bạn phải thực sự am hiểu và nắm vững kiến thức luật, đặc biệt là phải có kinh nghiệm. Còn cử nhân luật mới ra trường, cơ hội được làm việc này rất thấp. Còn nếu muốn làm pháp chế cho bất cứ doanh nghiệp nào thì bạn cũng cần phải trao dồi vốn tiếng anh thật tốt. Nhưng quả thật tiếng anh chuyên ngành luật và tiếng anh thương mại rất khó "thấm"...
    Tóm lại thì mình thấy, chỉ với mỗi tấm bằng cử nhân luật thật khó xin việc. 

    Mình xin cảm ơn những chia sẻ của bạn. Quả thật với bài viết này, mình chỉ mong muốn có thể đưa những tất cả những lựa chọn về nghề nghiệp cho các bạn trẻ. Bởi nhiều bạn mặc dù yêu thích ngành luật nhưng lại không hình dung được sau này ra trường mình có thể xin vào nhưng nơi nào. Còn việc kiếm việc làm dễ hay khó thì không phải chỉ riêng ngành luật mà tất cả các nàgnh khác cũng đều phần lớn nằm ở năng lực của bản thân mình là chính. Dù sao mình cũng cảm ơn nhưng chia sẻ chân tàhnh của bạn.

     
    Báo quản trị |  
  • #427416   12/06/2016

    Mình thấy bây giờ học gì không quan trọng, quan trọng là mình biết mình đang làm gì, vì đôi khi học chỉ là cái nền ban đầu để bạn có cơ bản và hiểu được lý lẻ khi suy nghĩ tư duy. Đừng nghĩ rằng mình học cái này sau này ra trường bắt buộc phải tìm những cái lĩnh vực đã định sẵn để làm. Đôi khi cuộc đời đâu như mình mong muốn được. Đôi khi những người làm nhiều thứ trái nghề lại là những người sau này có định hướng tốt về bản thân, vì họ tiếp xúc nhiều lĩnh vực và biết được đâu là sở trường của mình để phát huy nó, còn bạn cứ chạy theo cái chuyên môn học vấn của mình thì đến giai đoạn nào đó nó cũng dừng lại (dĩ nhiên sẽ có ngoại lệ). Nên xã hội bây giờ mình cứ làm hết mình, làm đúng thực lực chắc chắn sẽ thành công quan trọng nữa là nên làm vì cái "tâm" đừng vì tiền mà qên mất nó.

     
    Báo quản trị |  
  • #427761   14/06/2016

    richphan234 viết:

    Mình thấy bây giờ học gì không quan trọng, quan trọng là mình biết mình đang làm gì, vì đôi khi học chỉ là cái nền ban đầu để bạn có cơ bản và hiểu được lý lẻ khi suy nghĩ tư duy. Đừng nghĩ rằng mình học cái này sau này ra trường bắt buộc phải tìm những cái lĩnh vực đã định sẵn để làm. Đôi khi cuộc đời đâu như mình mong muốn được. Đôi khi những người làm nhiều thứ trái nghề lại là những người sau này có định hướng tốt về bản thân, vì họ tiếp xúc nhiều lĩnh vực và biết được đâu là sở trường của mình để phát huy nó, còn bạn cứ chạy theo cái chuyên môn học vấn của mình thì đến giai đoạn nào đó nó cũng dừng lại (dĩ nhiên sẽ có ngoại lệ). Nên xã hội bây giờ mình cứ làm hết mình, làm đúng thực lực chắc chắn sẽ thành công quan trọng nữa là nên làm vì cái "tâm" đừng vì tiền mà qên mất nó.

    Mình xin cảm ơn nhwunxg chia sẻ chân thành của bạn. Mình cũng đồng ý với quan điểm mà bạn đưa ra. Tuy nhiên, bài viết của mình chỉ muốn nhắn nhủ đến các bạn trẻ yêu thích học Luật về cơ hội nghề nghiệp của ngành này sau khi tốt nghiệp ra trường. Thế nhưng, như mọi người hay nói "nghề chọn mình, chứ không phải là mình chọn nghề". Vì vậy, dù làm nghề gì đi nữa quan trọng là bản thân xây dựng cho mình niềm đam mê và cố gắng hết sức là được.

     
    Báo quản trị |  
  • #427517   13/06/2016

    TranTamDuc.1973
    TranTamDuc.1973
    Top 50
    Male
    Lớp 8

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/03/2016
    Tổng số bài viết (1355)
    Số điểm: 10622
    Cảm ơn: 178
    Được cảm ơn 1120 lần
    Moderator

    Có thể do không cùng thế hệ nên suy nghĩ cũng có khác nhau. Thời của tôi, khi lên Trung học, từng học sinh căn cứ vô sở trường của mình mà chọn ban học cho phù hợp, ví dụ ai thích Văn - Sử - Địa thì theo ban văn chương, ai thích Triết thì theo ban Triết..v..v... phân ban không có nghĩa là chỉ học những môn của ban mà vẫn được dạy đầy đủ các môn, chỉ khác là các môn chính của ban được dạy chuyên sâu, nhiều thời gian, còn những môn khác chỉ dừng lại ở mức cơ bản mà 1 học sinh tương ứng theo lớp phải có, do đó kết quả học tập khả quan hơn bây giờ, bởi một học sinh giỏi và thích học Toán - Lý - Hóa sẽ không bị khổ sở và mất quá nhiều thời gian cho Văn - Sử - Địa hoặc Triết (hay ngược lại). Học theo phân ban như vậy, tự nhiên nó định hướng luôn cho ngành học ở Đại học sau này, đặc biệt là chỉ 1 số ít có học lực cực giỏi mới dám nghĩ tới chuyện thi đậu Đại học, thời đó đề thi đại học so với đề thi học kỳ ở lớp 12 có khoảng cách phải nói là 1 trời 1 vực, nếu chỉ học ở Trường THPT thì dù điểm trung bình các môn thi Đại học trên 9 cũng khó mà đậu được, phải học thêm ở các Trung tâm luyện thi Đại học uy tín với những Thầy, Cô nổi tiếng thì mới có hy vọng. Năm 1979, cả Trường tôi có 6 lớp 12 gồm Ban A (Văn - Sử - Địa) 2 lớp, Ban D (Toán - Hóa - Sinh) 3 lớp và Ban C (Toán - Lý - Hóa) 1 lớp, tổng cộng gần 300 học sinh, thi tốt nghiệp cấp 3 đạt 80% tức khoảng 240 người và 240 người đó đi thi Đại học năm đầu tiên chỉ đậu có 6 người, luyện lại 1 năm trời sau thi tiếp đậu thêm được 9 người !

    Bây giờ đề thi Đại học ngày càng "sát" với chương trình phổ thông, thậm chí có khi nghe các em nói là dễ hơn cả đề thi học kỳ ở lớp Trung học ! Rồi chuyện bỏ phân ban, học trộn lẩn trộn lộn khiến các em bị mất thì giờ rất nhiều vào những môn mà bản thân không có khiếu, chưa kể chuyện học bây giờ đã có nhiều gian lận, quay cóp, phao phiếc khi thi cử, tất cả đã khiến đa số các em không có phương hướng gì cho việc học đại học, rất nhiều em thấy bạn bè đổ xô vô Trường nào thì cũng nộp đơn theo, hoàn toàn không có 1 khái niệm gì về ngành đó, cũng không biết bản thân có thích và phù hợp với nó hay không, một số khác thì cố học cho cha, mẹ vui lòng trong khi bản thân tự biết là không học nổi, không phù hợp với việc học....

     

     

    VĂN PHÒNG LUẬT SƯ QUANG THƯỢNG - 0907 829 557

    231/3A đường Chiến Lược, KP 18, Phường Bình Trị Đông, Quận Bình Tân, TPHCM

     
    Báo quản trị |  
  • #427893   15/06/2016

    TranTamDuc.1973 viết:

    Có thể do không cùng thế hệ nên suy nghĩ cũng có khác nhau. Thời của tôi, khi lên Trung học, từng học sinh căn cứ vô sở trường của mình mà chọn ban học cho phù hợp, ví dụ ai thích Văn - Sử - Địa thì theo ban văn chương, ai thích Triết thì theo ban Triết..v..v... phân ban không có nghĩa là chỉ học những môn của ban mà vẫn được dạy đầy đủ các môn, chỉ khác là các môn chính của ban được dạy chuyên sâu, nhiều thời gian, còn những môn khác chỉ dừng lại ở mức cơ bản mà 1 học sinh tương ứng theo lớp phải có, do đó kết quả học tập khả quan hơn bây giờ, bởi một học sinh giỏi và thích học Toán - Lý - Hóa sẽ không bị khổ sở và mất quá nhiều thời gian cho Văn - Sử - Địa hoặc Triết (hay ngược lại). Học theo phân ban như vậy, tự nhiên nó định hướng luôn cho ngành học ở Đại học sau này, đặc biệt là chỉ 1 số ít có học lực cực giỏi mới dám nghĩ tới chuyện thi đậu Đại học, thời đó đề thi đại học so với đề thi học kỳ ở lớp 12 có khoảng cách phải nói là 1 trời 1 vực, nếu chỉ học ở Trường THPT thì dù điểm trung bình các môn thi Đại học trên 9 cũng khó mà đậu được, phải học thêm ở các Trung tâm luyện thi Đại học uy tín với những Thầy, Cô nổi tiếng thì mới có hy vọng. Năm 1979, cả Trường tôi có 6 lớp 12 gồm Ban A (Văn - Sử - Địa) 2 lớp, Ban D (Toán - Hóa - Sinh) 3 lớp và Ban C (Toán - Lý - Hóa) 1 lớp, tổng cộng gần 300 học sinh, thi tốt nghiệp cấp 3 đạt 80% tức khoảng 240 người và 240 người đó đi thi Đại học năm đầu tiên chỉ đậu có 6 người, luyện lại 1 năm trời sau thi tiếp đậu thêm được 9 người !

    Bây giờ đề thi Đại học ngày càng "sát" với chương trình phổ thông, thậm chí có khi nghe các em nói là dễ hơn cả đề thi học kỳ ở lớp Trung học ! Rồi chuyện bỏ phân ban, học trộn lẩn trộn lộn khiến các em bị mất thì giờ rất nhiều vào những môn mà bản thân không có khiếu, chưa kể chuyện học bây giờ đã có nhiều gian lận, quay cóp, phao phiếc khi thi cử, tất cả đã khiến đa số các em không có phương hướng gì cho việc học đại học, rất nhiều em thấy bạn bè đổ xô vô Trường nào thì cũng nộp đơn theo, hoàn toàn không có 1 khái niệm gì về ngành đó, cũng không biết bản thân có thích và phù hợp với nó hay không, một số khác thì cố học cho cha, mẹ vui lòng trong khi bản thân tự biết là không học nổi, không phù hợp với việc học....

     

     

    Cảm ơn những chia sẻ hết sức quý giá của bác. Quả thật, với tư cách là một sinh viên vừa tốt nghiệp ra trường con cũng cảm thấy việc học hiện nay của giới trẻ đa phần là không có định hướng. Con cũng từng bước vào giảng đường đại học với tâm thế theo ngành "hot" cùng bạn bè. Để rồi, khi vào đại học lại vật vờ trôi qua suốt 4 năm mà không có một định hướng riêng cho bản thân mình. Vì vậy, mong rằng các bạn trẻ sau này sẽ học "thật sự", biết rõ được niềm đam mê và định hướng cho nghề nghiệp tương lai của bản thân mình. Có như vậy, các bạn mới có thể đạt được thành công và sống hết mình cho công việc của mình.

     
    Báo quản trị |  
  • #428040   16/06/2016

    Mà hình như nghe nói học để lấy bằng luật sư cũng rất tốn kém đúng không mọi người? Đặc biệt là mình phải tìm một luật sư giống như người đỡ đầu để giúp mình trong thời gian học việc, thực tập. Thời gian thực tập này hình như cũng đâu mấy tháng. Có ai biết rõ vấn đề này không ạ? Cho mình biết với...

     
    Báo quản trị |  
  • #428127   17/06/2016

    NguyenKhanhHuyen1909 viết:

    Mà hình như nghe nói học để lấy bằng luật sư cũng rất tốn kém đúng không mọi người? Đặc biệt là mình phải tìm một luật sư giống như người đỡ đầu để giúp mình trong thời gian học việc, thực tập. Thời gian thực tập này hình như cũng đâu mấy tháng. Có ai biết rõ vấn đề này không ạ? Cho mình biết với...

    Mình xin cảm ơn bạn đã quan tâm tới bài viết. Quả thật, để trở thành luật sư thì bạn không phải chỉ có tấm bằng cử nhân luật là đủ. Mà sau khi tốt nghiệp cử nhân luật, bạn còn phải đăng ký một lứop học chứng chỉ nghề luật sư (học phí khoảng hai mấy triệu). Sau khi học xong, bạn phải tập sự ở một công ty luật hoặc tổ chức hành nghề luật sư từ 6 tháng đến 1 năm. Sau đó, bạn phải tham gia vào một đòan luật sư nào đó và chính thức trở thành luật sư.

     
    Báo quản trị |  
  • #428045   16/06/2016

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14965)
    Số điểm: 100044
    Cảm ơn: 3495
    Được cảm ơn 5361 lần
    SMod

    Lấy bằng luật sư không rẻ đâu, bạn tham khảo bài viết này nhé

    Nghề Luật Sư không dành cho người nghèo

     
    Báo quản trị |  
  • #428170   17/06/2016

    ntdieu viết:

    Lấy bằng luật sư không rẻ đâu, bạn tham khảo bài viết này nhé

    Nghề Luật Sư không dành cho người nghèo

    Mình xin cảm ơn bạn đã quan tâm và chia sẻ ý kiến trong bài viết của mình. Mình cũng đồng ý với quan điểm của bạn. Quả thật, để có thể trở thành một luật sư thì bạn cần phải trải qua một quá trình khó khăn nữa. Và theo bản thân mình thấy thì để có thể là một luật sư thành công thì ngoài năng lực, bạn cần phải có một mối quan hệ rộng, đặc biệt là với cơ quan nhà nước.

     
    Báo quản trị |  
  • #428266   19/06/2016

    trantomy
    trantomy
    Top 150
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/06/2016
    Tổng số bài viết (558)
    Số điểm: 5400
    Cảm ơn: 184
    Được cảm ơn 179 lần


    Đối với những người học luật bình thường có lẽ nhóm 2 của bạn đưa ra là khả thi nhất. Làm cho công ty nước ngoài thì phải tiếng anh rất tốt. Làm nhà nước hầu như đều phải cần tiền để lo lót trước. Có các lần tổ chức thi công chức nhưng cũng có khá nhiều tiêu cực. Nói chung là học luật thì nhiều lựa chon nghề nghiệp thật đó nhưng khả thi thì cũng không bao nhiêu.

     
    Báo quản trị |  
  • #428305   19/06/2016

    Mình nghe nhiều người nói là nghề chọ mình chứ không phải mình chọn nghề. Nhưng thời buổi bây giờ học gì ra trường cũng khó xin việc cả. Mình có cảm giác nghề luật có khó hơn. Vì vậy ai còn đâng đi học thì nên chăm chỉ giải quyết các tình huống pháp lý, rne ký năng giao tiếp và  xử dụng thành thạo máy tính, có tiếng Anh nữa là được.

     
    Báo quản trị |  
  • #428338   19/06/2016

    Linhyen_94 viết:

    Mình nghe nhiều người nói là nghề chọ mình chứ không phải mình chọn nghề. Nhưng thời buổi bây giờ học gì ra trường cũng khó xin việc cả. Mình có cảm giác nghề luật có khó hơn. Vì vậy ai còn đâng đi học thì nên chăm chỉ giải quyết các tình huống pháp lý, rne ký năng giao tiếp và  xử dụng thành thạo máy tính, có tiếng Anh nữa là được.

    Chào bạn Linhyen_94, 

    Mình cảm ơn bạn đã quan tâm đến bài viết của mình.Mình cũng đồng ý với quan điểm của bạn. Hiện nay, dù có học ngành nghề gì đi chăng nữa thì quan trọng là bạn phải học tốt, có khả năng ứng dụng vào thực tiễn và đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay thì tiếng Anh là một điều không thể thiếu trong công việc.

     
    Báo quản trị |  
  • #578354   26/12/2021

    Học Luật - Ra trường bạn có thể lựa chọn những công việc gì?

    Học ngành nào cũng vậy không riêng gì ngành luật đôi khi việc làm còn phụ thuộc vào bản thân của người học, tôi thấy có rất nhiều bạn bè học luật sau đó kinh doanh hay áp dụng vào để bán bảo hiểm, sale bất động sản cũng rất thành công. Người xưa có câu “nghề chọn người” có lẽ cũng đúng trong chuyện này.

     

     
    Báo quản trị |