Hình thức và phạm vi của việc thế chấp quyền đòi nợ

Chủ đề   RSS   
  • #595747 25/12/2022

    nitrum01
    Top 500
    Lớp 1

    Vietnam
    Tham gia:25/12/2022
    Tổng số bài viết (321)
    Số điểm: 2580
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 45 lần


    Hình thức và phạm vi của việc thế chấp quyền đòi nợ

    Về hình thức của bảo đảm bằng quyền đòi nợ

    Trong các quy định về thế chấp quyền đòi nợ, văn bản không đưa ra quy định đặc thù về hình thức. Do đó, vì bảo đảm bằng quyền đòi nợ là một dạng của thế chấp tài sản nên phải tuân thủ các quy định về thế chấp trong đó có các quy định về hình thức.

    Bộ luật Dân sự năm 2015 không bắt buộc việc thế chấp quyền đòi nợ phải được đăng ký bảo đảm. Tuy nhiên, theo các quy định chung về đăng ký giao dịch bảo đảm, pháp luật cho phép các bên đăng ký biện pháp bảo đảm này. Khi được đăng ký, biện pháp bảo đảm được hưởng những ưu quyền của biện pháp bảo đảm được đăng ký, nhất là quyền được ưu tiên so với chuyển giao quyền yêu cầu.

    Về phạm vi bảo đảm quyền đòi nợ

    Khi quyền đòi nợ phát sinh lãi thì lãi này có đương nhiên được sử dụng để bảo đảm không khi các bên không có thỏa thuận cụ thể? Theo quy định tại khoản 1 Điều 318 Bộ luật Dân sự năm 2015 có quy định “trường hợp thế chấp toàn bộ bất động sản, động sản có vật phụ thì vật phụ của bất động sản, động sản đó cũng thuộc tài sản thế chấp, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”. Đồng thời Nghị định 21/2021/NĐ-CP cũng chưa đề cập đến phần lãi của quyền đòi nợ này có được sử dụng để bảo đảm hay không.

    Như vậy có thể áp dụng tương tự pháp luật xem lãi của quyền đòi nợ có tương tự như là vật phụ hay không từ đó xác định được lãi của quyền đòi nợ có đương nhiên được sử dụng để bảo đảm hay không khi các bên không thỏa thuận ?

     

     
    450 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nitrum01 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (26/12/2022)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận