Hai Giáo sư tranh cãi: Thi tốt nghiệp THPT

Chủ đề   RSS   
  • #270855 21/06/2013

    phamthanhhuu
    Top 25
    Male
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:20/07/2012
    Tổng số bài viết (3535)
    Số điểm: 109378
    Cảm ơn: 401
    Được cảm ơn 4357 lần


    Hai Giáo sư tranh cãi: Thi tốt nghiệp THPT

    Câu chuyện thi tốt nghiệp Trung học phổ thông gây ra nhiều tốn kém, tỉ lệ đỗ tốt nghiệp gần 100% nên nhiều người cho rằng nên bỏ kỳ thi này. Để làm rõ vấn đề này, bài viết xin trích dẫn ý kiến trái chiều của hai vị Giáo sư:

    Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết: “Tôi cho rằng không có lý do gì để bỏ thi tốt nghiệp THPT. Dư luận cũng không nên đặt ra vấn đề này nữa”.

    Mục đích tổ chức thi nhằm kiểm tra kiến thức học sinh. Ngành giáo dục tự đánh giá công tác đào tạo của mình. Trên thực tế, chúng ta đã bỏ hai kỳ thi tốt nghiệp tiểu học và THCS. Suốt 12 năm học, học sinh chỉ còn một kỳ thi tốt nghiệp THPT. Bỏ tiếp kỳ thi này, dễ dẫn đến tình trạng học sinh chủ quan, thờ ơ với chuyện học hành.

    Còn Giáo sư Nguyễn Lân Dũng: “Chúng ta nên bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT, nhưng vẫn phải dựa trên cơ sở xét học bạ để đánh giá học sinh có đủ điều kiện để cấp bằng hay không”

    Chia sẻ vấn đề trên, GS.TS. Nhà giáo nhân dân Nguyễn Lân Dũng cho rằng, nên bỏ kỳ thi tốt nghiệp nhưng vẫn phải dựa trên cơ sở xét học bạ để cấp bằng tốt nghiệp THPT cho học sinh. Bằng tốt nghiệp do hội đồng thi các trường xem xét và đề nghị giám đốc các sở GD-ĐT quyết định, ký bằng. Để làm được điều này, sở giáo dục phải có trách nhiệm thẩm tra danh sách hội đồng thi gửi lên xem có đúng với thực chất từng trường hay không. Quan trọng hơn là tinh thần trách nhiệm của từng giáo viên và hội đồng giáo viên của từng trường THPT. Khi học sinh chưa đủ điều kiện thì phải cho học lại và không được xét tốt nghiệp.

    Theo GS Lân Dũng, có một thực tế là nếu môn học nào mà học sinh không thi tốt nghiệp hoặc không thi đại học thì các em sẽ không chịu học. Kiến thức sẽ hụt hẫng và giáo viên sẽ không còn hứng thú để giảng dạy các môn học ấy. Do vậy, giáo viên cần đánh giá học lực thật của học sinh qua học bạ để xét lên lớp và để xem xét việc cấp bằng tốt nghiệp. Làm được như vậy mới có thể bỏ kỳ thi tốt nghiệp.

    Còn thành viên Dân Luật thì nghĩ như thế nào? Ai đúng ai sai? Nên bỏ hay không?

     
    4839 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn phamthanhhuu vì bài viết hữu ích
    songdehoivahoc (21/06/2013)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #270895   21/06/2013

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14972)
    Số điểm: 100055
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5369 lần
    SMod

    Tôi theo ý của bác Dũng, nhưng lý do là bởi vì thi tốt nghiệp hiện nay quá hình thức, gần như đậu 100% với mức điểm khá cao, trong khi cũng những học sinh đó khi thi đại học lại có điểm  thấp một cách không hợp lý.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn ntdieu vì bài viết hữu ích
    phamthanhhuu (22/06/2013)
  • #270939   22/06/2013

    phamthanhhuu
    phamthanhhuu
    Top 25
    Male
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:20/07/2012
    Tổng số bài viết (3535)
    Số điểm: 109378
    Cảm ơn: 401
    Được cảm ơn 4357 lần


    ntdieu viết:

    Tôi theo ý của bác Dũng, nhưng lý do là bởi vì thi tốt nghiệp hiện nay quá hình thức, gần như đậu 100% với mức điểm khá cao, trong khi cũng những học sinh đó khi thi đại học lại có điểm  thấp một cách không hợp lý.

    Em hoàn toàn động ý với bác ntdieu!

    Thi tốt nghiệp THPT hiện nay là tốn tiền, tốn thời gian, tốn công sức, tốn sự lo lắng, tóm lại là từ tốn đến tốn. Chỉ được 1 kết quả là:"kì thi diễn ra thành công tốt đẹp"

     
    Báo quản trị |  
  • #270958   22/06/2013

    boyluat
    boyluat
    Top 50
    Male
    Lớp 12

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2010
    Tổng số bài viết (1808)
    Số điểm: 19520
    Cảm ơn: 358
    Được cảm ơn 810 lần


    Phải xem lý do tại sao hai bác ấy bảo bỏ / ko bỏ có hợp lý hay không thì mới kết luận được chứ.

    Còn mình đơn giản là nên giữ và thắt chặt hơn nữa việc thi tốt nghiệp, bỏ hoàn toàn việc thi đại học.

    Bỏ thi đại học vì nó vi hiến. Đơn giản vì có thi đại học =>> tôi ngu si thì tôi không được đi học.

    Đơn giản chỉ cần tuân theo nguyên tắc thả lỏng đầu vào, thắt chặt đầu ra, việc học hành ắt thành.

    Cơ chế thi cử của VN ta ngược hoàn toàn với các nền giáo dục của các nước văn minh trên thế giới.

    Bảo sao giới trẻ đa số ngày càng ngu muội.

    Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.

    Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.

    Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.

    Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)

    M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.

     
    Báo quản trị |