Góp tiếng nói về chủ quyền quốc gia trên Biển đông

Chủ đề   RSS   
  • #106220 28/05/2011

    Votanhung
    Top 500
    Lớp 8

    Quảng Nam, Việt Nam
    Tham gia:28/02/2011
    Tổng số bài viết (346)
    Số điểm: 11325
    Cảm ơn: 24
    Được cảm ơn 49 lần


    Góp tiếng nói về chủ quyền quốc gia trên Biển đông

    Thưa các bạn !
    Câu chuyện Biển đông và các đảo tranh chấp ở Biển đông đến lúc phải lên tiếng gấp rút hơn bao giờ hết. Nếu theo đà này sự bình an trên Biển đông trong tương lai rất mong manh. và sớm muộn gì cuộc chiến thật sự trên Biển đông sẽ nổ ra.
    Trung quốc đòi chủ quyền đến 80% diện tích trên Biển đông, đòi đàm phán song với từng nước một có tranh chấp trong khi tất cả các nước khác đồng ý với nhau đàm phán đa phương. Cuộc chiến này chưa có hồi kết thì liên tiếp có nhiều thông tin mạng đưa tin Trung quốc đang gấp rút lên kế hoạch đánh chiếm Trường sa.
    Chúng ta nên hành xử như thế nào để buộc Trung quốc ngồi vào bàn đàm phán đa phương càng sớm càng tốt.

     
    53060 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

6 Trang «<3456>
Thảo luận
  • #115056   02/07/2011

    Votanhung
    Votanhung
    Top 500
    Lớp 8

    Quảng Nam, Việt Nam
    Tham gia:28/02/2011
    Tổng số bài viết (346)
    Số điểm: 11325
    Cảm ơn: 24
    Được cảm ơn 49 lần


    Tàu Bình Minh 2 đã bị phía Trung Quốc cắt cáp hồi cuối tháng Năm ở vùng lãnh hải được cho là thuộc Việt Nam, khiến người dân Việt Nam giận dữ xuống đường biểu tình phản đối.

     

    Các nguồn tin chưa được kiểm chứng từ Việt Nam cho hay một tháng sau vụ tàu Bình Minh 2, phía Trung Quốc lại có hành động định 'cắt cáp' của một tàu thăm dò địa chấn Việt Nam ngoài Biển Đông.

    Sự việc xảy ra với tàu của PetroVietnam nhưng không để lại hậu quả vì, theo mô tả của ba nguồn tin khác nhau, "các tàu hộ tống của Việt Nam đã vào kịp thời".

    Tàu của phía Trung Quốc vì thế đã đổi hướng nên hai bên không gây ra va chạm.

    Một số nhà báo tại Việt Nam tin rằng đây là một lần nữa, Trung Quốc "thử nắn gân" phía Việt Nam đúng lúc các lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam chúc mừng "sinh nhật" 90 của đảng Cộng sản Trung Quốc.

    Đặc biệt, một số nhà nghiên cứu Biển Đông tin rằng nơi xảy ra vụ "định cắt cáp" lần thứ ba gần với nơi tàu Viking của Việt Nam thuê bị phía Trung Quốc cắt cáp.

    Trong các lần trước, phía Trung Quốc nói các vụ "va chạm" xảy ra trong vùng thuộc chủ quyền của họ, điều bị Việt Nam bác bỏ.

    Mặt khác, phía chính quyền Việt Nam cũng lo ngại không khí bức xúc, đòi tiếp tục biểu tình phản đối Trung Quốc có thể diễn ra lần nữa vào cuối tuần này ở Hà Nội.

    Vụ Bình Minh 02 xảy ra hôm 26/5 và vụ tàu Viking 09/6 đã gây ra nhiều phản ứng trong dư luận Việt Nam.

    Cập nhật bởi boyluat ngày 02/07/2011 09:21:08 SA cập nhật nguồn
     
    Báo quản trị |  
  • #116075   07/07/2011

    Votanhung
    Votanhung
    Top 500
    Lớp 8

    Quảng Nam, Việt Nam
    Tham gia:28/02/2011
    Tổng số bài viết (346)
    Số điểm: 11325
    Cảm ơn: 24
    Được cảm ơn 49 lần


    Hãy cắt đức và vứt bỏ ngay đường lưỡi bò nham hiểm, độc ác của Trung quốc đối với Biển đông. 
     

    Bản chất lớn nhất của chính quyền Đại Hán là độc đoán bên trong và bành trướng xâm lược bên ngoài. Trong xâm lược bên ngoài, chúng lăm le nuốt chửng mọi nước láng giềng, tự nhận mình là trung tâm của thế giới, không giấu giếm ý đồ lâu dài là làm bá chủ thế giới bằng mọi cách. Chúng thôn tính một phần lớn Mông Cổ, toàn bộ Tân Cương, Tây Tạng, Mãn Châu, dùng tiền mua đất của một số nước thuộc Liên xô trước đây ở phần Châu Á. Tiêu diệt quyền tự do, nền độc lập của các nước này, khẳng định láo xược cái tội cướp nước khác bằng lá cờ ô nhục một sao đỏ lớn nằm trên 4 ngôi sao nhỏ.

     
    Báo quản trị |  
  • #117632   14/07/2011

    Votanhung
    Votanhung
    Top 500
    Lớp 8

    Quảng Nam, Việt Nam
    Tham gia:28/02/2011
    Tổng số bài viết (346)
    Số điểm: 11325
    Cảm ơn: 24
    Được cảm ơn 49 lần


    TOÀN VĂN VĂN BẢN KIẾN NGHỊ
    YÊU CẦU BỘ NGOẠI GIAO

     

    CUNG CẤP THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN QUAN HỆ VỚI TRUNG QUỐC

     

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

     

    Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

     

    Hà Nội,  ngày 2 tháng 7 năm 2011

     

    KIẾN NGHỊ

     

    YÊU CẦU BỘ NGOẠI GIAO CUNG CẤP THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN QUAN HỆ VỚI TRUNG QUỐC

     

    Kính gửi: Bộ Ngoại giao Việt Nam

     

    1 – Theo các thông tin báo chí, chúng tôi được biết ngày 25/6/2011, ông Hồ Xuân Sơn, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam, đã có buổi gặp gỡ và làm việc với Ông Trương Chí Quân, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Ông Đới Bỉnh Quốc, Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc.

    2 – Ngày 28/6/2011, trên bản tin tiếng Anh của Tân Hoa Xã, đã có bài China urges consensus with Vietnam on South China Sea issue về cuộc gặp gỡ  này trong đó có những thông tin:

     

    (i) Both countries are opposed to external forces getting involved in the dispute between China and Vietnam and vow to actively guide public opinion and guard against remarks or actions that undermine the friendship and trust between the people of the two countries, Hong said.”, tạm dịch như sau:

     

         “Cả hai nước đều phản đối những thế lực bên ngoài can dự vào tranh chấp giữa Trung Quốc và Việt Nam và nguyện sẽ tích cực hướng dẫn công luận và ngăn ngừa những lời bình luận hoặc hành động làm tổn hại tới tình hữu nghị và sự tin cậy giữa nhân dân hai nước, theo ông Hồng Lỗi ( Người phát ngôn Bộ ngoại giao Trung Quốc)  

     

    (ii)Chinese historical records show that in 1958, the Chinese government claimed the islands in the South China Sea as part of China's sovereign territory, and then Vietnamese Premier Pham Van Dong expressed agreement in his diplomatic note to then Premier Zhou Enlai.”,  tạm dịch như sau: 

     

    Những hồ sơ lịch sử của Trung Quốc đã cho thấy rằng năm 1958, chính phủ Trung Quốc đã khẳng định các hòn đảo trên Biển Hoa Nam như là bộ phận thuộc lãnh thổ quốc gia của Trung Quốc, và kế đó Thủ tướng Việt Nam Phạm Văn Đồng đã bày tỏ sự tán đồng trong bức thư ngoại giao ngắn của mình gửi tới Thủ tướng khi đó là ông Chu Ân Lai.

     

          Những thông tin trên chúng tôi không thấy đăng trên báo chí của Việt Nam.

     

    3 – Chúng tôi, những công dân Việt Nam ký tên dưới đây, căn cứ vào Điều 53- Hiến pháp của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam 1992 (HP 1992) “Công dân có quyền … tham gia thảo luận các vấn đề chung của cả nước và địa phương, kiến nghị với cơ quan Nhà nước,…”, và Điều 69 - HP 1992 “Công dân …có quyền được thông tin;…”,  kiến nghị Bộ Ngoại giao Việt Nam như sau: 

     

    a.) Yêu cầu ông Hồ Xuân Sơn cho biết thông tin do Tân Hoa Xã đưa như đã trích  mục 2 (i) nêu trên có đúng sự thật không ? 

     

    Trong trường hợp những thông tin trên của Trung Quốc không chính xác, yêu cầu phía Trung Quốc phải cải chính và xin lỗi.

     

    b.) Cho biết quan điểm của Việt Nam về bức thư  ngoại giao của Ông Phạm Văn Đồng năm 1958 nêu trong mục 2 (ii) trên đây ?

     

    c.) Thông tin chi tiết (toàn văn) thỏa thuận đã đạt được (nếu có) giữa Ông Hồ Xuân Sơn và đại diện Trung Quốc trong buổi gặp đó.

     

    Chúng tôi rất mong Bộ Ngoại giao sớm trả lời kiến nghị của công dân, thể hiện tôn trọng các quyền của công dân đã được ghi trong Hiến pháp. 

     

    Trân trọng,

     

    Những người ký tên vào Bản kiến nghị này:

     

    - Nguyễn Trọng Vĩnh

    - Nguyễn Huệ Chi

    - Hoàng Tụy

    - Chu Hảo

    - Phạm Duy Hiển

    - Lê Hiếu Đằng

    - Nguyên Ngọc

    - Nguyễn Quang A

    - Ngô Đức Thọ

    - Trần Nhương

    - Nguyễn Xuân Diện

    - Phạm Xuân Nguyên

    - Nguyễn Quang Thạch

    - Cao Thị Vũ Hương

    - Trần Vũ Hải

    - Trần Kim Anh

    - Hoàng Hồng Cẩm

    - Nguyễn Văn Phương

    Bản PDF tại đây

    http://xuandienhannom.blogspot.com/2011/07/yeu-cau-bo-ngoai-giao-cung-cap-thong.html

     

     
    Báo quản trị |  
  • #117915   15/07/2011

    BCTCtax
    BCTCtax
    Top 150
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:27/04/2011
    Tổng số bài viết (622)
    Số điểm: 6123
    Cảm ơn: 385
    Được cảm ơn 282 lần


    Tàu cá báo cáo bị hải quân nước ngoài bắt giữ, tịch thu hải sản

    Chiều 14.7, ông Võ Mưa (83 tuổi, ở P.6, TP Tuy Hòa, Phú Yên) cho biết qua máy ICOM, anh Võ Văn Sỹ (27 tuổi, ở cùng P.6, thuyền trưởng tàu cá PY-90369TS) đã điện báo tin là tàu cá PY-90368TS do anh Võ Văn Tú (31 tuổi, con ông Mưa, làm thuyền trưởng) cùng với 8 ngư dân trên tàu bị hải quân nước ngoài bắt giữ vào lúc 15 giờ ngày 13.7, trong lúc đánh bắt ở ngư trường Trường Sa.

     

    Hiện nay gia đình chưa có thông tin gì thêm về vụ việc trên. Ông Mưa đề nghị các cơ quan chức năng tạo điều kiện giúp đỡ để các ngư dân trên tàu cá PY-90368TS sớm trở về. Chiều cùng ngày, đại tá Nguyễn Văn Thắm - Chính ủy Bộ đội biên phòng tỉnh Phú Yên cho biết đang tiến hành xác minh nguồn tin báo của ngư dân về việc tàu cá PY-90368TS bị hải quân nước ngoài bắt giữ.

    * UBND xã Phổ Quang, huyện Đức Phổ (Quảng Ngãi) hôm qua cho biết #fdeada;">tàu cá QNg-98868TS do ngư dân Nguyễn Thừa (38 tuổi, ở xã Phổ Quang) làm thuyền trưởng cùng 9 ngư dân khác đã bị tàu chiến của Trung Quốc mang số hiệu 44861 rượt đuổi, lấy hải sản và đánh đập trong khi đang hành nghề lưới cản tại vùng biển quần đảo Hoàng Sa vào hôm 5.7.

    Theo thông tin ban đầu, sau một hồi rượt đuổi, tàu chiến Trung Quốc đã thả ca-nô gồm 10 người có trang bị súng, dùi cui xông lên tàu cá, đánh đập thuyền trưởng Thừa và lục soát khắp tàu lấy khoảng 1 tấn cá; sau đó đuổi không cho các ngư dân tiếp tục hành nghề tại vùng biển này nữa. Hiện tàu cá QNg-98868TS và các ngư dân vẫn chưa trở về địa phương.

    Đức Huy - Hiển Cừ

     
    Báo quản trị |  
  • #117919   15/07/2011

    BCTCtax
    BCTCtax
    Top 150
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:27/04/2011
    Tổng số bài viết (622)
    Số điểm: 6123
    Cảm ơn: 385
    Được cảm ơn 282 lần


    Tàu vận tải Trung Quốc đâm chìm một tàu cá Lý Sơn

    Cập nhật bởi Ketoansk ngày 15/07/2011 11:01:16 SA Cập nhật bởi Ketoansk ngày 15/07/2011 10:59:37 SA
     
    Báo quản trị |  
  • #118028   15/07/2011

    Votanhung
    Votanhung
    Top 500
    Lớp 8

    Quảng Nam, Việt Nam
    Tham gia:28/02/2011
    Tổng số bài viết (346)
    Số điểm: 11325
    Cảm ơn: 24
    Được cảm ơn 49 lần


    Nhật bản trước đây là nước có nền kinh tế đứng sau Mỹ ( trên Trung quốc ). Cả thế giới vui mừng và đua nhau mua tất cả các mặt hàng sản xuất ra từ Nhật bản. Bây giờ, kinh tế Trung quốc vươn lên đứng hàng thứ nhì thế giới ( vượt qua Nhật ), cả thế giới cảm thấy âu lo và càng âu lo thêm khi Trung quốc luôn luôn lăm le đến việc dùng sức mạnh quân sự đe dọa hoặc phô trương để thế giới sợ hải và Trung quốc hầu như lúc nào cũng nghĩ đến việc xâm lăng lãnh thổ các nước khác. Trong khi đó, hàng hóa sản xuất ra từ Trung quốc kém chất lượng, chứa nhiều chất độc hại, người dùng nếu chưa tử vong thì cũng phát bệnh hiểm nghèo về sau.
    Hiện nay, trên các trang web chuyên về đồ dùng, thức ăn trên thế giới đã mổ xẻ rất nhiều và cảnh báo cho tất cả mọi người tiêu dùng trên thế giới hãy lánh xa các mặt hàng sản xuất ra từ Trung quốc.

     
    Báo quản trị |  
  • #118041   15/07/2011

    Votanhung
    Votanhung
    Top 500
    Lớp 8

    Quảng Nam, Việt Nam
    Tham gia:28/02/2011
    Tổng số bài viết (346)
    Số điểm: 11325
    Cảm ơn: 24
    Được cảm ơn 49 lần


    Thu Anh
    Tác giả gửi cho DĐ-CTM           

    Trường Sa là một phần lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc trên biển Đông, mảnh đất mà bao thế hệ người Việt Nam đã và đang đổ mồ hôi công sức, trí tuệ và máu xương để bảo vệ, gìn giữ, dựng xây và phát triển.” (Phó Đô đốc Trần Thanh Huyền – Chính ủy Quân chủng Hải quân trong thư viết gửi báo Tuổi Trẻ ngày 11/7/2011).                            Nỗi tức giận của nhân dân Việt Nam trước hành động ngang ngược của Trung quốc.
    Nếu không giải quyết, tương lai càng khó
    khăn cho nhân dân Việt Nam bởi Trung quốc
    không từ bỏ âm mưu này.

    Báo chí cùng người dân trong và ngoài nước đang có những hành động chung tay “Vì biển đảo quê hương” hay như “Cả nước vì Trường Sa, Trường Sa vì cả nước”. Có thể nói, chưa có phong trào nào hướng về biển đảo mà cánh báo chí tập trung tuyên truyền phát động rộng rãi như lần này
    .

     
    Báo quản trị |  
  • #118918   20/07/2011

    Votanhung
    Votanhung
    Top 500
    Lớp 8

    Quảng Nam, Việt Nam
    Tham gia:28/02/2011
    Tổng số bài viết (346)
    Số điểm: 11325
    Cảm ơn: 24
    Được cảm ơn 49 lần


    Đuối lý Quay lại dạy khôn người khác để đỡ đuối

    Ngày 12.7 TTXVN loan tin: “Bắc Kinh đã kêu gọi Việt Nam và Philippines vận dụng "phương thức ngoại giao khôn khéo" để giải quyết những căng thẳng trên Biển Đông giữa lúc dấy lên những chỉ trích cho rằng Trung Quốc đang ngày càng hung hăng trong các tuyên bố của nước này”. Lời trên được phát đi từ bà Phó Oánh, thứ trưởng ngoại giao Trung Quốc.

              Đang hung hăng với vấn đề biển Đông, Trung Hoa phát đi thông điệp có vẻ mềm dẻo, khôn khéo. Nhưng thật sự phía sau vỏ ngôn ngữ đó là một mưu tính thâm hậu, khó lường. Và phía sau của cái thanh âm dịu giọng đó cũng là âm mưu về thôn tính biển Đông.

              Nếu Trung Quốc không đưa lưỡi bò chiếm hết biển Đông, chắc chắn không hề có những màn tranh cãi ngoại giao và hành động hung hăng cắt cáp tàu Việt Nam . Và cũng chẳng có trò hề việc Philippines đuổi Bí thư thứ nhất sứ quán Trung Quốc ra khỏi phòng họp.

              Trong lúc Trung Quốc như muốn dạy cách khôn khéo thì Trung Quốc lại không khôn khéo chút nào khi điều tàu ngư chính 46012 đi tuần tra vùng đảo Vành Khăn (Trường Sa), lãnh hải Việt Nam.

              Muốn có khôn khéo phải suy nghĩa, và trong lúc suy nghĩ, Trung Quốc đã nhanh chân điều tàu đi giương oai. Đấy vẫn là cách nói kẻ cả, như muốn đưa bẫy hai nước Việt Nam, Philippines vào những suy nghĩ nhân hậu, càng suy nghĩ nhiều càng tốt, càng suy nghĩ càng có thời gian nhiều để Trung Hoa độc diễn biển Đông. Quả là nội công hết sức thâm hậu khi phát ngôn ở Hồng Kông lời lẽ hoa mỹ cho truyền thông thế giới loan tin.

              Lời bà Phó Oánh như cái khiên nhung đón đỡ các chỉ trích từ báo chí, học giả, chính trị gia… thế giới. Nhưng nó dễ bị rách toác bởi mưu đồ chiếm lấy biển Đông bằng các hành động lộ liễu không có lớp nhung nào có thể bọc tốt khối tham ác tính đó

              Philippines trước đó đã có ý muốn đưa sự việc tranh chấp biển Đông lên Toà án của LHQ. Ông Del Rosario, ngoại trưởng Philippines nêu: “nếu Trung Quốc còn tiếp tục có những hành động gây hấn tương tự, Philippines sẽ đưa vấn đề lên Tòa án quốc tế về Luật biển (ITLOS). “Chúng tôi cho rằng cả hai nước đều phải đến ITLOS”. Rất tự tin trong lộ trình bảo vệ chủ quyền của mình. Rất minh bạch và chính nghĩa với biển đảo của mình. Rất khẳng khái với một đất nước muốn nuốt gọn biển Đông, Philippines dỏng dạc tuyên bố đến Toà án.

              Và tất nhiên, kẻ đi ăn cắp không đời nào dại đi đến sự phân xử đó. Bởi Trung Quốc đuối lý lẽ và minh chứng chủ quyền của mình qua đường lưỡi bò. Và chính ngày 12.7, AFP trích dẫn lời Hồng Lỗi, người phát ngôn BNG Trung Quốc: “Trung Quốc giữ quan điểm rằng tranh chấp ở Biển Đông nên được giải quyết thông qua đàm phán giữa các nước liên quan trực tiếp”. Đây là cách Trung Quốc muốn khôn khéo theo lối trịch thượng khi không chịu thừa nhận các pháp lý và quy chuẩn quốc tế.

              Đó cũng là sự sợ hãi khi hệ thống pháp lý LHQ minh bạch, nghiêm khắc. Trung Quốc không muốn đối mặt. Sợ. Rất sợ những phán xét công tâm từ quốc tế.

              Nếu công minh, Trung Quốc nên bước đến Toà án quốc tế về biển.

    Chỉ có con đường đó Trung Quốc mới có được danh dự với khu vực, cũng như các nước nhìn vào bằng trách nhiệm nước lớn.

              Bằng không, vẫn giữ nguyên thói o ép đàm phán “một một”, chắc chắn không bao giờ thế giới nhìn nhận Trung Quốc như một đất nước có thể tin tưởng. Vẫn là cường quốc nhà vườn rặt tính địa phương.

    Cu Làng Cát

     

     
    Báo quản trị |  
  • #119603   24/07/2011

    Votanhung
    Votanhung
    Top 500
    Lớp 8

    Quảng Nam, Việt Nam
    Tham gia:28/02/2011
    Tổng số bài viết (346)
    Số điểm: 11325
    Cảm ơn: 24
    Được cảm ơn 49 lần


    Hoan nghênh những phát biểu của Ngoại trưởng Clinton.
    Tranh chấp lãnh thổ phải có bằng chứng rõ ràng, không thể mập mờ và muốn gì được nấy. Trung quốc tại sao không giám đàm phán đa phương, tại sao không giám đứng trước sự sáng suốt của tòa án quốc tế để xử lý yêu sách của mình, ... Trung quốc là nước lớn, lẻ ra Trung quốc phải có trách nhiệm với thế giới, đằng này Trung quốc muốn thâu tóm thế giới đem về làm lợi cho mỗi Trung quốc mà thôi. Tại sao Trung quốc lại có ý nghĩ và có hành đông như vậy ?
     
    Báo quản trị |  
  • #120241   27/07/2011

    Votanhung
    Votanhung
    Top 500
    Lớp 8

    Quảng Nam, Việt Nam
    Tham gia:28/02/2011
    Tổng số bài viết (346)
    Số điểm: 11325
    Cảm ơn: 24
    Được cảm ơn 49 lần


    Ngạo mạn kiểu Trung quốc.
    Trung quốc nói :

    "Trung Quốc và các nước láng giềng có đủ khả năng, kinh nghiệm và hiểu biết để tự giải quyết".

    Mỹ không được tham gia vào giải quyết Biển đông. Nhưng điều này chỉ có mỗi Trung quốc nói chứ đâu phải 10 nước Đông Nam Á nói đâu. Giải quyết "song phương" nhưng từng nước phải công nhận, phải chấp nhận đó là của Trung quốc chứ không phải của nước nào. Trung quốc sợ đưa vấn đề Biển đông ra tập thể, LHQ vì Trung quốc không đủ lý luận để ăn nói với người khác.

     
    Báo quản trị |  
  • #121534   02/08/2011

    Votanhung
    Votanhung
    Top 500
    Lớp 8

    Quảng Nam, Việt Nam
    Tham gia:28/02/2011
    Tổng số bài viết (346)
    Số điểm: 11325
    Cảm ơn: 24
    Được cảm ơn 49 lần


    #8064a2;">Vì áp lực mạnh của thế giới, Trung quốc tạm lắng dịu ở Biển đông để tính toán âm mưu sắp đến

    Trung quốc có Tôn Tử tính toán chiến tranh, Việt Nam có Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuán binh thư yếu lược; Vua Trần Nhân Tông đã chỉ mặt bành trướng Trung quốc từ lâu rồi chứ không phải mới đây :

    “Các ngươi ch quên, chính nước ln mi làm nhng điu by b, trái đo. Vì rng h cho mình cái quyn nói mt đường làm mt no. Cho nên, cái ha lâu đi ca ta là ha Trung Hoa. Ch coi thường chuyn vn vt xy ra nơi biên i, các vic trên khiến ta nghĩ đến chuyn khác ln hơn, tc là h không tôn trng biên gii quy ước. C luôn luôn đt ra cái c đ tranh chp. Không thôn tính được ta thì gm nhm ta, h gm nhm đt đai ca ta. Dn dn h s biến giang sơn ca ta t cái t đi bàng thành cái t chim chích. Vy các ngươi phi nh li ta dn: một tc đt ca tin nhân đ li cũng không đ lt vào tay k khác. Ta đ li nhn nh này như là mt li di chúc cho muôn đi con cháu v sau

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Votanhung vì bài viết hữu ích
    Dinhlex (02/08/2011)
  • #122376   07/08/2011

    Votanhung
    Votanhung
    Top 500
    Lớp 8

    Quảng Nam, Việt Nam
    Tham gia:28/02/2011
    Tổng số bài viết (346)
    Số điểm: 11325
    Cảm ơn: 24
    Được cảm ơn 49 lần


    Thế giới nực cười cho Trung quốc

    Ông Ðới Bỉnh Quốc, ủy viên phụ trách về đối ngoại trong Thường Vụ Bộ Chính Trị đảng Cộng Sản Trung Quốc có lần viết rằng nước ông không bao giờ có chính sách xâm chiếm các nước khác.

     Ðọc xong ai cũng phải bật cười. Không riêng gì người Việt Nam mà người Tây Tạng, người Uyghur, người Cao Ly (Hàn Quốc), người Mông Cổ, Mãn Châu và Ðài Loan, nếu học sử đều biết đất nước họ đã từng bị người Hán tấn công, chiếm đóng, khai thác, bóc lột rất nhiều lần. Thời gian mà nhà Ðường chiếm nước ta, đặt tên là An Nam thì họ cũng gọi tên Hàn Quốc là An Ðông. Trong các nhóm người này, hiện giờ chỉ còn những dân tộc Việt và Hàn còn đứng riêng chưa bị nuốt vào trong bụng Trung Quốc.

    Cái tên Trung Quốc được dùng từ thời nhà Chu, trong sách Mạnh Tử ông nhiều lần nói đến tên này; mà trong thời Chiến Quốc ông sống thì những vùng phía Nam Trường Giang (thường gọi là sông Dương Tử) vẫn chưa thuộc Trung Quốc. Cái tên này chỉ là một danh từ địa lý chứ không phải tên một quốc gia; cho tới khi Tôn Trung Sơn lập Trung Hoa Dân Quốc nó mới thông dụng. Trước đó, để gọi tên nước Trung Hoa người ta chỉ dùng tên của các triều đại, gọi là nước Hán, nước Ðường, nước Tống, vân vân. Ông Tôn Trung Sơn người Quảng Ðông, thời xưa không thuộc vùng đất gọi là Trung Quốc. Nhưng người Tây Tạng, người Mông Cổ ngày nay không ai muốn bị gọi là người Trung Quốc.

    Người Uyghur không may mắn như vậy. Họ vốn là một dân tộc hùng cường và văn minh, thuộc giống Turk. Họ cũng dũng mãnh như người Mông Cổ, đã từng làm chủ soái các bộ lạc du mục khác ở phía Bắc nước Tầu. Ðời Ðường gọi họ là Hồi Hột nhưng bị họ phản đối, đổi thành Hồi Cốt, đời Nguyên gọi là Duy Ngô Nhĩ, cho tới bây giờ. Họ đã đặt ra chữ viết riêng trước các bộ lạc du mục khác. Khi Thành Cát Tư Hãn đặt ra những đạo luật đầu tiên cho cả đế quốc Mông Cổ, ông đã phải dùng chữ Uyghur để ghi chép. Ðời Nguyên Thế Tổ, ông nhờ các vị lạt ma thông thái đặt ra một lối viết riêng, thống nhất ngôn ngữ Mông Cổ. Nhưng ngày nay, người Uyghur chịu thân phận làm một giống dân thiểu số trong tỉnh Tân Cương, lâu lâu lại nổi lên chống chính sách đồng hóa của Cộng Sản Trung Quốc và bị đàn áp tàn nhẫn.

    Hai dân tộc rất dũng mãnh ở Mãn Châu và Mông Cổ đã từng xâm chiếm và thống trị nước Tầu một cách tàn bạo, nhà Nguyên kéo dài cả trăm năm, nhà Thanh gần bốn trăm năm. Hai triều đại đó đã góp công mở mang ảnh hưởng của Trung Quốc, nhà Nguyên chiếm thêm Ðại Lý và suýt nữa thì chiếm cả Việt Nam; nhà Thanh thì chiếm lấy Tây Tạng, xóa bỏ bản hiệp ước mà vua nhà Ðường công nhận Tây Tạng độc lập vào thế kỷ thứ 8. Người Mông Cổ đã chinh phục một vùng rộng lớn, kéo dài từ Cao Ly, bán đảo Sơn Ðông, qua các nước Hồi Giáo ở Trung Á, cho tới sông Volga, Kiev (Ukraina bây giờ), tới tận Hungary, Ba Lan, về phía Nam tiến xuống tới Syria, trước khi diệt nhà Tống chiếm nước Tầu. Khi Kublai, thường gọi là Nguyên Thế Tổ, chuyển kinh đô của ông từ Karakurum về Bắc Kinh vì thế lực của ông ở cố đô không mạnh bằng người anh họ, ông ta đã mở đầu một quá trình tự đồng hóa, biến người Mông Cổ thành người Trung Quốc, mặc dù trong triều đình ông chỉ dùng các vị thượng thư gốc Mông Cổ, hoặc người Tây Tạng, Uyghur, Á Rập, Thổ, tuyệt nhiên không dùng người Trung Hoa. Người Mông Cổ còn may mắn giữ được một mảnh đất ngoài xa, đất đai khí hậu người Trung Hoa không chịu nổi, bây giờ mang tên nước Mông Cổ. Còn người Mãn Châu thì hoàn toàn bị đồng hóa.

    Trung Quốc không phải là một dân tộc. Trên căn bản, đó là một đế quốc, bao gồm rất nhiều dân tộc. Mỗi lần uy quyền trung ương tan rã, các mảnh đất thuộc Trung Quốc hoặc bị các đế quốc khác chiếm, hoặc tự tuyên bố lập thành quốc gia riêng. Vì không có ý thức dân tộc, ít nhất cho tới thời Dân Quốc, người dân Trung Hoa có thể chịu sống dưới các chính quyền ngoại quốc, như những thời Nam Bắc Triều kéo dài nhiều thế kỷ mà miền Bắc do các giống dân từ phương Bắc kéo xuống cai trị, hoặc thuộc vào nước Liêu (từ Mãn Châu), nước Kim, đế quốc Mông Cổ, hoặc triều đình Mãn Thanh,vân vân.

    Ngay bây giờ, nhiều người dân ở Quảng Ðông vẫn nuôi lòng hoài cổ, muốn nghiên cứu để xác nhận và phục hồi một nền văn hóa Nam Việt, nhất là sau khi người ta tìm ra ngôi mộ của vị vua nước Nam Việt thấy cái ấn tín viết Văn Ðế Hành Tỷ. Tức là ông vua, cháu nội Triệu Ðà, vẫn tự xưng mình là Ðế, mặc dù trong sử Tầu viết rằng ông đã chịu thần phục hoàng đế nhà Hán, chịu nhận chỉ phong Vương mà thôi. Trong ngôi mộ này, ngoài cái triện đó người ta không thấy chữ Hán, các hình trang trí cũng khác hẳn lối người Hán ở phương Bắc. Tới thế kỷ thứ 10, người Quảng Ðông vẫn lập ra một nước riêng, gọi là Nam Hán, đã từng nuôi mộng độc lập. Tỉnh Vân Nam cho tới thế kỷ thứ 12 vẫn là một quốc gia độc lập, trước gọi là Nam Chiếu, sau họ Ðoàn đổi tên là Ðại Lý; cho tới khi Kublai, một cháu nội của Thành Cát Tư Hãn sai quân Mông Cổ đánh chiếm và đặt quan cai trị. Chưa đầy một ngàn năm, bây giờ thì những người dân Quảng Ðông, Quảng Tây và Vân Nam tự nhận họ là người Trung Quốc mà không thắc mắc gì cả.

    Chúng ta phải tự hỏi tại sao đế quốc Mông Cổ đã từng hùng mạnh và rộng lớn như vậy mà lại tàn tạ sau một trăm năm, còn đế quốc Trung Hoa tồn tại cho tới bây giờ ? Nền tảng tồn tại của đế quốc đó chính là nền văn minh Trung Hoa. Cũng vậy, đế quốc Hồi Giáo thành hình từ thế kỷ thứ 7, mặc dù bây giờ đã tan rã nhưng vẫn còn để lại một nền văn minh Hồi Giáo kéo dài từ Bắc Phi sang tới Indonesia. Văn minh Hồi Giáo dựa trên một tín ngưỡng. Văn minh Trung Hoa dựa trên cách tổ chức xã hội, gồm một nền luân lý (Khổng Giáo) và một chế độ chính trị tập quyền do Tần Thủy Hoàng thiết lập. Từ đời Hán, tuy các triều đại vẫn bài xích Tần Thủy Hoàng nhưng trong thực tế họ vẫn sử dụng các thuật trị quốc của Pháp Gia (Nội Nho, Ngoại Pháp, hoặc nói ngược lại cũng được!) Ðế quốc Mông Cổ chấp nhận tất cả các tôn giáo. Ðạo luật của Thành Cát Tư Hãn lập ra cho một xã hội du mục, không đủ để duy trì trật tự trong đám dân định cư, phương tiện giao thông thô sơ không đủ để nối liền những vùng đất kéo dài từ Âu sang Á. Ðến đời các cháu nội của Thành Cát Tư Hãn thì đã có một người cải theo đạo Hồi và liên kết với đạo quân Ai Cập chống lại anh em mình, một người khác tự biến thành người Trung Hoa để sử dụng phương pháp cai trị của họ! Cuối cùng, một đế quốc hùng mạnh như Mông Cổ mà biến mất chỉ vì đã tự đồng hóa trước một nền văn minh vững chắc!

    Sống hơn hai ngàn năm bên cạnh một nước lớn với lịch sử bành trướng dữ tợn như Trung Quốc, dân tộc Việt Nam (cũng như dân Cao Ly) vẫn còn tồn tại, đó là một hiện tượng lạ, đáng ngạc nhiên. Người Việt Nam có thể tự hào, họ là những người học trò của văn minh Trung Hoa, nhưng vẫn giữ được bản sắc văn hóa dân tộc mình. Trong đó, quan trọng nhất là những đặc tính phóng khoáng, trọng cá nhân và tôn trọng quyền bình đẳng của phụ nữ, những đặc tính văn hóa của các dân tộc phát xuất từ các đảo phía Nam. Người Việt Nam tồn tại cũng nhờ giữ được tiếng nói riêng, với văn phạm khác tiếng Tầu, và xã hội Việt Nam dựa trên làng xã khác với bên Tầu dựa trên các gia tộc.

    Trong lịch sử, các vị vua Việt Nam thường chịu thần phục vua Tầu, nghĩa là tự nhận là phận dưới, không dám tranh giành ngôi vị (danh xưng hoàng đế) với các ông vua Tầu ở Biện Kinh hoặc Nam Kinh (đời Tống) hay Bắc Kinh (đời Nguyên). Nhưng ngoài những việc cống tiến giống như các nước nhỏ khác ở chung quanh nước Tầu, vua nước Nam vẫn không chịu khuất phục. Người Mông Cồ thường bắt vua các nước nhỏ trong đế quốc của họ phải tới triều bái hoàng đế nhà Nguyên, nhưng các vị vua nhà Trần đã từ chối. Có lúc Trần Nhân Tôn ngỏ ý muốn chấp nhận điều kiện đó để dân chúng khỏi bị họa binh đao, nhưng các vị tướng như Trần Hưng Ðạo đã phản đối, với câu nói nổi tiếng: Xin chém đầu tôi trước đã! Cuối cùng nhà Nguyên cũng phải thôi. Cùng thời gian đó, vua Miến Ðiện cũng từ chối không gửi con sang Bắc Kinh, và nước họ cũng bị xâm lăng ba lần đẫm máu, như nước ta.

    Mặc dù ông Ðới Bỉnh Quốc ba hoa nói nước ông không nuôi tham vọng bá chủ bao giờ, hiện nay Trung Quốc đang chèn ép nước Việt Nam một cách có tính toán. Họ coi cả vùng Biển Ðông của nước ta là ao nhà của họ, cho tầu hải giám, ngư chính đi giám sát, tuần tiễu giống như cho cảnh sát đi tuần trên đường phố của nước Việt Nam!

    Người Việt Nam chắc chắn không chịu cảnh làm nô lệ. Trung Quốc vin vào lá thư của ông Phạm Văn Ðồng gửi ông Chu Ân Lai năm 1958 để coi các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa thuộc về họ, kể cả các vùng biển chung quanh! Ðối với bất cứ nước nhỏ nào ở bên cạnh Trung Quốc, chỉ đợi chính quyền nước đó sai lầm là người Trung Quốc nhân dịp đè nén, chèn ép, cơ hội độc ác, ...

     
    Báo quản trị |  
  • #127787   03/09/2011

    Votanhung
    Votanhung
    Top 500
    Lớp 8

    Quảng Nam, Việt Nam
    Tham gia:28/02/2011
    Tổng số bài viết (346)
    Số điểm: 11325
    Cảm ơn: 24
    Được cảm ơn 49 lần


    Sau sự kiện ngày 26/5 và ngày 01/6 năm 2011 có quá nhiều tai tiếng không đẹp của dư luận chỉ trích thái độ lừa dối thế giới của Trung quốc. Nay cảm nghĩ của Trung quốc nhận thấy những việc làm của Việt Nam là đúng nên đã hạ giọng và cảm thấy tôn sùng Việt Nam. Các thồng tin vừa qua cho thấy Trung quốc muốn luôn luôn "thân thiện" với Việt Nam. Chúng ta cảm ơn nhưng luôn luôn cảnh giác trong mọi trường hợp với người anh em khổng lồ đầy mưu toan này.

     
    Báo quản trị |  
  • #127999   04/09/2011

    nguyenvanhoa
    nguyenvanhoa

    Male
    Sơ sinh

    Bà Rịa - Vũng Tàu, Việt Nam
    Tham gia:19/05/2010
    Tổng số bài viết (24)
    Số điểm: 180
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 6 lần


    Cần hiểu rõ "Cáp địa chấn" của tàu Bình Minh bị Trung quốc phá hoại:
    Cáp Địa chấn thực chất là Ăng ten cảm ứng để thu tín hiệu phản hồi địa chấn trong công tác thăm dò địa tầng đáy biển, nguyên lý làm việc của nó có thể hiểu sơ lược như sau: khi tàu địa chấn Bình Minh, hoặc Viking, nói chung là tàu địa chấn kéo theo sau một Cable Antena dài khoảng 8 đến 10 km với hàng triệu sensor cảm ứng để thu tín hiệu phản hồi từ vụ nổ mìn đáy biển do các tàu làm công tác địa chấn tạo ra (bao gồm cả tàu Bình Minh và các tàu hộ tống, bảo vệ...), một số bao chí đưa tin tàu Bình Minh bị tàu Trung Quốc cắt dây cáp, hầu hết bạn đọc không có chuyên môn nên chỉ hiểu và cho đó là có cái dây cáp dùng để buộc tàu, kéo lê trên biển, nó cắt hoặc làm đứt có gì quan trọng!!!!???. Vì vậy đề nghị Diễn Đàn Dân Luật có ý kiến với báo chí để mọi báo phải nói rõ "Trung quốc đã cho tàu phá hoại Ăngten thu tín hiệu địa chấn" của tàu thăm dò địa chấn Bình Minh của Việt Nam để  bạn đọc báo không hiểu lầm là loại dây cáp thông thường như dùng để kéo xe, tời hàng... giúp toàn dân hiểu được mức độ nghiêm trọng và thực chất của vấn đề: là sự phá hoại về kinh tế, đe dọa và xâm phạm trắng trợn của Trung Quốc đối với chủ quyền của Việt Nam.
    Cập nhật bởi nguyenvanhoa ngày 04/09/2011 11:25:15 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #130718   14/09/2011

    Votanhung
    Votanhung
    Top 500
    Lớp 8

    Quảng Nam, Việt Nam
    Tham gia:28/02/2011
    Tổng số bài viết (346)
    Số điểm: 11325
    Cảm ơn: 24
    Được cảm ơn 49 lần


    Đường ch U đt khúc 9 đon, mt “phát minh” ca người Hán thi hin đi

    Để lại phản hồi Posted by abcvietnamese on Tháng Chín 4, 2011

    Người Trung Quc “tp v” ch “U” như thế nào?

    Nguyn Hoài-Tưởng

    Có lẽ do người Trung Quốc không hay viết các ký tự la-tinh (bộ chữ cái Hán ngữ là chữ tượng hình) nên chữ “U” họ vẽ không được “đẹp” và đã làm cho giới phê bình tốn hao nhiều giấy mực.

    Thời gian qua chữ “U” chiếm được vị trí khá quan trọng trên các mặt báo cũng như các phương tiện thông tin đại chúng trong và ngoài nước. Từ bàn giấy đến bàn nhậu, cả giới khoa học lẫn người bình dân đều nhắc đến chữ “U” này. Chuyên gia gọi đó là đường chữ “U” đứt khúc 9 đoạn để xác định rõ hình dáng của nó. Người dân dã hay gọi là “đường lưỡi bò” cho gần gũi quen thuộc. Tất cả để nói đến một chữ “U” mà Trung Quốc vẽ ra đề phân định ranh giới chủ quyền của họ trên biển Đông. Nhưng có lẽ do người Trung Quốc không hay viết các ký tự la-tinh (bộ chữ cái Hán ngữ là chữ tượng hình) nên chữ “U” họ vẽ không đuợc “đẹp” và đã làm cho giới phê bình tốn nhiều giấy mực. Tuy nhiên cũng phải ghi nhận sự “nỗ lực” không biết mệt mỏi của các bạn láng giềng trong việc ra sức “tập vẽ” chữ “U” này ở khắp nơi.

    Theo Jinmin et al. [1a], chữ “U” này xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1947. Trong khi một công trình khác[1b] thì cho rằng người Trung Quốc đầu tiên “tập vẽ” hình chữ “U” này là một viên chức chính phủ Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan) tên Bai Meichu vào năm 1933. “Tập vẽ” là vì đến nay giới khoa học vẫn chưa khẳng định được là  Bai Meichu có am hiểu về địa lý và luật biển hay không. Hơn nữa Bai Meichu đã vẽ hình này để thể hiện cảm xúc khi nghe tin Pháp chiếm lấy Đông Dương [1c].

    Gần đây là các phát hiện của TS Trần Ngọc Tiến Dũng, TS Bùi Quang Hiển, TS Lê Văn Út, TS Nguyễn Bỉnh Khiêm trên các tập san khoa học lớn của thế giới [2, 3, 4, 5, 6, 7, 8]. Các tác giả Trung Quốc đã chèn các bản đồ có hình chữ U này vào những bài báo mà theo nhận định của chuyên gia là họ đã cố tình hợp thức hóa dần chủ quyền biển của Trung Quốc tại Biển Đông.

    Sự “nổ lực” của người Trung Quốc không chỉ dừng lại ở đó. Sau đây là một vài hình ảnh có thể tìm thấy được với sự hỗ trợ đắc lực của các công cụ tìm kiếm như Google, Yahoo!, Bing v.v..:

    Trên trang của Cục khảo sát và quản lý bản đồ quốc gia Trung Quốc

     Trên trang hướng dẫn du lịch

    Trên trang của Air China

     Trên trang của một Trung tâm giáo dục dành cho thanh thiếu niên và học sinh trung học

     Trên trang của một Công ty cung cấp các dịch vụ Tin học

     Trên một tờ báo điện tử của Đài Loan đăng lại của tờ China Daily

     - Trên một số Blog cá nhân, diễn đàn: 123456789

    Xem qua các hình bản đồ này chúng ta có thể dễ dàng nhận ra chữ “U” không chỉ có 9 đoạn mà từ 10 đến 11 hoặc nhiều hơn 11 đoạn. Vậy vì sao ta vẫn thường nghe trên các phương tiện thông tin đại chúng là “chữ U đứt khúc 9 đoạn”? Theo giải thích của tác giả Nguyễn Hông Thao trong một bài viết đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế vào cuối năm 2009 [1c] thì lúc đầu đường chữ “U” này có 11 đoạn tất cả (phần lớn các hình trên đây thể hiện 11 đoạn). Nhưng sau đó không rõ nguyên do vì sao được đổi thành 9 đoạn, bỏ 2 đoạn trong Vịnh Bắc Bộ.

    Tuy nhiên, cho dù chữ “U” này có bao nhiêu đoạn thì cũng cần phải hiểu vì sao chữ “U” này đứt khúc mà không phải là liền mạch? Theo giải thích của GS Gao Zhiguo, Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển biển, Cục Hải dương quốc gia Trung Quốc [1c] thì “Trung Quốc chưa bao giờ yêu sách toàn bộ cột nước của biển Nam Trung Hoa mà chỉ có các đảo và vùng nước xung quanh các đảo nằm trong đường này”. Như vậy, các chuyên gia đã có lý khi chuộng sử dụng thuật ngữ “chữ U đứt khúc 9 đoạn” hơn là “đường lưỡi bò”. Vì “đường lưỡi bò” nói lên tuyên bố sử dụng toàn bộ vùng biển bao gồm cả cột nước và các đảo trong vùng này.

    Cũng cần nói thêm là thông qua các kết quả trả về của các công cụ tìm kiếm thì hiện nay số lượng bản đồ có hình chữ U là không đáng kể so với bản đồ không có hình chữ U. Kết quả này nói lên hai điều: (1) việc xóa các hình bản đồ có thể hiện hình chữ “U” là không thể không làm được và (2) tính thiếu nhất quán trong việc khẳng định chủ quyền trên biển của Trung Quốc. Đây có thể là một điểm quan trọng cần lưu ý để nói lên sự vô lý của chính phủ Trung Quốc.

    Trên đây là một vài minh họa không mang tính biểu trưng để một lần nữa khẳng định ý đồ đã được lên kế hoạch từ rất lâu của chính phủ Trung Quốc. Kế hoạch này không chỉ  có sự can thiệp của các nhà làm chính trị mà còn cả những nhà khoa học. Vì vậy, thiết nghĩ đã đến lúc chính phủ và các nhà khoa học Việt Nam cần cùng ngồi lại lập kế hoạch hành động để đánh tan các mưu toan này của Trung Quốc. Để tận dụng được sức mạnh đoàn kết của toàn dân thì cần phải biết ai, làm việc gì, ưu tiên vào thời điểm nào và làm như thế nào cho hiệu quả nhất?

    (Note ngày 28/06/2011 – Nguyễn Hoài Tưởng)

    Tham khảo:

     [1a] Li Jinmin & Li Dexia, “The dotted line on the Chinese map of the South China Sea: A Note”,  Ocean Development & International Law, 34:287-295, 2003, p. 287-288.

    [1b] Yu, Peter Kien-Hong, “The Chinese (broken) U-shaped line in the South China Sea: points, lines, and zones”, Publication: Contemporary Southeast Asia, 01/12/2003, p. 2.

    [1c] Nguyễn Hồng Thao, YÊU SÁCH “ĐƯỜNG ĐỨT KHÚC 9 ĐOẠN” CỦA TRUNG QUỐC DƯỚI GÓC ĐỘ LUẬT PHÁP QUỐC TẾ. Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế, 12/2009.

    [2] Minh Phạm. Giới KH Việt phản đối chú thích sai về bản đồ TQ. Khoa học và Đời sống. 20/06/2011.

    [3] Khổng Loan. Tạp chí khoa học quốc tế sẽ đính chính về “đường lưỡi bò ngụy tạo”. Tuổi Trẻ. 21/06/2011.

    [4] Nguyễn Đăng Hưng. “Hoan nghênh giới KHVN đã cảnh giác, hành động kịp thời!”. Khoa học và Đời sống. 21/06/2011.

    [5] Nguyễn Bỉnh Khiêm. Một ví dụ nữa về việc Trung Quốc mượn tạp chí khoa học để quảng bá “lưỡi bò”!. Facebook Notes. 22/06/2011.

    [6] Minh Phạm. Thêm nhiều tạp chí quốc tế đăng bản đồ hình lưỡi bò. Khoa học và Đời sống. 23/06/2011.

    [7] Nguyễn Văn Tuấn. Trung Quốc thiếu “chứng từ khoa học” là cơ hội cho VN. Khoa học và Đời sống. 24/06/2011.

    [8] Trần Ngọc Tiến Dũng, Bùi Quang Hiển. Nhà khoa học sốc trước bản đồ sai sự thật của TQ. Khoa học và Đời sống. 27/06/2011.

    Nguồn : http://www.facebook.com/notes/hoai-tuong-nguyen/ng%C6%B0%E1%BB%9Di-trung-qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%ADp-v%E1%BA%BD-ch%E1%BB%AF-u-nh%C6%B0-th%E1%BA%BF-n%C3%A0o/10150215608585373?cmntid=10150264316635373

     

     
    Báo quản trị |  
  • #131407   17/09/2011

    hungthamnhung
    hungthamnhung
    Top 500
    Lớp 3

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:29/10/2010
    Tổng số bài viết (226)
    Số điểm: 4529
    Cảm ơn: 46
    Được cảm ơn 75 lần


    "VN có chủ quyền không thể tranh cãi đối với HS-TS" do đó không cần phải tranh cãi thêm làm gì cho mất thời gian nhỉ.
     
    Báo quản trị |  
  • #131459   17/09/2011

    Y_lawyer
    Y_lawyer

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:16/07/2011
    Tổng số bài viết (9)
    Số điểm: 120
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 0 lần


               Âm mưu chiếm biển Đông của Trung Quốc được tỉ mỉ vạch ra và tiến hành từ những năm 70 lận, lúc đầu là lượng lờ tuyên bố kiêm tra, tập dượt. Rồi lại được Mỹ và "Góc-Ba-Chốp" ngấm ngầm đồng ý nên mới chiếm mấy cái cụm đá ngầm chỉ nổi khi thủy triều rút, xây dựng 'lều' trên đó, sau đó lại củng cố dần tạo thành chỗ đáp cho hải quân của họ. Chậc, như dòi như độc ngấm từ từ vậy, chắc mình chịu thiệt thôi.
    Cập nhật bởi Xmen-8711 ngày 17/09/2011 10:16:03 SA
     
    Báo quản trị |  
  • #131479   17/09/2011

    Votanhung
    Votanhung
    Top 500
    Lớp 8

    Quảng Nam, Việt Nam
    Tham gia:28/02/2011
    Tổng số bài viết (346)
    Số điểm: 11325
    Cảm ơn: 24
    Được cảm ơn 49 lần


    Mặc dù trong thời gian gần đây, Trung quốc tỏ ra "mềm mỏng" trong vấn đề Biển đông nhưng người dân Việt Nam vẫn không đồng tình với những lời nói và việc làm của Trung quốc.
    Lợi dụng vào lúc Việt nam khó khăn, Trung quốc đem quân đánh chiếm quần đảo Hoàng sa và một số đảo ở Trường sa. Trung quốc khăng khăng đòi đàm phán song phương với từng nước một trong vấn đề tranh chấp Biển đông hòng lợi dụng thế mạnh của mình để áp đảo các nước nhỏ hơn, yếu hơn nhân nhượng, hoặc dùng sức mạnh quân sự, sức mạnh kinh tế để răng đe, hù dọa. Khi Việt nam yêu cầu giải quyết song phương vấn đề quần đảo Hoàng sa thì Trung quốc nói Hoàng sa là "chủ quyến không thể bàn cãi" của Trung quốc nên không bao giờ giải quyết vấn đề Hoàng sa.

    Cập nhật bởi Xmen-8711 ngày 17/09/2011 10:08:24 SA
     
    Báo quản trị |  
  • #131570   17/09/2011

    Votanhung
    Votanhung
    Top 500
    Lớp 8

    Quảng Nam, Việt Nam
    Tham gia:28/02/2011
    Tổng số bài viết (346)
    Số điểm: 11325
    Cảm ơn: 24
    Được cảm ơn 49 lần


    Yêu cầu các bên không làm phức tạp tình hình Biển Đông

    5:25 PM, 16/09/2011

    (Chinhphu.vn) - Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị khẳng định các ý kiến phản đối sự hợp tác giữa Việt Nam với các đối tác nước ngoài tại thềm lục địa và Vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam là hoàn toàn không có cơ sở pháp lý và vô giá trị.

    #ece9d8;">

    #ece9d8;">

    Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị. - Ảnh: Bộ Ngoại giao




    Ngày 16/9/2011, trả lời câu hỏi của phóng viên về phản ứng của Việt Nam trước thông tin Trung Quốc cử tàu cá có trọng tải 1.000 tấn đến Trường Sa để hỗ trợ việc nuôi trồng, đánh bắt thủy sản và hiện có 500 tàu cá thường xuyên hoạt động ở khu vực Trường Sa và thông tin Trung Quốc phản đối Ấn Độ hợp tác với Việt Nam thăm dò dầu khí tại Lô 127, Lô 128 thuộc Vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị nêu rõ: 

    “Việt Nam khẳng định chủ quyền không tranh cãi đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Mọi hoạt động của các bên tại khu vực này mà không có sự chấp thuận của Việt Nam là vi phạm chủ quyền của Việt Nam. Việt Nam yêu cầu các bên không có các hành động làm phức tạp tình hình ở Biển Đông, góp phần duy trì hòa bình, ổn định ở khu vực.

    Việt Nam khẳng định các dự án hợp tác giữa Việt Nam với các đối tác nước ngoài trong lĩnh vực dầu khí, trong đó có các dự án hợp tác tại Lô 127, 128, nằm trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, hoàn toàn thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam, phù hợp với Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982, phù hợp với tập quán và thực tiễn quốc tế và các thỏa thuận đa phương và song phương mà Việt Nam ký kết. Các ý kiến phản đối sự hợp tác giữa Việt Nam với các đối tác nước ngoài tại thềm lục địa và Vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam là hoàn toàn không có cơ sở pháp lý và vô giá trị”.

    Hà Thu

     

     
    Báo quản trị |  
  • #131586   17/09/2011

    Votanhung
    Votanhung
    Top 500
    Lớp 8

    Quảng Nam, Việt Nam
    Tham gia:28/02/2011
    Tổng số bài viết (346)
    Số điểm: 11325
    Cảm ơn: 24
    Được cảm ơn 49 lần


    Thư phản đối và cảnh báo sự xuất hiện đường lưỡi bò phi lý của Trung Quốc trên các tạp chí quốc tế

    Posted on by phamdinhtan

    Ngày 8 tháng 9 năm 2011  Boxitvn

    Kính thưa các anh ch,

    Sau bc thư gi cho tp chí Science, ngày 20/9/2011, phn đi mt bài viết xut x t Trung Quc có kèm theo mt bn đ lưỡi bò, chúng tôi nhn thy rng chúng ta không th th đng ch khi nào phát hin mt bài viết ri m i bày t thái đ mà cn nên ch đng tiếp tc tranh th s quan tâm và hiu biết ca nhiu cơ quan truyn thông, nghiên cu khoa hc và phi khoa hc khp nơi đi v i vn đ bin Đông bng cách gi thư đến cho h nhm cnh giác hành đng m ám ca Trung Quc. Vì thiếu thông tin nên các t chc này không đ ý đến vic làm gian xo ca mt s người Trung Quc, nên vô tình đăng ti trong các tp chí ca h nhng bài viết có kèm bn đ lưỡi bò sai trái v i mưu đ ln chiếm toàn b khu vc bin Đông ca Trung Quc.

    Đây là vic làm lâu dài, cn nhiu thi gi và công sc. Nhưng chúng tôi thiết nghĩ đây là vic cn thiết nên làm song song v i vic làm ca nhiu t chc trong ngoài nước liên quan đến ch quyn ca Vit Nam ti bin Đông. Đ cho bn đ lưỡi bò sai trái ca Trung Quc không được xut hin trong các bài viết xut x t Trung Quc , chúng ta cn phi to điu kin đ nhiu t chc, cá nhân người nước ngoài hiu rõ s sai trái ca nhng bn đ lưỡi bò phi lý này.

    Ngày 5/9/2011, chúng tôi đã chính thc gi thư trong đó gii thích và cnh giác v bn đ lưỡi bò phi pháp ca Trung Quc đến các cơ quan truyn thông, các t chc nghiên cu ti mt s nước trên thế gi i. Trong nhng ngày va qua chúng tôi đã gi cho gn 30 cơ quan, tp chí và 30 khoa hc gia đang làm công tác biên tp cho mt s tp chí khoa hc. Chi tiết bc thư (bn tiếng Anh và bn phng dch tiếng Vit) được đính kèm theo đây.

    Chúng tôi rt mong các anh ch trí thc đang làm công tác trong nhiu ngành chuyên môn trong và ngoài nước cùng tham gia góp sc cho vic làm quan trng và ích li này cho đt nước, bng cách:

    1. Tìm kiếm và cung cp cho chúng tôi đa ch nhng t chc/cá nhân ca các tp chí khoa hc trên thế gi i có th gi thư). Email liên lc ca chúng tôi:

    Savevietnam09@gmail.com hay hungthuoc@yahoo.com

    2. Trc tiếp gi thư, có th dùng lá thư chúng tôi son sn và thay đi đ mc người/t chc.

    Xin chân thành cám ơn quí anh ch,

    Trân trng

    Thay mt 57 anh ch ký tên

    Nguyn Hùng, Ngô Khoa Bá, Lê Quang Long

    Nguồn http://abcvietnamese.wordpress.com/2011/09/10/th%C6%B0-ph%E1%BA%A3n-d%E1%BB%91i-va-c%E1%BA%A3nh-bao-s%E1%BB%B1-xu%E1%BA%A5t-hi%E1%BB%87n-d%C6%B0%E1%BB%9Dng-l%C6%B0%E1%BB%A1i-bo-phi-ly-c%E1%BB%A7a-trung-qu%E1%BB%91c-tren-cac-t%E1%BA%A1p-chi-qu/

    Cập nhật bởi ntdieu ngày 17/09/2011 08:24:58 CH Thêm nguồn trích dẫn. cắt bỏ đoạn văn bị trùng
     
    Báo quản trị |  

Chủ đề đã khép lại!