Hành vi sau có được coi là lừa đảo

Chủ đề   RSS   
  • #85444 27/02/2011

    baongoc711

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/02/2011
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Hành vi sau có được coi là lừa đảo

    Câu hỏi 1:

    Anh chị em làm kinh doanh có gặp phải một số rắc rối sau xin tư vấn giúp em:

    - Anh chị em (bên A) có mối quan hệ thân thiết với 1 gia đình bên B và có vay 1 bên B số tiền 1tỷ (vào tháng 8/2010) nhưng thay vì phải viết giấy vay nợ thì gia đình đó lại làm 1 cái hợp đồng (hợp đồng do bên B tự làm) gọi là hợp đồng đặt cọc tiền nhà (nhà giá4,5 tỷ) với nội dung như sau:

    + Bên B đặt cọc cho bên A 1tỷ số tiền còn lại sau khi bên A sang tên sổ đỏ thì bên B sẽ thanh toán hết. trong vòng 90 ngày nếu như bên B không mua nhà thì bên B sẽ mất tiền đặt cọc và phải nộp phạt thêm 2tỷ nữa.

    + Trong hợp đồng có 1 điều khoản mà anh chị nhà em đã không đọc kỹ đó là :" #ff0000;">bên A xin cam đoan ngôi nhà đó bên A chưa bán hay chưa cầm cố cho bất kỳ 1 cá nhân hay tổ chức nào"  nhưng thực tế trước đó 1 ngày bên anh chị em đã cầm cố để vay nợ ngân hàng.

    Vì thực tế là anh chị em không có ý định bán nhà nên không nghĩ nhiều đến những câu chữ đó mà đây chính là mưu đồ có tính toán từ trước của bên B đã cố tình lợi dụng sự tin tưởng của bên A để đưa bên A vào thế bắt buộc phải bán nhà giá rẻ cho bên B.

    Đến tháng 1/2011 do Bên A kinh doanh gặp khó khăn chưa trả đủ tiền cho bên B nên bên B đã trở mặt làm đơn tố cáo với bên công an hình sự rằng bên A có hành vi lừa đảo để chiếm đoạt tài sản của bên B dựa vào câu chữ mà bên B đã sắp đặt từ trước để muốn chiếm đọat ngôi nhà của bên A.

    Theo em được biết thì luật mới quy định thì nhà đem đi cầm cố vẫn được quyền bán vì đó vẫn thuộc tài sản của mình. Nhưng bên B vin vào những câu chữ mà bên B đã cố tình gài sẵn từ trước để kiện bên A là đã lừa đảo bên B vì đã đi cầm cố trước khi làm hợp đồng đặt cọc bán nhà với bên B thực chất bên B đã biết căn nhà đó bên A đã đem đi cầm cố vay ngân hàng.

    + Sau khi quá hạn 90 ngày quy định theo như hợp đồng bên B đã cố tình chuyển thêm 1tỷ vào tài khoản của bên A nhằm mục đich hợp lệ chuyện mua bán nhà cửa nhưng bên A đã chuyển trả lại số tiền 1 tỷ đó và thanh toán 370tr bằng tiền mặt (có chứng từ kèm) vì thực tế bên A không muốn bán nhà mà chỉ là đi vay.

    Sau đó bên A đã nhiều lần gọi bên B đến để thanh toán nốt số tiền đặt cọc còn lại nhưng bên B đã không đến gặp và kiên quyết gửi đơn kiện lên toà án hình sự.

    Theo các bạn thì hành vi trên của bên A có được coi là tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản không? và theo các bạn thì toà sẽ sử lý ntn về tội này.

    Câu hỏi 2

    - Trong quá trình mua hàng hoá của các đối tác bên anh chị em còn nợ lại các khách hàng một khoản tiền (>50trieu đồng,<= 500trieu) nhưng do gặp khó khăn vì đầu tư vào sản xuất hàng hoá nên chưa thể thanh toán ngay số tiền nợ đó cho các khách hàng được.

    Mà bây giờ vì đang bị bên gia đình (ở câu hỏi 1) kiện nên nếu như vụ kiện này diễn ra có khả năng các đối tác kia nghĩ là anh chị đang phá sản nên tiếp tục đâm đơn kiện đòi anh chị em phải thanh toán công nợ cho họ thì như vậy anh chị em sẽ càng gặp khó khăn hơn.

    Vậy nếu các đối tác đâm đơn kiện anh chị em thì anh chị em có bị khép vào tội chiếm đoạt tài sản không? Anh chị em phải làm gì lúc này để giải quyết việc công nợ với các đối tác kia vì anh chị em không thể thanh toán các công nợ đó ngay 1 lúc được.

    Xin sớm hồi âm cho em. Em xin chân thành cảm ơn.

     
    5768 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #85523   28/02/2011

    Ls.Phu
    Ls.Phu
    Top 500
    Male
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/05/2010
    Tổng số bài viết (167)
    Số điểm: 1073
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 23 lần


    Bạn có thể tham khảo quy định pháp luật về Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản sau đây để có sự cân nhắc & tư vấn cho anh chị của bạn

    Điều 140 BLHS

      a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian  dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó;

      b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó  vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.


    Chúc bạn và gia đình may mắn

    Trân trọng!

    TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT MIỄN PHÍ 1900 6236

    Website: www.phuluatsu.com

    Hãng luật PHÚ & Luật sư

    Mobile: 0922 822 466

    Add:40 Lê Vĩnh Hòa, Q. Tân Phú, HCM

    Office: A15-1B Cao ốc MBBabylon, 683 Âu Cơ, Quận Tân Phú, TpHCM

    Email: phu.lawyers@gmail.com

    ----------------------------------------------------

    TƯ VẤN THU HỒI NỢ "XẤU", TƯ VẤN ĐÒI NỢ

    www.tuvanthuno.com

    www.tuvandoino.com

    www.dichvuthuno.com.vn

    ----------------------------------------------------

    Sàn mua bán dự án - mua bán doanh nghiệp trực tuyến

    www.DuAnOnline.com

    ----------------------------------------------------

    LUẬT SƯ DÂN SỰ: www.luatsudansu.net

    LUẬT SƯ HÌNH SỰ: www.luatsuhinhsu.net

    LUẬT SƯ ĐẤT ĐAI: www.luatsudatdai.com

    TƯ VẤN GIẤY PHÉP: www.tuvangiayphep.net

    ----------------------------------------------------

    DANH BẠ LUẬT SƯ VIỆT NAM: www.danhbaluatsu.net

     
    Báo quản trị |