Hành vi đe dọa, tấn công chủ nợ sẽ bị xử lý như thế nào?

Chủ đề   RSS   
  • #603428 21/06/2023

    xuanuyenle
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam
    Tham gia:02/08/2022
    Tổng số bài viết (2298)
    Số điểm: 79679
    Cảm ơn: 78
    Được cảm ơn 1671 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Hành vi đe dọa, tấn công chủ nợ sẽ bị xử lý như thế nào?

    Tranh chấp, ẩu đả về việc mượn nợ có lẽ chúng ta đã nhiều lần bắt gặp hay thậm chí đưa tin trên các trang báo giữa chủ nợ và con nợ. Tuy nhiên, thông thường hành vi đe dọa, tấn công sẽ xuất phát từ chủ nợ- người muốn đòi lại tiền, thế nhưng trong trường hợp ngược lại con nợ đe dọa, tấn công chủ nợ thì giải quyết như thế nào?

    Trước đó, trên Cổng thông tin điện tử Bộ Công an, có người dân gửi đến câu hỏi như sau:

    Thời gian qua, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 kéo dài nên cuộc sống của nhiều người dân gặp nhiều khó khăn. Ngoài việc tìm sự hỗ trợ từ ngân hàng nhiều người đã tìm đến các công ty tài chính để vay tiền vì thủ tục vay đơn giản, không cần tài sản đảm bảo. Tuy nhiên, khi đến thời hạn trả thì nhiều người vay đã không trả tiền chủ nợ mà lại có hành vi đe dọa, tấn công ảnh hưởng đến tính mạng của bản thân và gia đình của chủ nợ.

    Câu hỏi được đưa ra là theo quy định của pháp luật, hành vi đe dọa và tấn công chủ nợ sẽ bị xử lý như thế nào? Hiện pháp luật đã có những quy định gì để bảo vệ người cho vay?

    Bộ công an có câu trả lời cho vướng mắc này của người dân như sau:

    Hành vi đe dọa, tấn công chủ nợ sẽ bị xử lý như thế nào?

    Trường hợp người vay có hành vi đe dọa, tấn công nhằm xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản và các quyền, lợi ích hợp pháp khác của chủ nợ thì tùy thuộc vào hành vi nguy hiểm và hậu quả đã xảy ra, người đó có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), như: 

    Điều 123 (Tội giết người); Điều 133 (Tội đe dọa giết người); Điều 134 (Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác); Điều 168 (Tội cướp tài sản); Điều 170 (Tội cưỡng đoạt tài sản).

    Trường hợp chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì người có hành vi vi phạm có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định 144/2021/NĐ-CP ngày 31/12/2021 của Chính phủ. 

    2. Hiện pháp luật đã có những quy định gì để bảo vệ người cho vay?  

    Căn cứ tại Điều 463, 465, 466, 467, 468 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định rất cụ thể về hợp đồng vay tài sản; lãi suất trong hợp đồng vay tài sản; nghĩa vụ của bên cho vay và bên vay; về việc sử dụng tài sản để điều chỉnh đối với hoạt động vay tài sản trong giao dịch dân sự. 

    Theo đó, người cho vay sẽ được pháp luật bảo vệ trong trường hợp thực hiện đúng quy định tại Bộ luật Dân sự với mức lãi suất do các bên tự thỏa thuận và không vượt quá 20%/năm của khoản vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn theo quy định của Bộ luật Dân sự thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực. 

    Trường hợp người vay không chịu trả số tiền đã vay thì người cho vay có thể khởi kiện ra Tòa án nhân dân nơi xảy ra hoạt động cho vay hoặc gửi đơn tố giác đến cơ quan điều tra nếu xác định có dấu hiệu của tội phạm.

    Nguồn: Cổng TTĐT Bộ Công an

     
    717 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn xuanuyenle vì bài viết hữu ích
    admin (12/07/2023)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận