Hậu quả của việc phá sản doanh nghiệp

Chủ đề   RSS   
  • #478891 16/12/2017

    lsthaibinh

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:16/04/2017
    Tổng số bài viết (23)
    Số điểm: 295
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1 lần


    Hậu quả của việc phá sản doanh nghiệp

    Chào các bạn.

    Theo định nghĩa của Luật phá sản: "Phá sản là tình trạng của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán và bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản."

    Theo Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí tòa án, lệ phí nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản là 1.500.000 đồng.

    Nhiều người vẫn nói, ở ta phá sản hơi khó. Tạm không nói về việc khó đến đâu, nhưng cứ theo luật giả sử phá sản thì có những hậu quả nào có thể gặp phải trong hiện tại cũng như trong tương lai đối với những cá nhân của doanh nghiệp?

    Mong nhận được những chia sẻ hữu ích từ các bạn Danluat.

     
    18479 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #478920   17/12/2017

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14965)
    Số điểm: 100044
    Cảm ơn: 3494
    Được cảm ơn 5361 lần
    SMod

    Hậu quả của phá sản thì dễ thấy lắm

    Đối với chủ doanh nghiệp và các cổ đông: mất tiền (khả năng còn lại chút vốn sau khi phá sản là rất thấp).

    Đối với người lao động: mất việc làm

    Đối với chủ nợ của doanh nghiệp: mất tiền (chưa chắc đòi được tiền)

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn ntdieu vì bài viết hữu ích
    lsthaibinh (17/12/2017)
  • #478937   17/12/2017

    lsthaibinh
    lsthaibinh

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:16/04/2017
    Tổng số bài viết (23)
    Số điểm: 295
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1 lần


    ntdieu viết:

    Hậu quả của phá sản thì dễ thấy lắm

    Đối với chủ doanh nghiệp và các cổ đông: mất tiền (khả năng còn lại chút vốn sau khi phá sản là rất thấp).

    Đối với người lao động: mất việc làm

    Đối với chủ nợ của doanh nghiệp: mất tiền (chưa chắc đòi được tiền)

    Cảm ơn ý kiến của bạn. Tất nhiên khi mất khả năng thanh toán thì sẽ phá sản, người lao động (nếu có) mất việc làm. Ở đây ý mình muốn hỏi là hậu quả pháp lý ấy ạ (kiểu như bị cấm thành lập, đảm nhiệm thì mình chưa rõ)?

     
    Báo quản trị |  
  • #478940   17/12/2017

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14965)
    Số điểm: 100044
    Cảm ơn: 3494
    Được cảm ơn 5361 lần
    SMod

    Việc bị cấm thành lập đảm nhiệm thì đọc luật phá sản sẽ biết thôi :|

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn ntdieu vì bài viết hữu ích
    lsthaibinh (18/12/2017)
  • #478972   18/12/2017

    lsthaibinh
    lsthaibinh

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:16/04/2017
    Tổng số bài viết (23)
    Số điểm: 295
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1 lần


    ntdieu viết:

    Việc bị cấm thành lập đảm nhiệm thì đọc luật phá sản sẽ biết thôi :|

    Mình đã đọc luật và thấy rằng không phải cứ phá sản là cấm thành lập, làm người quản lý doanh nghiệp nhưng mình chưa làm thực tế nên chưa rõ cần lưu ý những gì để người quản lý doanh nghiệp không bị Thẩm phán quyết định không cho quyền thành lập, làm người quản lý doanh nghiệp (thời hạn 03 năm). 

    Mong được các bạn Danluat chia sẻ!

     
    Báo quản trị |  
  • #479022   18/12/2017

    Giaphat.lawF
    Giaphat.lawF
    Top 500


    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:19/08/2016
    Tổng số bài viết (302)
    Số điểm: 1654
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 58 lần


    Chào bạn! Luật Gia Phát xin tư vấn cho bạn như sau:

    Sau khi doanh nghiệp, hợp tác xã tuyên bố phá sản, một số cá nhân trong doanh nghiệp sẽ bị cấm đảm nhiệm chức vụ theo quy định tại Điều 130 Luật Phá sản như sau:

    1. Người giữ chức vụ Chủ tịch, Tổng giám đốc, Giám đốc, thành viên Hội đồng quản trị của doanh nghiệp 100% vốn nhà nước bị tuyên bố phá sản không được đảm đương các chức vụ đó ở bất kỳ doanh nghiệp nhà nước nào kể từ ngày doanh nghiệp 100% vốn nhà nước bị tuyên bố phá sản.

    2. Người đại diện phần vốn góp của Nhà nước ở doanh nghiệp có vốn nhà nước mà doanh nghiệp đó bị tuyên bố phá sản không được đảm đương các chức vụ quản lý ở bất kỳ doanh nghiệp nào có vốn của Nhà nước.

    3. Người giữ chức vụ quản lý của doanh nghiệp, hợp tác xã bị tuyên bố phá sản mà cố ý vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 18, khoản 5 Điều 28, khoản 1 Điều 48 của Luật này thì Thẩm phán xem xét, quyết định về việc không được quyền thành lập doanh nghiệp, hợp tác xã, làm người quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong thời hạn 03 năm kể từ ngày Tòa án nhân dân có quyết định tuyên bố phá sản.

    4. Quy định tại các điểm 1,2,3 kể trên không áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản với lý do bất khả kháng.

    Trân trọng

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Giaphat.lawF vì bài viết hữu ích
    lsthaibinh (19/12/2017)
  • #479059   19/12/2017

    lsthaibinh
    lsthaibinh

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:16/04/2017
    Tổng số bài viết (23)
    Số điểm: 295
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1 lần


    Giaphat.lawF viết:

    Chào bạn! Luật Gia Phát xin tư vấn cho bạn như sau:

    Sau khi doanh nghiệp, hợp tác xã tuyên bố phá sản, một số cá nhân trong doanh nghiệp sẽ bị cấm đảm nhiệm chức vụ theo quy định tại Điều 130 Luật Phá sản như sau:

    ...

    3. Người giữ chức vụ quản lý của doanh nghiệp, hợp tác xã bị tuyên bố phá sản mà cố ý vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 18, khoản 5 Điều 28, khoản 1 Điều 48 của Luật này thì Thẩm phán xem xét, quyết định về việc không được quyền thành lập doanh nghiệp, hợp tác xã, làm người quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong thời hạn 03 năm kể từ ngày Tòa án nhân dân có quyết định tuyên bố phá sản.

    4. Quy định tại các điểm 1,2,3 kể trên không áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản với lý do bất khả kháng.

    Trân trọng

    Cảm ơn Luật Gia Phát. Như vậy phải cố ý vi phạm quy định tại các điều khoản trên thì mới bị xem xét không cho thành lập, quản lý trong 03 năm đúng không ạ. Và các quy định đó liệu có thể tránh được dễ dàng hay không ạ hay là hầu hết các nhà quản lý đều dính phải mong luật sư chia sẻ kinh nghiệm thực tế thêm ạ :)

     
    Báo quản trị |  
  • #479127   19/12/2017

    trantomy
    trantomy
    Top 150
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/06/2016
    Tổng số bài viết (558)
    Số điểm: 5400
    Cảm ơn: 184
    Được cảm ơn 179 lần


    Theo quy định Điều 130 Luật Phá Sản 2014 thì:

    - Những người giữ các chức vụ quản lý của doanh nghiệp 100% vốn nhà nước và người đại diện phần vốn góp của Nhà nước ở doanh nghiệp có vốn nhà nước thì sau khi bị tuyên bố phá sản mà không thuộc trường hợp bất khả kháng thì sẽ bị các chế tài về cấm đảm nhiệm chức vụ ở các doanh nghiệp có vốn nhà nước sau đó.
     

    - Riêng đối với các trường hợp phá sản không phải của DNNN cũng như không đại diện cho phần vốn nhà nước và không phải do bất khả kháng thì người quản lý sẽ có thể không được quyền thành lập doanh nghiệp, hợp tác xã, làm người quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong thời hạn 03 năm kể từ ngày Tòa án nhân dân có quyết định tuyên bố phá sản nếu như cố ý vi phạm các quy định khoản 1 Điều 18, khoản 5 Điều 28, khoản 1 Điều 48 luật này:

    + Điều 18. Quyền, nghĩa vụ của người tham gia thủ tục phá sản

    1. Thực hiện yêu cầu của Thẩm phán, Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản và cơ quan thi hành án dân sự theo quy định của pháp luật về phá sản.

    + Điều 28. Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán

    5. Những người theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 5 của Luật này không nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Trường hợp có thiệt hại phát sinh sau thời điểm doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán do việc không nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản gây ra thì phải bồi thường.

    + Điều 48. Hoạt động của doanh nghiệp, hợp tác xã bị cấm sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản

    1. Sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản, cấm doanh nghiệp, hợp tác xã thực hiện các hoạt động sau:

    a) Cất giấu, tẩu tán, tặng cho tài sản;

    b) Thanh toán khoản nợ không có bảo đảm, trừ khoản nợ không có bảo đảm phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản và trả lương cho người lao động trong doanh nghiệp, hợp tác xã quy định tại điểm c khoản 1 Điều 49 của Luật này;

    c) Từ bỏ quyền đòi nợ;

    d) Chuyển khoản nợ không có bảo đảm thành nợ có bảo đảm hoặc có bảo đảm một phần bằng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã.

    Điều 130. Cấm đảm nhiệm chức vụ sau khi doanh nghiệp, hợp tác xã bị tuyên bố phá sản

    1. Người giữ chức vụ Chủ tịch, Tổng giám đốc, Giám đốc, thành viên Hội đồng quản trị của doanh nghiệp 100% vốn nhà nước bị tuyên bố phá sản không được đảm đương các chức vụ đó ở bất kỳ doanh nghiệp nhà nước nào kể từ ngày doanh nghiệp 100% vốn nhà nước bị tuyên bố phá sản.

    2. Người đại diện phần vốn góp của Nhà nước ở doanh nghiệp có vốn nhà nước mà doanh nghiệp đó bị tuyên bố phá sản không được đảm đương các chức vụ quản lý ở bất kỳ doanh nghiệp nào có vốn của Nhà nước.

    3. Người giữ chức vụ quản lý của doanh nghiệp, hợp tác xã bị tuyên bố phá sản mà cố ý vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 18, khoản 5 Điều 28, khoản 1 Điều 48 của Luật này thì Thẩm phán xem xét, quyết định về việc không được quyền thành lập doanh nghiệp, hợp tác xã, làm người quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong thời hạn 03 năm kể từ ngày Tòa án nhân dân có quyết định tuyên bố phá sản.

    4. Quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này không áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản với lý do bất khả kháng.

    Cập nhật bởi maucuamua ngày 19/12/2017 05:36:03 CH
     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn trantomy vì bài viết hữu ích
    lsthaibinh (19/12/2017) Luatthinksmart (18/11/2020)
  • #479151   19/12/2017

    lsthaibinh
    lsthaibinh

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:16/04/2017
    Tổng số bài viết (23)
    Số điểm: 295
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1 lần


    maucuamua viết:

    Theo quy định Điều 130 Luật Phá Sản 2014 thì:

    - Riêng đối với các trường hợp phá sản không phải của DNNN cũng như không đại diện cho phần vốn nhà nước và không phải do bất khả kháng thì người quản lý sẽ có thể không được quyền thành lập doanh nghiệp, hợp tác xã, làm người quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong thời hạn 03 năm kể từ ngày Tòa án nhân dân có quyết định tuyên bố phá sản nếu như cố ý vi phạm các quy định khoản 1 Điều 18, khoản 5 Điều 28, khoản 1 Điều 48 luật này:

    + Điều 18. Quyền, nghĩa vụ của người tham gia thủ tục phá sản

    1. Thực hiện yêu cầu của Thẩm phán, Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản và cơ quan thi hành án dân sự theo quy định của pháp luật về phá sản.

    + Điều 28. Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán

    5. Những người theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 5 của Luật này không nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Trường hợp có thiệt hại phát sinh sau thời điểm doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán do việc không nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản gây ra thì phải bồi thường.

    + Điều 48. Hoạt động của doanh nghiệp, hợp tác xã bị cấm sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản

    1. Sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản, cấm doanh nghiệp, hợp tác xã thực hiện các hoạt động sau:

    a) Cất giấu, tẩu tán, tặng cho tài sản;

    b) Thanh toán khoản nợ không có bảo đảm, trừ khoản nợ không có bảo đảm phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản và trả lương cho người lao động trong doanh nghiệp, hợp tác xã quy định tại điểm c khoản 1 Điều 49 của Luật này;

    c) Từ bỏ quyền đòi nợ;

    d) Chuyển khoản nợ không có bảo đảm thành nợ có bảo đảm hoặc có bảo đảm một phần bằng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã.

    Cảm ơn bạn nhé. Điều mình băn khoản chính là nằm trong các trường hợp trên. Theo các bạn Danluat thì các trường hợp trên có dễ phòng tránh (để nhà quản lý không bị rủi ro bị cấm thành lập, quản lý 03 năm) không ạ và thực tế thì trường hợp nào là nhà quản lý khó tránh nhất trong việc chấp hành khắc phục để khi DN bị tuyên phá sản thì nhà quản lý vẫn ung dung thành lập tiêp DN khác ạ?

     
    Báo quản trị |  
  • #479163   20/12/2017

    Anlhk33-DLU
    Anlhk33-DLU
    Top 75
    Male
    Lớp 6

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2011
    Tổng số bài viết (834)
    Số điểm: 7872
    Cảm ơn: 215
    Được cảm ơn 337 lần


    Mình xin nêu ý kiến cá nhân như này: Theo mình thấy quy định tại khoản 1 Điều 48 Luật phá sản 2014 đều là những quy định nhằm hạn chế việc tẩu tán tài sản của doanh nghiệp, tránh trường hợp doanh nghiệp có tài sản để trả nợ nhưng lại thực hiện những hành vi trốn nợ, làm lợi cho mình ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của những người liên quan.

    Vì vậy, để người quản lý doanh nghiệp tránh bị Tòa án tuyên bố không được quyền thành lập doanh nghiệp, hợp tác xã không được làm người quản lý trong 3 năm thì cần tuân thủ quy định tại Điều 49 và tốt nhất là các gì liên quan đến nghĩa vụ tài chính, tài sản của doanh nghiệp thì cứ báo cáo quản tài viêndoanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản, hỏi ý kiến của họ luôn và xem xét mục đích thực sự của những hành vi đó.

    Hãy theo đuổi đam mê, thành công sẽ đến với bạn.

    Hotline: 0989.422.798. Luật sư - Hãng luật Hai Nguyen & Cộng Sự. Lya BuilDing, phòng 12 A, Chung cư Viện chiến lược Bộ Công An, Nguyễn Chánh, Cầu Giấy, Hà Nội.

    Website: http://lamchuphapluat.vn/

    Tư vấn luật miễn phí: http: http://duongleuocan.blogspot.com/

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Anlhk33-DLU vì bài viết hữu ích
    lsthaibinh (20/12/2017)
  • #479182   20/12/2017

    lsthaibinh
    lsthaibinh

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:16/04/2017
    Tổng số bài viết (23)
    Số điểm: 295
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1 lần


    Anlhk33-DLU viết:

    Mình xin nêu ý kiến cá nhân như này: Theo mình thấy quy định tại khoản 1 Điều 48 Luật phá sản 2014 đều là những quy định nhằm hạn chế việc tẩu tán tài sản của doanh nghiệp, tránh trường hợp doanh nghiệp có tài sản để trả nợ nhưng lại thực hiện những hành vi trốn nợ, làm lợi cho mình ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của những người liên quan.

    Vì vậy, để người quản lý doanh nghiệp tránh bị Tòa án tuyên bố không được quyền thành lập doanh nghiệp, hợp tác xã không được làm người quản lý trong 3 năm thì cần tuân thủ quy định tại Điều 49 và tốt nhất là các gì liên quan đến nghĩa vụ tài chính, tài sản của doanh nghiệp thì cứ báo cáo quản tài viêndoanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản, hỏi ý kiến của họ luôn và xem xét mục đích thực sự của những hành vi đó.

    Cảm ơn bạn nhé. Bạn đã đi sâu vào các trường hợp cần tránh tại Điều 48. Thế còn tại Điều 28 thì có phải là nếu người quản lý doanh nghiệp không nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản (mà để cho người khác hoặc cơ quan khác mở) tức là khi mất khả năng thanh toán không tự giác mở thì cũng có thể bị cấm thành lập, đảm nhiệm 3 năm đúng không bạn ơi?

     
    Báo quản trị |  
  • #516676   09/04/2019

    Theo quy định tại Khoản 5 Điều 18 . Quyền, nghĩa vụ của người tham gia thủ tục phá sản thì "Những người theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 5 của Luật này không nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Trường hợp có thiệt hại phát sinh sau thời điểm doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán do việc không nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản gây ra thì phải bồi thường." Nên, khi mất khả năng thanh toán không tự giác mở thì không phải là có thể bị cấm thành lập, đảm nhiệm 3 năm mà là có nguy cơ bị liên quan đến hình sự bạn ạ,

     
    Báo quản trị |