Chứ lâu quá rồi chỉ thấy dân thi còn lãnh đạo ngồi ghế ban giám khảo gật gật, gù gù chấm điểm, rồi trao quà, rồi khen ngợi, rồi động viên, rồi bảo: lần sau các đồng chí nhân dân cố gắng, cố gắng hơn nữa nhé, tốt lắm, tốt lắm... (Vấn đề nhà sử học Dương Trung Quốc nói đến là vấn đề xuất phát từ phong trào học tập Tư tưởng và đạo đức Hồ Chí Minh. Và lâu nay, cứ mỗi lần sơ kết, tổng kết là nhân dân thi xem ai học tập tốt, ai chưa học tập tốt. Trong lúc đó, những người phải học tập trước tiên là chính các công bộc của nhân dân).
Theo bác Trực Ngôn, vấn đề nhà sử học Dương Trung Quốc đưa ra như một lẽ đương nhiên, như một chân lý đối với mọi chính quyền ở mọi thể chế chính trị trên thế giới. ấy thế mà ở Việt Nam người ta vẫn chưa thể quen được với chuyện này. Thế mới có chuyện một quần chúng muốn vào Đảng thì phải phấn đấu, nhấc lên đặt xuống xem xét thì mới được vào. Trong lúc đó các đồng chí đảng viên hiếm khi bị xét cho ra khỏi Đảng vì quan liêu, hách dịch, cửa quyền, vì năng lực yếu kém, vì tham nhũng, tham ô vì mua bằng, mua chứng chỉ... mà nếu có cũng ở dạng "xử lý nội bộ". Không chỉ mình nhà sử học Dương Trung Quốc mà rất nhiều người dân mong có một ngày các đồng chí lãnh đạo thi để nhân dân chấm điểm. Vì nghĩ đến chuyện đó nhiều quá, đêm tôi mơ ngủ thấy một sân khấu ngoài trời đèn hoa lộng lẫy. Trên hàng ghế Ban giám khảo là những nhân dân tay lăm lăm cầm tấm biển có ghi điểm. Và trên sân khấu, một nhân dân còn trẻ làm MC giọng thánh thót: "Sau đây là màn trình diễn tài năng của Bộ trưởng Bộ...
Tôi chắc rằng, đến nay những lời lẽ chí lý này đã đến được với khá nhiều công bộc. Tuy nhiên, để ứng dụng và "đi vào đời sống, hành động" của các công bộc lại là… một vấn đề khác. Nhưng chí ít là họ cũng biết rằng: họ đang đứng diễn ở trên các sân khấu lớn nhỏ ngoài đời (theo từng "vai diễn" được "phân vai"), và hiện họ cũng đã và đang bị người dân chấm điểm. Chỉ có điều, họ chưa chính thức tham gia bất cứ một cuộc thi nào chính thức, như cuộc thi "Học tập và làm theo lời Bác" chẳng hạn…
Thỉnh thoảng tôi lại thấy những đồng nghiệp dùng nguyên văn những lời chào hỏi xã giao (xáo rỗng) được nhiều công bộc ưa dùng trong "màn chào hỏi" để… cùng nhau cười thư giãn. Đại loại như: "Chào đồng chí, tình hình thế nào?" - "Dạ, bình thường ạ…" - "Thế là tốt rồi! " hoặc "Cố gắng nhỏ! "… Như thế để biết, dân mình tinh ý lắm.
Nhân kỉ niệm 120 năm ngày sinh của Bác, Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh nói: "Chủ nghĩa cá nhân, tư tưởng bản vị, cục bộ địa phương, tham vọng quyền lực, tranh công đổ lỗi... là nguyên nhân chủ yếu gây ra chia rẽ, bè phái, bệnh này tai hại cho Đảng, nó làm hại đến sự thống nhất và thanh danh của Đảng. Đó là một tội ác cần phải loại trừ". Những lời nói này của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam đã chỉ ra những điều mà các đảng viên chân chính và những người dân đặt niềm tin vào Đảng đã và đang lo ngại nhưng chưa thể nói ra một cách đầy đủ và kiên quyết như vậy.
Xin các công bộc hãy lắng nghe và hành động!
(Nguồn Đời sống & Pháp luật)