Hiếp dâm hay dâm ô trẻ em?

Chủ đề   RSS   
  • #491561 12/05/2018

    Kimhuyentr
    Top 500
    Female
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:07/05/2015
    Tổng số bài viết (183)
    Số điểm: 6624
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 110 lần


    Hiếp dâm hay dâm ô trẻ em?

    Trong những năm gần đây, những vụ hiếp dâm, dâm ô trẻ em (dưới 16 tuổi) ngày càng phổ biến. Đặc biệt là ở các tỉnh vùng nông thôn, vùng núi. Tuy nhiên, khá ít các trường hợp bị nghiêm trị thích đáng.

    Mới đây nhất, Tòa Án nhân dân tỉnh Vũng Tàu tuyên phạt án treo cho bị cáo 78 tuổi có hành vi xâm hại tình dục trẻ em khiến dư luận nhiều phần bức xúc. Không chỉ như vậy, hàng loạt các vụ án hiếp dâm trẻ em vẫn chưa được đưa ra xét xử.

    Theo quy định tại Bô luật Hình sự 2015:

    “Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi

    Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

    a) Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi trái với ý muốn của họ;

    b) Giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người dưới 13 tuổi.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:

    a) Có tính chất loạn luân;

    b) Làm nạn nhân có thai;

    c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

    d) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%;

    đ) Đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh;

    e) Phạm tội 02 lần trở lên; g) Đối với 02 người trở lên; h) Tái phạm nguy hiểm.

    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:

    a) Có tổ chức;

    b) Nhiều người hiếp một người;

    c) Phạm tội đối với người dưới 10 tuổi;

    d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

    đ) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên;

    e) Biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội;

    g) Làm nạn nhân chết hoặc tự sát.

    4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”

     

    Như vậy, phạm tội hiếp dâm trẻ em có mức hình phạt cao nhất là chung thân hoặc tử hình. Tuy nhiên, có khá nhiều trường hợp cơ quan chức năng nhầm lẫn giữa hành vi hiếp dâm và dâm ô:

    Bộ luật Hình sự 2015 quy định về dâm ô trẻ em như sau: “Người nào đủ 18 tuổi trở lên mà có hành vi dâm ô đối với người dưới 16 tuổi không nhằm mục đích giao cấu hoặc không nhằm thực hiện các hành vi quan hệ tình dục khác”.

    Mức hình phạt cao nhất của hành vi dâm ô trẻ em là phạt tù từ 3 – 7 năm.

    Hai tội phạm này theo tôi là vô cùng nghiêm trọng. Bởi nó không chỉ ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội mà còn ảnh hưởng đến tâm lý, sự phát triển bình thường của trẻ em. Phạt tù bao nhiêu năm vẫn có thể mãn hạn, nhưng nỗi đau để lại cho nạn nhân, cho gia đình và xã hội vẫn luôn còn đó, không bao giờ xóa đi được.

    Với diễn biến của những vụ xâm hại tình dục trẻ em gần đây, có thể thấy rằng pháp luật chưa đủ tính răn đe, cơ quan hành pháp chưa thật sự nổ lực trong việc ngăn chặn các hành vi xâm hại trẻ em. Chúng ta thật sự cần một cơ chế xử lý chặt chẽ hơn, nghiêm minh hơn để bảo vệ an toàn về sức khỏe, tín mạng và sự phát triển của trẻ em

     

     
    5166 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #491630   13/05/2018

    Có hai lý do mà Tòa án nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tuyên phạt án treo cho bị cáo. Thứ nhất, chưa đủ căn cứ để quy kết bị cáo có hành vi dâm ô với bé gái thứ hai; thứ hai, áp dụng những điểm mới tiến bộ, nhân đạo trong Bộ luật hình sự 2015 như phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng (điểm i khoản 1 Điều 51 Bộ luật hình sự 2015 và tình tiết giảm nhẹ người đủ 70 tuổi trở lên (điểm o khoản 1 Điều 51 Bộ luật hình sự 2015)

    Nếu thực hiện giám định trong tội hiếp dâm thì có thể xác minh được nhưng nếu đối tượng thực hiện hành vi dâm ô thì chứng cứ có dễ dàng thu thập được hay không? Theo nguyên tắc suy đoán vô tội trong luật hình sự thì trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về các cơ quan tiến hành tố tụng và chứng minh phạm tội đến đâu xử lý đến đó. Điều này càng khó khăn hơn nếu hành vi dâm ô diễn ra từ lâu và không để lại dấu vết gì.

    Việc căn cứ vào chứng cứ và các tình tiết giảm nhẹ để xét xử của Tòa án nhân dân tỉnh Vũng Tàu là thực hiện theo quy định của pháp luật hình sự. Tuy nhiên mức án 18 tháng tù treo có phải là quá nhẹ nhàng so với mức phạt tù 3 - 7 năm của hành vi dâm ô trẻ em? 

     
    Báo quản trị |  
  • #491694   14/05/2018

    vytran92
    vytran92
    Top 200
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/06/2016
    Tổng số bài viết (440)
    Số điểm: 3190
    Cảm ơn: 32
    Được cảm ơn 72 lần


    ThyThy2901 viết:

    Có hai lý do mà Tòa án nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tuyên phạt án treo cho bị cáo. Thứ nhất, chưa đủ căn cứ để quy kết bị cáo có hành vi dâm ô với bé gái thứ hai; thứ hai, áp dụng những điểm mới tiến bộ, nhân đạo trong Bộ luật hình sự 2015 như phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng (điểm i khoản 1 Điều 51 Bộ luật hình sự 2015 và tình tiết giảm nhẹ người đủ 70 tuổi trở lên (điểm o khoản 1 Điều 51 Bộ luật hình sự 2015)

    Nếu thực hiện giám định trong tội hiếp dâm thì có thể xác minh được nhưng nếu đối tượng thực hiện hành vi dâm ô thì chứng cứ có dễ dàng thu thập được hay không? Theo nguyên tắc suy đoán vô tội trong luật hình sự thì trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về các cơ quan tiến hành tố tụng và chứng minh phạm tội đến đâu xử lý đến đó. Điều này càng khó khăn hơn nếu hành vi dâm ô diễn ra từ lâu và không để lại dấu vết gì.

    Việc căn cứ vào chứng cứ và các tình tiết giảm nhẹ để xét xử của Tòa án nhân dân tỉnh Vũng Tàu là thực hiện theo quy định của pháp luật hình sự. Tuy nhiên mức án 18 tháng tù treo có phải là quá nhẹ nhàng so với mức phạt tù 3 - 7 năm của hành vi dâm ô trẻ em? 

    Mình nghĩ một là vô tội, hai là có tội. Cái mình quan tâm ở đây là nếu "chưa đủ căn cứ để quy kết bị cáo có hành vi dâm ô với bé gái" thì mình hiểu là bị cáo ko có hành vi dâm ô, vậy tại sao còn bị phạt 18 tháng tù cho hưởng án treo nữa?

     
    Báo quản trị |  
  • #491632   13/05/2018

    tieukhanh95
    tieukhanh95
    Top 150
    Male
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/11/2017
    Tổng số bài viết (597)
    Số điểm: 6012
    Cảm ơn: 58
    Được cảm ơn 107 lần


    Cơ quan tiến hành tố tụng xét xử vụ án Nguyễn Khắc Thuỷ đã làm dư luận thực sự thất vọng vì một hành vi dâm ô của ông lão gần 80 tuổi đối với một đưa trẻ (chưa kể đến những đứa trẻ khác cũng bị xâm hại nhưng chưa phát hiện) mà chỉ đáng 18 tháng tù treo. Trong khi mức phạt đối với hành vi ghê tởm của lão ta đáng ra phải chịu mức án cao hơn rất nhiều lần như vậy. Đây có thể coi là nỗi "bất hạnh" của nên tư pháp, hãy thử so sánh bản án, biện pháp đi kèm của Toà án Mỹ dành trường hợp Minh Béo khi thực hiện dâm ô một đứa trẻ.

    Cập nhật bởi tieukhanh95 ngày 13/05/2018 04:16:19 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #491644   14/05/2018

    DT_DA
    DT_DA
    Top 75
    Male
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/06/2017
    Tổng số bài viết (903)
    Số điểm: 17463
    Cảm ơn: 265
    Được cảm ơn 346 lần


    Theo cách nhìn cá nhân thì việc áp dụng mức án 18 tháng tù treo đối với bị cáo Thủy là quá nhẹ, nó chưa tương xứng với tính chất, mức độ và hậu quả mà tội phạm đã gây ra. Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm cho tội phạm này vẫn gia tăng do ý thức coi thường pháp luật của kẻ phạm tội, biện pháp an toàn để phòng tránh tội phạm tình dục xâm hại đến con trẻ là cần phải có sự quan tâm và bảo đảm an toàn cho con em mình, phụ huynh cần phối hợp với nhà trường thường xuyên cập nhật, trang bị cho các cháu kỹ năng ứng xử với người lạ mặt khi bị rủ rê, lôi kéo hoặc khi được người khác cho quà để thực hiện các yêu cầu mà chúng đưa ra. Trang bị cho các cháu kỹ năng xử lý khi gặp nguy hiểm cần phải kêu gọi sự trợ giúp từ đâu, bằng cách nào...?

    Một trong những nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng đó là do tâm lý e ngại, không dám tố giác tội phạm của nạn nhân và gia đình. Bên cạnh đó cũng cần nhắc đến yếu tố thiếu sự hợp tác của gia đình với cơ quan chức năng do sức ép từ dư luận xã hội, phong tục tập quán của địa phương. Một phần do việc thu thập chứng cứ tài liệu phục vụ công tác điều tra, xử lý khó khăn vì đã bị tiêu huỷ.

     
    Báo quản trị |  
  • #491673   14/05/2018

    TranTamDuc.1973
    TranTamDuc.1973
    Top 50
    Male
    Lớp 8

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/03/2016
    Tổng số bài viết (1355)
    Số điểm: 10622
    Cảm ơn: 178
    Được cảm ơn 1120 lần
    Moderator

    "Án treo" không phải là 1 hình phạt mà là một biện pháp được miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện, được áp dụng  đối với người phạm tội ít nghiêm trọng, bị tuyên phạt tù không quá 3 năm, có nhân thân tốt, có nhiều tình tiết giảm nhẹ và xét thấy không cần phải cách ly người phạm tội ra khỏi xã hội mà vẫn có thể cải tạo được. Như vậy, đúng thuật ngữ pháp lý thì ông Nguyễn Khắc Thủy bị TAND Tỉnh Bà rịa - Vũng tàu (có bạn lầm là tỉnh Vũng tàu !) tuyên phạt 18 tháng tù nhưng cho hưởng án treo, không nên nói "tòa tuyên phạt 18 tháng tù treo" hoặc "tòa phạt án treo"... vì nói vậy là sai.

    Muốn được hưởng án treo, khoản 1 điều 65 Bộ luật hình sự 2015 qui định 2 điều kiện gồm:

    1/- Điều kiện đầu tiên: người phạm tội chỉ bị xử phạt không quá 03 năm tù, phải có nhân thân tốt và phải có nhiều tình tiết giảm nhẹ.

    2/- Điều kiện quyết định: Tòa án "xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù".

    Chúng ta thấy, có vô số người phạm tội đáp ứng đủ các điều kiện đầu tiên nhưng thực tế không nhiều trường hợp được hưởng án treo vì điều kiện quyết định nằm trong tay Tòa án. Luật qui định Tòa án được quyền cho hưởng án treo nếu "xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù", nhưng lại không qui định cụ thể trường hợp nào thì "không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù", cho nên vấn đề này Tòa án có toàn quyền quyết định theo cảm tính chứ không theo Luật

    Thực tế đa số người phạm tội được hưởng án treo là người có chức vụ, quyền lực vì đối tượng này đương nhiên có nhân thân tốt, thành tích nổi bật với nhiều khen thưởng trong suốt quá trình công tác, chưa kể với vị trí của mình, họ có thể có quan hệ tốt với Tòa. Trước đây từng có vụ án một vị Bí thư Huyện ủy ở một tỉnh phía Bắc lái xe tông chết 3 người nhưng cuối cùng chỉ bị thuyên 3 tháng tù rồi cho hưởng án treo. Do đó án treo là một trong những bằng chứng để chứng minh pháp luật mang tính giai cấp.

     

     

    VĂN PHÒNG LUẬT SƯ QUANG THƯỢNG - 0907 829 557

    231/3A đường Chiến Lược, KP 18, Phường Bình Trị Đông, Quận Bình Tân, TPHCM

     
    Báo quản trị |  
  • #491802   15/05/2018

    nguyenphuong2804
    nguyenphuong2804
    Top 150
    Female
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/04/2018
    Tổng số bài viết (635)
    Số điểm: 4110
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 37 lần


    Thật ra việc phân biệt tội phạm hiếp dâm hay dâm ô trẻ em chỉ dựa vào yếu tố duy nhất là việc “không nhằm mục đích giao cấu hoặc không nhằm thực hiện các hành vi quan hệ tình dục khác”. Việc xác định lại dựa trên “mục đích giao cấu”, nhưng làm sao xác định mục đích của một người nếu nó chỉ là ý chí chủ quan và chỉ người đó biết?

     
    Báo quản trị |