Hồ sơ, tài liệu liên quan đến vụ việc bị cáo nhảy lầu tự tử sau tuyên án

Chủ đề   RSS   
  • #547540 30/05/2020

    shin_butchi
    Top 50
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:18/04/2015
    Tổng số bài viết (1913)
    Số điểm: 87629
    Cảm ơn: 836
    Được cảm ơn 1900 lần


    Hồ sơ, tài liệu liên quan đến vụ việc bị cáo nhảy lầu tự tử sau tuyên án

     

    Liên quan đến việc bị cáo Lương Hữu Phước, người đã nhảy lầu tự tử tại trụ sở TAND tỉnh dưới đây là thông cáo báo chí mọi người có thể xem các tình tiết hoặc các nội dung khác có liên quan.

     

    ...

     

     

     

     

     

     

     
    15144 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn shin_butchi vì bài viết hữu ích
    ThichTuyenAn (14/06/2020)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #547867   31/05/2020

    jellannm
    jellannm
    Top 50
    Female
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/03/2019
    Tổng số bài viết (1305)
    Số điểm: 9950
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 190 lần


    Cảm ơn thông tin bạn đã chia sẻ, đọc qua thông cáo trên mới hiểu được sự việc cụ thể như thế nào. Thật đáng tiếc cho người đã mất, cái chết của ông không thể giải oan cho bản thân mình được (nếu có). Nếu oan khuất thực sự thì ông báo sống, phải tìm chứng cứ chứng minh mình vô tội.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #548170   01/06/2020

    shin_butchi
    shin_butchi
    Top 50
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:18/04/2015
    Tổng số bài viết (1913)
    Số điểm: 87629
    Cảm ơn: 836
    Được cảm ơn 1900 lần


    Vụ tự tử sau khi tòa tuyên án: Những khả năng xảy ra khi bị cáo đã chết

     

    TTO - Sự việc ông Lương Hữu Phước (55 tuổi) tự tử tại TAND tỉnh Bình Phước sau khi tòa tuyên án khiến dư luận quan tâm. TAND tối cao đã yêu cầu TAND tỉnh Bình Phước báo cáo và rút hồ sơ để xem xét.

    Vậy các diễn biến pháp lý liên quan sẽ diễn ra như thế nào sau khi bị cáo chết?

    Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, trung tướng Trần Văn Độ (nguyên phó chánh án TAND tối cao) cho biết hiện nay TAND tối cao đã rút hồ sơ để xem xét, đánh giá. Việc bị cáo có oan không phải chờ cơ quan chức năng kết luận.

    Tuy nhiên, nếu có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật, vi phạm tố tụng nghiêm trọng dẫn đến đánh giá sai bản chất vụ án thì cơ quan có thẩm quyền sẽ kháng nghị giám đốc thẩm.

    Trong trường hợp bản án bị hủy để điều tra, xét xử lại, dù bị can, bị cáo đã chết nhưng việc điều tra vẫn có thể tiến hành được bởi ngoài lời khai của bị can, bị cáo còn có lời khai của người làm chứng và các tài liệu, chứng cứ khác.

    Bộ luật tố tụng hình sự 2015 cũng quy định trong trường hợp bị can, bị cáo đã chết nếu thực sự họ không có tội thì vẫn được giải oan.

    Về trách nhiệm của những người tiến hành tố tụng trong trường hợp bản án bị hủy, theo ông Độ, trong vụ việc này, việc bị cáo tự tử không phải là hậu quả của việc tuyên án. Tuy nhiên, nếu bản án này bị hủy thì những người tiến hành tố tụng vẫn có trách nhiệm.

    Việc bị cáo tự tử có thể do nhiều nguyên nhân. Ví dụ như hoàn cảnh gia đình hay những bí bách trong cuộc sống tác động đến tâm lý dẫn đến hành vi nông nổi.

    Đây là câu chuyện buồn, không ai mong muốn. Tuy nhiên, không thể dùng hậu quả này để quy trách nhiệm cho người tiến hành tố tụng. Trừ trường hợp bị cáo bị tuyên tử hình, đã bị thi hành án nhưng sau đó phát hiện bản án oan sai thì đây là hậu quả của việc điều tra, truy tố xét xử.

    Theo luật sư Vũ Quang Đức (Đoàn luật sư TP.HCM), khi bị cáo đã chết, gia đình họ vẫn có quyền kiến nghị giám đốc thẩm. Nếu xét thấy hồ sơ vụ án còn những điều chưa làm rõ thì cơ quan có thẩm quyền sẽ hủy bản án để điều tra, xét xử lại.

    Nếu như cơ quan có thẩm quyền kết luận các bản án đúng pháp luật, không oan sai, bản án phúc thẩm đã có hiệu lực nhưng bị án đã chết thì chánh án TAND TP Đồng Xoài ra quyết định đình chỉ thi hành án.

    Theo Tuổi trẻ

     

     
    Báo quản trị |  
  • #548236   02/06/2020

    anthuylaw
    anthuylaw
    Top 50
    Female
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:29/04/2017
    Tổng số bài viết (1322)
    Số điểm: 11747
    Cảm ơn: 252
    Được cảm ơn 273 lần


    Liên quan đến hành vi này giả sự có hành vi giết người xảy ra thì thời hạn truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội danh này là: 
     
    - Không quá 02 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá 03 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá 04 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng kể từ khi khởi tố vụ án cho đến khi kết thúc điều tra.
     
    - Trường hợp cần gia hạn điều tra do tính chất phức tạp của vụ án thì chậm nhất là 10 ngày trước khi hết thời hạn điều tra, Cơ quan điều tra phải có văn bản đề nghị Viện kiểm sát gia hạn điều tra.
     

    Không có gì là không thể.

     
    Báo quản trị |  
  • #548531   06/06/2020

    MinhPig
    MinhPig
    Top 75
    Female
    Lớp 12

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/04/2018
    Tổng số bài viết (804)
    Số điểm: 20259
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 767 lần


    Bị cáo tự tử sau khi tòa tuyên án: Chánh án TAND cấp cao ở TP.HCM kháng nghị 6 'điểm mờ'

     

    TTO - Chánh án TAND cấp cao tại TP.HCM vừa ra quyết định kháng nghị theo hướng hủy cả hai bản án sơ thẩm và phúc thẩm để điều tra lại vụ tai nạn giao thông liên quan đến ông Lương Hữu Phước. Kháng nghị chỉ ra hàng loạt "điểm mờ" cần điều tra làm rõ.

    Bị cáo tự tử sau khi tòa tuyên án: Chánh án TAND cấp cao ở TP.HCM kháng nghị 6 điểm mờ - Ảnh 1.

    Cụ thể, quyết định kháng nghị cho rằng cấp phúc thẩm và cấp sơ thẩm nhận định ông Phước không tuân thủ quy tắc giao thông, chuyển hướng xe không quan sát, không nhường đường cho xe đi ngược chiều là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tai nạn giao thông.

    Bản án phúc thẩm lần 1, TAND tỉnh Bình Phước đã đặt ra rất nhiều nội dung cần điều tra lại để làm rõ, nhưng cơ quan điều tra đã không làm rõ những vấn đề được nêu trong bản án trên. Như vậy, sau khi vụ án được điều tra lại, tòa án cấp sơ thẩm và phúc thẩm vẫn chưa xem xét đầy đủ đến tất cả các nguyên nhân dẫn tới vụ tai nạn làm ông Trần Hữu Quý tử vong.

    Hàng loạt "điểm mờ" chưa được làm rõ trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử được kháng  nghị nêu ra như sau:

    Thứ nhất, ông Lâm Tươi có quan sát đường không?

    Kháng nghị cho rằng quá trình điều tra, ông Lâm Tươi xác định khi cách khoảng 50m, ông Tươi nhìn thấy ông Phước và ông Quý đang ở trên xe môtô phía lề đường bên trái hướng ngã tư Sóc Miên đi Trạm điện.

    Ông Tươi khai nhận, khi cách xe của bị cáo Phước 5m, ông Tươi mới nhìn thấy xe của bị cáo Phước chuyển hướng sang đường nên ông Tươi không kịp thắng và hoảng quá nên tông thẳng vào xe do bị cáo Phước điều khiển. Biên bản hiện trường thể hiện mặt đường không có dấu vết thắng của xe do ông Tươi điều khiển.

    Như vậy, trong điều kiện mặt đường thông thoáng, ánh sáng rõ, không bị che chắn tầm nhìn, ông Tươi đã phát hiện ra xe do bị cáo Phước điều khiến từ vị trí cách 50m mà tại sao ông Tươi không giảm tốc độ và đến vị trí hai xe cách nhau gần 5m ông Tươi mới hoảng hốt, dẫn đến xe do ông Tươi điều khiển đâm thắng vào xe của bị cáo Phước.

    Bị cáo tự tử sau khi tòa tuyên án: Chánh án TAND cấp cao ở TP.HCM kháng nghị 6 điểm mờ - Ảnh 2.

    Thứ hai, chưa làm rõ tốc độ của xe ông Tươi

    Kháng nghị cho rằng quá trình điều tra chưa làm rõ tốc độ của xe của ông Tươi là thiếu sót. Cụ thể, theo lời khai của ông Tươi và ông Trị Tiếp thì tốc độ xe mà ông Tươi điều khiển tại thời điểm trước khi va chạm là khoảng 50km/h đến 60km/h. Bà Liên cũng như bị cáo Phước đều xác định ông Tươi điều khiến xe với tốc độ rất nhanh.

    Tuy nhiên, cơ quan điều tra chưa xác định được tốc độ phương tiện mà xe mô tô do ông Tươi điều khiển ngay tại thời điểm trước khi va chạm là bao nhiêu để xác định ông Tươi có vi phạm quy định của Luật GTĐB về tốc độ tối đa được xác định theo báo hiệu đường bộ tại đoạn đường xảy ra tai nạn hay không?

    Thứ ba, vì sao ông Tươi không xử lý được tình huống?

    Thời điểm xây ra tai nạn, ông Tươi chưa có giấy phép lái xe, đã uống rượu bia, có nồng độ cồn trong hơi thở là 0,57miligam/l lít khí thở. Việc ông Tươi không xử lý được tình huống xảy ra do nguyên nhân nào, thiếu quan sát, sự kiện bất ngờ, do không đủ tỉnh táo, vì phạm quy định của Luật giao thông đường bỏ về tốc độ tối đa cho phép, hay chưa đủ kỹ năng điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ.

    Mặt khác, bà Trần Thị Kim Liên (vợ ông Quý) có lời khai xác định trước khi xe do ông Tươi điều khiển đâm vào xe của bị cáo Phước thì thấy ông Tươi quay đầu nói chuyện với ông Tiếp.

    "Cơ quan điều tra chưa kết luận với vị trí và khoảng cách của bà Liên đối với vị trí tai nạn xảy ra thì có thể vừa quan sát thấy ông Tươi quay đầu về phía sau nói chuyện với ông Tiếp, vừa quan sát thấy hướng di chuyển xe của bị cáo Phước và cử động của bị hai Quý hay không?" - kháng nghị nêu.

    Thứ tư, ông Tươi có đi đúng làn đường không?

    Ngoài ra, tại bản ảnh và biên bản khám nghiệm hiện trường thì xe của bị cáo Phước ngã tạo thành vết cà, điểm đầu vết cà cách đường 2,2m. Theo dấu vết cà này thì xe của ông Phước bị trượt đổ theo hướng từ tim đường vào phía lề đường, nhưng cơ quan điều tra chưa điều tra làm rõ để xác định hướng và chạm của xe do Tươi điều khiển đối với chiếc xe do bị cáo Phước điều khiển. Trên cơ sở đó mới có căn cứ xác định được ông Tươi điều khiển xe có đi cách phần lề đường bên phải khoảng 1m như ông Tươi khai nhận.

    Ông Tươi khai, khi bất ngờ gặp xe bị cáo Phước băng ngang đường, Tươi bẻ tay lái về bên phải, trong trường hợp này có thể tạo ra vết cày có điểm cách lề đường 2,2m như trên được hay không? Cần phải tiến hành thực nghiệm điều tra hoặc giám định để xác định hướng tác động, và xác định ông Tươi điều khiển xe cách lề đường bên phải bao nhiêu mét, có đi đúng phần đường bên phải theo quy định hay không.

    Bị cáo tự tử sau khi tòa tuyên án: Chánh án TAND cấp cao ở TP.HCM kháng nghị 6 điểm mờ - Ảnh 3.

    Thứ năm, ông Phước có bật xi nhan không?

    Theo các lời khai của ông Phước thì trước khi chuyển hướng, ông Phước đã bật đèn xi nhan, trong khi các người làm chứng là Trần Thị Hằng, Trần Thị Kim Liên khai không thấy nhưng không khẳng định bị cáo có bật đèn xi nhan hay không ?

    Tại biên bản kiểm tra phương tiện xe ông Phước ngày 12-5-2017 thể hiện: Tại thời điểm kiểm tra, công tắc để bật xi nhan vẫn còn nằm ở giữa không bật sang bên phải hay trái.

    Tuy nhiên, trước đó biên bản khám nghiệm phương tiện ngày 15-1-2017 xác định hệ thống còi, hệ thống treo, ga, số, đồng hồ, đèn, còi, gương của phương tiện còn tác dụng.

    Như vậy, trước khi kiểm tra công tắc bật đèn xi nhan, gần 5 tháng sau khi tai nạn xảy ra thì trước đó phương tiện đã được kiểm tra toàn diện. Do vậy, kết quả của việc kiểm tra ngày 12-5-2017 chưa đủ căn cứ để xác định ông Phước có bật đèn xi nhan vào thời điểm sang đưrờng và xảy ra tai nạn hay không. Cơ quan điều tra không kết luận bị cáo Phước khi chuyển hướng sang đường có bật đèn tín hiệu báo hướng rẽ hay không?

    Thứ sáu, hành vi của bị hại ảnh hưởng thế nào đến bị cáo?

    Đồng thời, kháng nghị cũng cho rằng các cơ quan tiến hành tổ tụng chưa xác định có hay không có việc bị hại Trần Hữu Quý vịn tay vào vai của bị cáo Phước (theo lời khai của bà Liên), hay chồm người lên phía trước ghì tay bị cáo Phước (theo lời khai của bị cáo Phước) và hành vi của bị hại Quý có ảnh hưởng đến khả năng điều khiển xe của bị cáo Phước hay không.

    Giao cho cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bình Phước điều tra lại vụ án

    Kháng nghị cho rằng những vấn để nêu trên cần được điều tra lại mới có thể xác định được việc điều khiển xe của ông Lâm Tươi có vi phạm quy tắc giao thông hay không, đồng thời mới xác định được đầy đủ nguyên nhân trực tiếp và đánh giá được mức độ lỗi của từng bên đối với tai nạn xảy ra.

    Trên cơ sở kết luận điều tra vụ án chưa đầy đủ, Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm xét xử và quyết định về toàn bộ nội dung vụ án là chưa đủ căn cứ.

    Từ đó, Chánh án TAND cấp cao tại TP.HCM nhận thấy cần phải hủy bản án hình sự phúc thẩm và bản án hình sự sơ thẩm nêu trên để điều tra lại vụ án.

    Do tính chất phức tạp của vụ án, nên căn cứ vào khoản 5, Điều 163 Bộ luật tố tụng hình sự cần thiết phải giao hồ sơ vụ án cho Cơ quan điều tra cấp tỉnh điều tra lại vụ án.

    Theo Tuổi trẻ

     

    Cập nhật bởi MinhPig ngày 06/06/2020 09:15:56 SA
     
    Báo quản trị |  
  • #548747   09/06/2020

    MinhPig
    MinhPig
    Top 75
    Female
    Lớp 12

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/04/2018
    Tổng số bài viết (804)
    Số điểm: 20259
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 767 lần


    Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm vụ bị cáo nhảy lầu tự tử sau tuyên án

    Toàn văn Quyết định kháng Nghị giám đốc thẩm vụ Lương Hữu Phước, theo đó đề nghị Ủy ban Thẩm phán TAND Cấp cao TP.HCM xét xử giám đốc thẩm hủy toàn bộ bản án hình sự phúc thẩm và sơ thẩm để điều tra lại theo đúng quy định.

     
    Báo quản trị |  
  • #548999   12/06/2020

    MinhPig
    MinhPig
    Top 75
    Female
    Lớp 12

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/04/2018
    Tổng số bài viết (804)
    Số điểm: 20259
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 767 lần


    Giám đốc thẩm vụ bị cáo tự tử tại tòa: Hủy toàn bộ bản án để điều tra lại

     

    Chiều 12/6, Ủy ban thẩm phán TAND cấp cao tại TPHCM tiến hành giám đốc thẩm vụ án của ông Lương Hữu Phước, người đã tự tử tại TAND tỉnh Bình Phước.

    Hội đồng giám đốc thẩm gồm 3 thành viên thuộc Ủy ban thẩm phán TAND Cấp cao tại TPHCM, trong đó thẩm phán Lê Thành Văn (Chánh tòa hình sự) làm chủ tọa.

    Sau gần 1 tiếng xét xử, Ủy ban Thẩm phán TAND cấp cao tại TPHCM đã quyết định chấp nhận toàn bộ kháng nghị của Chánh án TAND cấp cao tại TPHCM. Theo đó, Ủy ban Thẩm phán TAND cấp cao tại TPHCM đã tuyên hủy toàn bộ bản án sơ thẩm và phúc thẩm, giao hồ sơ về cho cơ quan điều tra để điều tra lại.

    Theo nội dung vụ án, sáng 15/1/2017, ông Phước đến nhà hàng xóm chơi, uống vài ly rượu. Đến trưa, ông được người bạn mời đến nhà, trong đó có anh Quý và uống thêm 3 ly rượu. Cả nhóm rủ nhau đi hát karaoke nhưng anh Quý không có mũ bảo hiểm nên được ông Phước chở về nhà lấy.

    Đến trước nhà anh Quý trên đường Nguyễn Huệ, ông Phước dừng lại, rồi rẽ trái sang đường. Khi cả hai đến phần đường ngược lại thì bị xe máy do Lâm Tươi (sinh năm 1997) chở anh rể đâm phải khiến ông Phước bị thương, anh Quý tử vong sau hai ngày điều trị.

    Tháng 5/2017, ông Phước bị Công an Đồng Xoài khởi tố, còn Lâm Tươi bị xử phạt hành chính 4,5 triệu đồng.

    Bị TAND TP Đồng Xoài tuyên phạt 3 năm tù (tháng 3/2018), ông Phước kháng cáo kêu oan. TAND tỉnh Bình Phước sau đó xử phúc thẩm tuyên trả hồ sơ điều tra lại. Các cơ quan tố tụng Bình Phước sau đó giữ nguyên quan điểm, tiếp tục truy tố xét xử ông Phước.

    Ngày 29/5, TAND Bình Phước xử phúc thẩm giữ nguyên mức án 3 năm tù đối với ông Phước. Sau đó, ông Phước đã vào toà này nhảy lầu tự tử.

    Sau khi ông Phước qua đời, sau đó, TAND cấp cao tại TPHCM rút toàn bộ hồ sơ vụ án lên xem xét và quyết định kháng nghị giám đốc thẩm theo hướng hủy án sơ thẩm và phúc thẩm. Kháng nghị, chỉ ra 6 điểm mấu chốt mà tòa 2 cấp chưa làm rõ.

    Theo Dân trí

     

    Cập nhật bởi MinhPig ngày 12/06/2020 03:26:23 CH
     
    Báo quản trị |