Hành hung để tẩu thoát và vấn đề chuyển hóa tội phạm

Chủ đề   RSS   
  • #419861 27/03/2016

    nguyenquocbao2795

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/03/2014
    Tổng số bài viết (8)
    Số điểm: 115
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 7 lần


    Hành hung để tẩu thoát và vấn đề chuyển hóa tội phạm

     
    Theo Bộ luật hình sự hiện hành, tình tiết hành hung để tẩu thoát được xác định là tình tiết tăng nặng đối với một số tội phạm như Tội cướp giật tài sản (điểm đ khoản 2 Điều 136), Tội cướp tài sản (điểm đ khoản 2 Điều 138). Tuy nhiên, liệu có phải mọi hành vi hành hung khi tẩu thoát đều được xem là tình tiết tăng nặng “hành hung để tẩu thoát” theo pháp luật hình sự hay không?
     
    Bộ luật hình sự 1999 quy định về tình tiết hành hung để tẩu thoát, tuy nhiên, không đưa ra định nghĩa thế nào là hành hung để tẩu thoát. Tại Mục 6 thông tư liên tịch 02/2001 thì trường hợp hành hung để tẩu thoát bao gồm 2 trường hợp:
     
    Thứ nhất, người phạm tội chưa chiếm đoạt được tài sản thì bị phát hiện và người phạm tội có hành vi chống trả lại người phát hiện nhằm tẩu thoát.
     
    Thứ hai, người phạm tội đã chiếm đoạt được tài sản đó thì bị phát hiện và người phạm tội có hành vi chống trả lại người phát hiện nhằm tẩu thoát.
     
    Trong trường hợp nạn nhân hoặc người khác giành lại được tài sản mà người phạm tội trộm hoặc cướp giật được, mà người phạm tội tiếp tục dùng bạo lực hoặc đe dọa dùng bạo lực ngay lập tức để một lần nữa chiếm đoạt tài sản đó thì đây không phải là trường hợp “hành hung để tẩu thoát” mà sẽ chuyển hóa từ Tội trộm cắp hoặc cướp giật tài sản thành Tội cướp tài sản.
     
    Thực tiễn cho thấy rất nhiều trường hợp mặc dù người phạm tội không có chủ định cướp tài sản mà chỉ có ý định trộm cắp nhưng hành vi của người phạm tội này vẫn bị truy tố với Tội cướp tài sản. Một tình huống thực tế thường gặp như:
     
    A lén lút đột nhập vào nhà của ông B và bà C vào buổi đêm. A cạy tủ và lấy được 1 sợi dây chuyền vàng trị giá 5000 USD. Trên đường tẩu thoát khỏi nhà, A vô tình làm rớt 1 cái ly khiến cho ông B thức giấc và phát hiện hành vi trộm cắp của A. Ông B giật lại sợi dây chuyền trên tay A rồi kéo áo không cho A chạy. A liền thả tay khỏi sợi dây chuyền rồi đánh một cái vào tay ông B và nhanh chóng tẩu thoát.
     
    Có thể thấy rằng, trường hợp này, mục đích của A không còn nhằm chiếm đoạt tài sản nữa, A đã bỏ lại tài sản và việc hành hung ông B chỉ đơn thuần để giúp A có thể tẩu thoát. Trường hợp này, hành vi của A chỉ cấu thành Tội trộm cắp tài sản với tình tiết tăng nặng là “hành hung để tẩu thoát”. Tuy nhiên, cũng là tình huống trên nhưng nếu A vẫn bằng mọi cách giật lại sợi dây chuyền trên, đồng thời đánh ông A thì thời điểm đó, hành vi của A không còn thuộc nội hàm của Tội trộm cắp tài sản mà đã được chuyển hóa thành Tội cướp tài sản.
     
    Cập nhật bởi nguyenquocbao2795 ngày 27/03/2016 12:19:38 CH Thêm liên kết
     
    23616 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn nguyenquocbao2795 vì bài viết hữu ích
    quynhnga96 (31/03/2016) ntdieu (27/03/2016)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #421396   12/04/2016

    TranTamDuc.1973
    TranTamDuc.1973
    Top 50
    Male
    Lớp 8

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/03/2016
    Tổng số bài viết (1355)
    Số điểm: 10622
    Cảm ơn: 178
    Được cảm ơn 1120 lần
    Moderator

    Bạn nguyenquocbao2795 nói đúng, tuy nhiên bạn có 1 cái sai nằm ngay ở "lời dẫn" : điểm đ khoản 2 điều 138 BLHS hiện hành qui định về  tội trộm cắp tài sản chứ không phải tội cướp tài sản (điều 133 BLHS hiện hành). Trân trọng.

    VĂN PHÒNG LUẬT SƯ QUANG THƯỢNG - 0907 829 557

    231/3A đường Chiến Lược, KP 18, Phường Bình Trị Đông, Quận Bình Tân, TPHCM

     
    Báo quản trị |