Gửi xe không vé, mất xe: Trách nhiệm bồi thường như thế nào?

Chủ đề   RSS   
  • #512358 16/01/2019

    nguyenducphong_123456
    Top 500
    Male
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:05/11/2018
    Tổng số bài viết (154)
    Số điểm: 3561
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 122 lần


    Gửi xe không vé, mất xe: Trách nhiệm bồi thường như thế nào?

    Trước tiên việc gửi xe sẽ được thành lập bằng hợp đồng, việc thành lập hợp đồng ở đây không phải là việc làm một bản hợp đồng có đầy đủ ngày, tháng, năm rồi quy định về quyền và nghĩa vụ các bên. Việc thành lập hợp đồng ở đây được thực hiện rất đơn giản có thể thực hiện bằng hợp đồng miệng, vé giữ xe hoặc thẻ giữ xe điện tử. Đây được coi là một loại hợp đồng theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015.

    Điều 557. Nghĩa vụ của bên giữ tài sản

    ……

    4. Phải bồi thường thiệt hại, nếu làm mất, hư hỏng tài sản gửi giữ, trừ trường hợp bất khả kháng.

    Phải bồi thường thiệt hại, nếu làm mất, hư hỏng tài sản gửi giữ, trừ trường hợp bất khả kháng. Đó là câu trả lời cho câu hỏi mà mình đã đặt ra ở tiêu đề bài viết.

    Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép. Vậy ngoài trường hợp bất khả kháng sẽ được bồi thường.

    Tuy nhiên tình hình thực tế không phải vậy, cuộc sống có rất nhiều trường hợp xảy ra ta không thể cứ căn cứ vào một quy định của pháp luật mà áp dụng cứng nhắc được.

    Việc có bồi thường hay không và bồi thường như thế nào còn căn cứ vào rất nhiều nội dung của tình hình thực tế thì mới xác định được.

    Một số yếu tố để xác định việc bồi thường:

    + Người giữ xe có thực hiện hoạt động giữ xe hay không

    Việc giữ xe ở đây không phải chỉ là việc nơi đó đăng ký giữ xe với pháp luật thì mới coi là có hoạt động giữ xe, việc giữ xe này có thể đó là nơi mọi người vẫn thường hay gửi xe, có thu tiền gửi xe. Một số trường hợp mà ta gửi nhờ người quen hay bạn bè, nơi đó không thực hiện giữ xe và không có lấy tiền gửi xe thì việc được bồi thường trong trường hợp này là rất ít.

    + Việc giao kết giữa hai bên

    Phải có sự đồng ý của hai bên, như việc bản thân mình có đến gửi xe, có nhờ người đó giữ xe và người đó cũng đồng ý giữ dùm mình. Với trường hợp mà chúng ta gửi nhưng người giữ lại không nhận thì tất nhiên chúng ta sẽ không được bồi thường. Một câu mà chúng ta có thể nghe như: “Để thì để, mất thì chịu chứ tôi không coi”. Trong trường hợp như thế này thì được xác định bên kia đã từ chối giao kết hợp đồng với bạn, lúc đó yêu cầu bên kia bồi thường là không thể.

    + Căn cứ vào nội dung của hợp đồng

    >>> 3 điều cần biết khi giao kết hợp đồng miệng

    Hợp đồng miệng thì đôi khi sẽ không có nội dung về thời gian lấy xe và có thể mỗi bên nói một nội dung khác nhau. Nhưng khi chúng ta gửi xe tại nơi có vé xe thì trên đó sẽ có nội dung cụ thể “ Vé xe chỉ có giá trị trong ngày”. Đây là điều chúng ta cần phải lưu ý. Thường các nơi giữ xe chỉ giữ trong ngày và nội dung này được in trên vé xe. Nếu trong trường hợp trong ngày mà nơi giữ làm mất xe thì chúng ta hoàn toàn có thể khỏi kiện đòi bồi thường. Nhưng nếu đã hết ngày chúng ta không đến lấy và bên kia làm mất sẽ thì khả năng được bồi thường là rất ít.

    Mọi người cần lưu ý, trước đây cũng nhiều báo đưa tin về việc vé giữ xe với nội dung “vé không có giá trị lấy xe” có thể là do việc chỗ giữ xe tiết kiệm nên dùng phần còn lại của cuốn phiếu giữ xe. Để bảo vệ quyền lợi của bản thân, khi gửi xe, đặc biệt là những nơi mới lạ thì lúc lấy phiếu giữ xe nên chú ý vào nội dung trên phiếu gửi xe. Nếu chúng ta bị mất xe thì vẫn có một bằng chứng hợp lệ để yêu cầu bồi thường.

    Nguồn: Internet

    Về mức bồi thường pháp luật không quy định mức bồi thường và phần trăm bồi thường là bao nhiêu, do đó chi phí bồi thường sẽ là chi phí thực tế đối với tài sản tại thời điểm để xảy ra mất mát tài sản trên, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác về mức bồi thường này.

    Trong trường hợp hai bên không thỏa thuận được mức bồi thường thì tòa án sẽ căn cứ vào loại xe, thời gian sử dụng và sẽ cho giám định để xác định giá trị bồi thường của chiếc xe.

    Qua đây thì mình cũng lưu ý một số vấn đề về việc gửi xe

    + Nên có giấy tờ hoặc bằng chứng cụ thể cho việc gửi xe: Việc gửi xe bằng thỏa thuận miệng giữa hai bên thì vẫn được bồi thường nhưng để đảm bảo chúng ta vẫn nên chọn nơi có vé gửi xe để chắc chắn.

    + Không nên để giấy tờ xe, vé xe trong cốp xe: Rất nhiều người để cả với giấy tờ xe trong cốp xe nhưng đây là một mối nguy hiểm. Nếu mất xe, chúng ta sẽ không có gì để chứng mình ta có gửi xe tại nơi đó, và giá trị xe của chúng ta là bao nhiêu để Tòa án có thể xác định giá trị bồi thường.

    Một số bản án có liên quan về việc bồi thường ngoài hợp đồng có liên quan đến việc gửi xe để mọi người có thể tham khảo thêm.

    1. Bản án 224/2017/DS-PT ngày 20/12/2017 về tranh chấp hợp đồng gửi giữ tài sản

    2. Bản án 47/2017/DS-PT ngày 25/09/2017 về tranh chấp hợp đồng gửi giữ tài sản

    3. Bản án 185/2017/DS-PT ngày 28/09/2017 về tranh chấp hợp đồng gửi giữ tài sản

    Cập nhật bởi nguyenducphong_123456 ngày 17/01/2019 10:07:48 SA
     
    7809 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận