Hành vi xây tường bao chặn lối đi chung xử phạt như thế nào?

Chủ đề   RSS   
  • #567097 29/01/2021

    thuychichu
    Top 50
    Female
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/05/2017
    Tổng số bài viết (1433)
    Số điểm: 12415
    Cảm ơn: 63
    Được cảm ơn 282 lần


    Hành vi xây tường bao chặn lối đi chung xử phạt như thế nào?

    Giả sử, Ông A và Ông B cạnh nhà nhau và có sử dụng một lối đi chung hiện nay ông A xây tường bao chặn lối đi không cho ông B đi. UBND đã lập biên bản đối với ông A về tội lấn chiếm đất đai công yêu cầu tháo dỡ trả lại hiện trạng ban đầu, nhưng ông A không thực hiện .

    Vậy UBND xã có cưỡng chế và xử phạt hành chính với ông A được không căn cứ tại luật nào?

    Thứ nhất: Quy định về xử phạt vi phạm hành chính đối với hành nêu trên. Bạn có thể tham khảo hai quy định tại Điều 14 và Điều 16 của Nghị định 91/2019/NĐ-CP

    "Điều 14. Lấn, chiếm đất

    4. Trường hợp lấn, chiếm đất phi nông nghiệp, trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều này tại khu vực nông thôn thì hình thức và mức xử phạt như sau:…": >>> Phạt từ 10.000.000 - 500.000.000 đồng tương ứng với diện tích lấn chiếm từ dưới 0,05 héc ta - từ 01 héc ta trở lên.

    7. Biện pháp khắc phục hậu quả:

    a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm đối với các hành vi vi phạm tại các khoản 1, 2, 3, 4 và khoản 5 của Điều này và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm; trừ trường hợp trường hợp quy định tại điểm b và điểm c khoản này;

    b) Buộc đăng ký đất đai theo quy định đối với trường hợp có đủ điều kiện được công nhận quyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 22 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP;

    c) Buộc thực hiện tiếp thủ tục giao đất, thuê đất theo quy định đối với trường hợp sử dụng đất khi chưa thực hiện xong thủ tục giao đất, thuê đất;

    d) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này; số lợi bất hợp pháp được xác định theo quy định tại khoản 2 Điều 7 của Nghị định này.

     “Điều 16. Gây cản trở hoặc thiệt hại cho việc sử dụng đất của người khác

    “… 2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với trường hợp đưa chất thải, chất độc hại lên thửa đất của người khác hoặc thửa đất của mình gây cản trở hoặc thiệt hại cho việc sử dụng đất của người khác.

    … 4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

    Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm đối với trường hợp quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.”

    Thứ hai: Ta nên lưu ý về thẩm quyền xử phạt được quy định tại Điều 38 của Nghị định 102/2014/NĐ-CP nhé (Điều 38. Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp trong việc xử phạt vi phạm hành chính). Không phải Chủ tịch UBND cấp xã được mặc nhiên xử phạt.

    Thứ ba: Nếu thẩm quyền xử phạt là đúng quy định pháp luật, trong quyết định xử phạt đó có nói rõ là bên vi phạm buộc phải khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất, thì người bị xử lý phải có nghĩa vụ chấp hành nghiêm chỉnh.

    Trong trường hợp, người vi phạm không chấp nhận thi hành, thì sẽ bị cưỡng chế thi hành theo quy định tại mục 5 chương 2 (từ Điều 33 đến Điều 35) của Nghị định 166/2013/NĐ-CP quy định về cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.  

    Trên đây là quan điểm của mình. Mong mọi người có thể góp ý thêm.

     
    1866 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #567637   03/02/2021

    hongthai0815
    hongthai0815

    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:12/11/2010
    Tổng số bài viết (8)
    Số điểm: 40
    Cảm ơn: 15
    Được cảm ơn 7 lần


    Chào anh!

    Em cũng từng gặp một trường hợp tương tự trong quá trình công tác. Nội dung vụ việc hoàn toàn tương tự. em cũng không nêu lại mà muốn đưa quan điểm thảo luận thêm, rất mong được góp ý để có cách giải quyết đúng quy định và hợp lý nhất.

     Trường hợp em gặp trong quá trình tiếp nhận và xử lý đơn thư với nội dung vụ việc như trên. Bên em đã tham mưu văn bản gửi UBND xã xử lý áp dụng các biện pháp, khẩn cấp tạm thời do 2 bên có xung đột gay gắt và một bên là người già leo đơn, tuổi cao ở một mình... Giao UBND xã khắc phục khôi phục lối đi và tiến hành hòa giải mâu thuẫn.

    Tuy nhiên, sau khi UBND xã đã tiến hành hoàn giải một bên vẫn tiếp tục, để vật liệu xây dựng chắn lối đi chung. UBND huyện đã yêu cầu UBND xã tiến hành lập biên bản vi phạm ban đầu. ...>>>.

    Sau quá trình xử lý:Căn cứ được áp dụng sử lý trường hợp này là Nghị định số 34/2010/NĐ-CP ngày 02/4/2010 của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và Nghị định số 71/2012/NĐ-CP ngày 19/9/2012 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2010/NĐ-CP và các quy định có liên . Tức là xác định đây là vi phạm trong lĩnh vực giao thông.

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hongthai0815 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (03/02/2021)