Mấy bữa nay báo chí râm ran câu chuyện nào là hộ khẩu không còn phù hợp với xu thế đổi mới và hội nhập quốc tế, hộ khẩu cản trở quyền bình đẳng của dân..bla bla...rồi bắt đầu có các cuộc khảo sát ở các thành phố lớn như TP.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng, Bình Dương và Đắk Nông về câu chuyện bãi bỏ sổ hộ khẩu – vốn đã tồn tại với dân ta hơn 60 năm.
Nguyên nhân để bãi bỏ đó là:
“Không có hộ khẩu, khả năng tiếp cận các dịch vụ như trường học công, mua BHYT, đăng ký xe máy đều bị hạn chế” – ông Achim Foc, Quyền Giám đốc World Bank Việt Nam phát biểu.
|
Song song đó, nhiều nhận định rằng, hộ khẩu đang cản trở nhiều quyền và phúc lợi khác như mua nhà ở thành phố hay sở hữu đất đai và ngay cả trong việc tuyển dụng ở một số công ty…
Nếu nói kể ra các lý do để bãi bỏ Sổ hộ khẩu thì nhiều, nhưng lý do để giữ lại Sổ hộ khẩu thì chỉ có 1, đó là quản lý nhân khẩu tại địa bàn người đó sinh sống.
Thử hỏi các bạn, nếu không có sổ hộ khẩu thì làm sao để các quản lý được dân cư, làm sao chúng ta vẫn đang tồn tại ở nơi mình cư trú một cách an toàn và được bảo đảm, và làm sao khi có một vụ án mạng hay xô xát, gây rối trật tự, phía Công an có thể tìm ra được nhân thân của người đó trong thời gian ngắn?
Đưa ra những lý do liên quan đến bất bình đẳng của dân, hạn chế các phúc lợi…để bãi bỏ Sổ hộ khẩu, dường như là việc làm đi ngược với thực tế, như chuyện “con phải bỏ cha mẹ do cha mẹ cản trở nhiều quyền phát triển của con hay không cho phép con đi chơi…”.
Tại sao chúng ta không nghĩ ngược lại, chính các dịch vụ như trường học công, mua BHYT, đăng ký xe máy, sở hữu đất đai, mua nhà…đang lợi dụng quyền lực của hộ khẩu? Và đưa ra cách giải quyềt mà cụ thể là các thủ tục thực hiện, không đòi hỏi phải có hộ khẩu thành phố…
Trên đây là vài dòng ý kiến trao đổi, mong nhận được sự chia sẻ của quý bà con Dân Luật!