Chào bạn,
Vấn đề bạn hỏi, luật sư Đào Thị Liên - Công ty Luật Tiền Phong xin được tư vấn cho bạn như sau:
Nếu bạn còn làm ở doanh nghiệp thì doanh nghiệp sẽ thực hiện thủ tục gộp sổ cho bạn, cụ thể hồ sơ cần:
1. Công văn của doanh nghiệp (Mẫu số: D01b-TS);
2. Đơn đề nghị (Mẫu số: D01-TS);
3. Các sổ bảo hiểm xã hội (kèm các tờ rời).
Nếu bạn đã nghỉ việc hoặc doanh nghiệp nơi làm việc cuối cùng đã giải thể thì phải bạn phải tự lập hồ sơ gộp sổ và nộp cho cơ quan BHXH nơi doanh nghiệp đăng ký tham gia BHXH, hồ sơ gồm 2 loại tài liệu số (2) và (3) nói trên.
Theo đó, BHXH sẽ thu hồi các sổ bảo hiểm xã hội của bạn, gộp tất cả quá trình đóng bảo hiểm (gồm BHXH, BHTN) chưa hưởng của các sổ còn lại vào sổ gốc (là sổ cấp đầu tiên) để giữ lại sổ này và hủy các sổ khác. Thời gian đóng bảo hiểm tại các sổ chưa thể nộp lại cơ quan BHXH vì Công ty còn nợ tiền bảo hiểm vẫn được tính gộp.
Khi gộp sổ, đối với thời gian đóng trùng, BHXH sẽ ưu tiên giữ lại: thời gian đã chốt sổ ở địa phương khác, thời gian tham gia sớm nhất đã được chốt sổ, nơi đóng cả BHXH, BHTN và nơi có mức đóng bảo hiểm cao hơn.
Trường hợp có thời gian đóng trùng nhưng chưa hưởng trợ cấp một lần hoặc BHTN thì số tiền tương ứng với thời gian đóng trùng sẽ được hoàn trả sau khi BHXH thu hồi lại các khoản trợ cấp đã trả trước đó (nếu có).
Bạn có thể tham khảo các văn bản pháp luật:
- Luật bảo hiểm xã hội 2006;
- Nghị định 152/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc;
- Nghị định 127/2008/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm thất nghiệp;
- Quyết định 1111/QĐ-BHXH năm 2011 về Quy định quản lý thu bảo hiểm xã hội, y tế; quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế do Tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành - điều 63, mục 4.
Trên đây là các ý kiến tư vấn của luật sư, hi vọng làm sáng tỏ các vấn đề mà bạn đang quan tâm. Nếu bạn còn băn khoăn hoặc cần tư vấn thêm, vui lòng điện thoại về tổng đài tư vấn pháp luật của Luật Tiền Phong số 04-1088/4/3 để được trợ giúp.
Trân trọng./.