Góc nhìn của nước ngoài về Nghị định 72/2013

Chủ đề   RSS   
  • #281076 14/08/2013

    danusa
    Top 25
    Female
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (2776)
    Số điểm: 32598
    Cảm ơn: 943
    Được cảm ơn 1127 lần


    Góc nhìn của nước ngoài về Nghị định 72/2013

           Nghị định 72 về việc quản lý Internet mà  Chính phủ công bố vào ngày 30 tháng 7 đã dấy lên một làn sóng phẩn nộ. Người phát ngôn của Ủy ban Bảo vệ các Nhà báo (CPJ) gọi nghị định này là “nỗ lực mới nhất của Việt Nam để … ngăn chặn tất cả các hình thức phê bình trên mạng”. Tổ chức Phóng viên không Biên giới (RSF) tuyên bố “Chẳng gì kém hơn là cuộc tấn công khắc nghiệt nhất đối với quyền tự do thông tin từ … năm 2011″. Còn Đại sứ quán Hoa Kỳ thì bày tỏ “quan ngại sâu sắc”. Và tờ Washington Post cho là “một đáy vực mới”.
     
           Sự chú ý đã tập trung vào một vài dòng trong Điều 20 của Nghị định này, cấm các blogger hay những người đăng bài lên Facebook và các phương tiện truyền thông xã hội khác không được “cung cấp thông tin tổng hợp”.
     
    Vấn đề là, đây có lẽ không phải những gì Việt Nam muốn nhắm tới, và thậm chí nếu họ muốn như thế thì việc ngăn chặn các công dân hiểu biết về Internet không được đăng lại hoặc đặt đường dẫn tới các bản tin gần như vượt quá khả năng của họ.
     
     
            Người nước ngoài có xu hướng chấp nhận các bài báo về vi phạm nhân quyền ở Việt Nam theo mặt có giá trị  vá đánh giá ngoài bối cảnh. Điều đó không đáng ngạc nhiên. Nỗ lực dai dẳng của Chính phủ trong việc trừng phạt các blogger vì “tuyên truyền chống nhà nước CHXHCN Việt Nam” (Điều 88 Bộ luật hình sự), “thực hiện các hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” (Điều 79) hoặc “lạm dụng quyền tự do dân chủ” (Điều 258) đã làm những nhà ủng hộ nhân quyền nước ngoài giả định điều tồi tệ nhất về động cơ và phương pháp.
     
            Các nhà cải cách lập luận rằng đã đến lúc phải loại bỏ quan điểm cho rằng mọi quyền được hưởng phải điều kiện hóa bằng các nghĩa vụ tương ứng, ví dụ, công dân không thể thực hiện quyền phát biểu hay xuất bản một cách tự do, được thờ cúng như mình muốn hoặc kết nhóm với bạn bè cùng chí hướng nếu hoạt động đó “xâm phạm lợi ích của nhà nước”. Những người bảo thủ của chế độ nghĩ rằng đó là một ý tưởng khó có thể nghĩ tới. 
     
           Việc tìm kiếm một kiểu “nhà nước xã hội chủ nghĩa pháp trị” dẫn đến một sự rối rắm về lập pháp do cố tìm cách gắn các nguyên tắc và quy luật vốn chỉ thích hợp với một nền kinh tế đang phát triển và một thế giới quan rộng mở vào những gì còn sót lại của hệ tư tưởng Mác-Lênin. Khó có một ví dụ nào về tình trạng lộn xộn này tốt hơn Nghị định 72 của Thủ tướng về quản lý internet với 46 điều, 21 trang đã và đang bị truyền thông phương Tây thẳng thừng lên án.
     
            Không có nhiều nội dung mới trong Nghị định 72. Hầu hết nó chỉ gói ghém lại một chỉ thị ra năm 2008 (Thông thư 07/2008/TB-BTTT).  Chỉ thị này tìm cách mở rộng các nguyên tắc quản lý phương tiện truyền thông công cộng vào một hiện tượng mới, hệ Internet có tương tác và sự gia tăng của các phương tiện truyền thông xã hội.
     
            Hãy lấy điều 5 của Nghị định này làm ví dụ. Một số lớn các nhà bình luận phương Tây đều chỉ trích gần như nhau về các cấm đoán “mơ hồ đáng báo động” và “lạnh lùng” trong điều này đối với việc sử dụng internet để chống lại nhà nước; gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội; phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc; gây hận thù, mâu thuẫn giữa các dân tộc, sắc tộc, tôn giáo, tuyên truyền chiến tranh, khủng bố; tiết lộ bí mật nhà nước, vu khống, hoặc xuất bản các tài liệu đồi trụy, khiêu dâm. Đó là những nội dung chuẩn trong luật quản lý phương tiện truyền thông của Việt Nam, nâng lên trực tiếp từ Hiến pháp 1992. Đối với các blogger bất đồng chính kiến, nó gần như rơi vào loại “tiếng ồn hậu cảnh”.
     
    Các mục dài của nghị định thiết lập các khuôn khổ pháp lý để quản lý các dịch vụ Internet di động mà năm 2008 chưa từng có, và mở rộng các hạn chế cho các trò chơi điện tử. Các quy định về internet di động có tính kỹ thuật và là chuyện thường ngày. 
     
    Có hai, hoặc có lẽ ba yếu tố thực sự mới và có vấn đề trong Nghị định 72.
     
           Thứ nhất, CP tìm cách phân loại “các trang thông tin điện tử”. Đó là mục đã làm dấy lên sự tranh cãi gay gắt về những gì có thể hoặc không thể đăng hợp pháp trên một blog hay Facebook. Nghị định 72 định nghĩa “trang thông tin điện tử tổng hợp” là “trang thông tin điện tử của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cung cấp thông tin tổng hợp trên cơ sở trích dẫn nguyên văn, chính xác nguồn tin chính thức và ghi rõ tên tác giả hoặc tên cơ quan của nguồn tin chính thức, thời gian đã đăng, phát thông tin đó”.  Đổi lại, nghị định nêu rằng “trang thông tin điện tử cá nhân là trang thông tin điện tử do cá nhân thiết lập hoặc thiết lập thông qua việc sử dụng dịch vụ mạng xã hội để cung cấp, trao đổi thông tin của chính cá nhân đó, không đại diện cho tổ chức hoặc cá nhân khác và không cung cấp thông tin tổng hợp”.
     
    “Chúng tôi không bao giờ cấm mọi người chia sẻ thông tin hoặc liên kết tin tức từ các trang web. Nó đã hoàn toàn bị hiểu lầm’, bà Nguyễn Thanh Huyền, Trưởng phòng Thông tin trực tuyến của Bộ, nói với Reuters. ‘Đây là một nghị định bình thường nó không đi ngược lại với bất kỳ cam kết nhân quyền nào’.” Sự khác biệt chủ yếu giữa “trang thông tin điện tử tổng hợp” và “các trang cá nhân” có vẻ là ở nghĩa vụ của trang tổng hợp, nếu đăng ký tại Việt Nam thì phải cung cấp dữ liệu về người sử dụng theo yêu cầu của chính phủ.  
     
     
           Điều này dẫn đến cái mới thứ hai. Hà Nội muốn các công ty cung cấp dịch vụ internet phải định vị ít nhất là một máy chủ tại Việt Nam và cung cấp dữ liệu về người sử dụng theo yêu cầu của nhà chức trách. Các nhà cung cấp quốc tế lớn như Google, Yahoo, Facebook và eBay – hợp thành Liên minh Internet châu Á — có vẻ không hợp tác với quy định này, cho rằng nó “sẽ bóp nghẹt sự đổi mới”. Hay cũng không cần có họ hợp tác trong khi hơn 30 triệu người Việt sử dụng internet có thể truy cập các máy chủ ở nước ngoài chỉ đơn giản bằng cách điều chỉnh các thiết lập DSL trên máy tính của họ.
     
            Ý tưởng mới thứ ba, theo Bộ Thông tin và Truyền thông là động cơ chính để sửa đổi các quy định quản lý internet, là Việt Nam cần phải thắt chặt việc bảo vệ sở hữu trí tuệ. Trên nguyên tắc, Bộ hoàn toàn đúng: các nhà xuất bản Việt Nam trực tuyến và không trực tuyến đều chẳng ngại ngùng in lại bất cứ điều gì đúng yêu cầu của họ bất kể đó là nội dung ở trong hay ngoài nước, đôi khi có sự chấp nhận nhưng thường là không. Đó là một thực tế hút hầu hết các lợi nhuận ra khỏi sự sáng tạo.
     
            Tương lai không xa là thoả thuận Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP), “hiệp định thương mại thế kỷ 21″ mà Hoa Kỳ đang cổ vũ. VN hết sức muốn tham gia hiệp ước này, nhưng một phần của điều kiện gia nhập lại là cam kết tin cậy về bảo vệ sở hữu trí tuệ các đối tác khác. Đó là một đòi hỏi rất cao. Đặc biệt trong lĩnh vực trên mạng, Việt Nam không có khả năng kiểm soát liệu việc trích dẫn có đầy đủ và chính xác hay không, chưa nói tới việc không tôn trọng bản quyền.  Đó là vùng đất chưa khai phá (terra incognita) đối với các tòa án Việt Nam.
     
    Nhiều yêu cầu khác được quy định trong Nghị định mới cũng gặp những khó khăn như thế, không ít hơn so với thông tư năm 2008. Đó là một vấn đề phổ biến với các luật lệ, chỉ thị của Việt Nam: chúng có xu hướng là các phát biểu về nguyên tắc nên nói chung là không thể thi hành được.
     
     

    Theo Huỳnh Phan. Nguồn:  Asia Sentinel

     
    5242 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #281078   14/08/2013

    danusa
    danusa
    Top 25
    Female
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (2776)
    Số điểm: 32598
    Cảm ơn: 943
    Được cảm ơn 1127 lần


    Điều 5. Các hành vi bị cấm

    1. Lợi dụng việc cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng nhằm mục đích:

    a) Chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội; phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc; tuyên truyền chiến tranh, khủng bố; gây hận thù, mâu thuẫn giữa các dân tộc, sắc tộc, tôn giáo;

    b) Tuyên truyền, kích động bạo lực, dâm ô, đồi trụy, tội ác, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, phá hoại thuần phong, mỹ tục của dân tộc;

    c) Tiết lộ bí mật nhà nước, bí mật quân sự, an ninh, kinh tế, đối ngoại và những bí mật khác do pháp luật quy định;

    d) Đưa thông tin xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân;

    đ) Quảng cáo, tuyên truyền, mua bán hàng hóa, dịch vụ bị cấm; truyền bá tác phẩm báo chí, văn học, nghệ thuật, xuất bản phẩm bị cấm;

    e) Giả mạo tổ chức, cá nhân và phát tán thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

    2. Cản trở trái pháp luật việc cung cấp và truy cập thông tin hợp pháp, việc cung cấp và sử dụng các dịch vụ hp pháp trên Internet của tổ chức, cá nhân.

    3. Cản trở trái pháp luật hoạt động của hệ thống máy chủ tên miền quốc gia Việt Nam ".vn", hoạt động hp pháp của hệ thống thiết bị cung cấp dịch vụ Internet và thông tin trên mạng.

    4. Sử dụng trái phép mật khẩu, khóa mật mã của tổ chức, cá nhân; thông tin riêng, thông tin cá nhân và tài nguyên Internet.

    5. Tạo đường dẫn trái phép đối với tên miền hợp pháp của tổ chức, cá nhân; tạo, cài đặt, phát tán phần mềm độc hại, vi-rút máy tính; xâm nhập trái phép, chiếm quyền điu khin hệ thng thông tin, tạo lập công cụ tn công trên Internet.

     

    Điều 20. Phân loại trang thông tin điện tử

    Trang thông tin điện tử được phân loại như sau:

    1. Báo điện tử dưới hình thức trang thông tin điện tử.

    2. Trang thông tin điện tử tổng hợp là trang thông tin điện tử của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cung cấp thông tin tổng hợp trên cơ sở trích dẫn nguyên văn, chính xác nguồn tin chính thức và ghi rõ tên tác giả hoặc tên cơ quan của nguồn tin chính thức, thời gian đã đăng, phát thông tin đó.

    3. Trang thông tin điện tử nội bộ là trang thông tin điện tử của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cung cấp thông tin về chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, dịch vụ, sản phẩm, ngành nghề và thông tin khác phục vụ cho hoạt động của chính cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đó và không cung cấp thông tin tổng hp.

    4. Trang thông tin điện tử cá nhân là trang thông tin điện tử do cá nhân thiết lập hoặc thiết lập thông qua việc sử dụng dịch vụ mạng xã hội để cung cấp, trao đổi thông tin của chính cá nhân đó, không đại diện cho tổ chức hoặc cá nhân khác và không cung cấp thông tin tổng hp.

    5. Trang thông tin điện tử ứng dụng chuyên ngành là trang thông tin điện tử của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ ứng dụng trong lĩnh vực viễn thông, công nghệ thông tin, phát thanh, truyền hình, thương mại, tài chính, ngân hàng, văn hóa, y tế, giáo dục và các lĩnh vực 

     

    Nghị định 72/2013/NĐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng

     
    Báo quản trị |  
  • #283505   28/08/2013

    danusa
    danusa
    Top 25
    Female
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (2776)
    Số điểm: 32598
    Cảm ơn: 943
    Được cảm ơn 1127 lần


    Sắp tới 1/9/2013 là ngày mà Nghị định 72/2013 bắt đầu có hiệu lực, trong thời gian qua nhiều ý kiến trái chiều từ trong nước và từ phía nước ngoài cũng đã liên tục được đặt ra, tiêu biểu là việc phản đối của các blogger.

    Theo thông tin ngoài lề nhiều blogger đã thực hiện Tuyên bố 258 nhằm phản đối điều 258 trong Bộ luật hình sự  và cũng nhằm phản đối Nghị định 72 bằng việc đưa thông tin đến các tổ chức phi chính phủ trên thế giới nhằm tạo áp lực lên chính phủ Việt Nam.

    Trong Thông cáo ngày 26/8 của Liên minh Tự do Trực tuyến nói Nghị định 72 “sẽ áp đặt thêm những hạn chế đối với cách thức truy cập và sử dụng Internet ở Việt Nam”.
     
    Liên minh Tự do Trực tuyến là một nhóm liên khu vực gồm 21 chính phủ hợp tác để đẩy mạnh tự do Internet trên toàn thế giới.
     
    Trong nhóm này có Mỹ, Anh, Pháp, Đức, và nội dung thông cáo được đăng trên trang web Sứ quán Mỹ tại Hà Nội.
     
    Hình ảnh internet bị hàng rào kẽm gai bao chặt cho tác động của NĐ 72
    do cư dân mạng làm ảnh minh họa
     
    Theo tuyên bố này, Nghị định 72 “có nguy cơ làm tổn hại đến nền kinh tế của Việt Nam với việc hạn chế sự phát triển của các doanh nghiệp ở Việt Nam, hạn chế sự đổi mới, và làm chùn bước đầu tư nước ngoài”.
     
    “Các văn bản luật hạn chế sự công khai và tự do như Nghị định 72 tước khỏi các nhà sáng tạo và các doanh nghiệp các công cụ cần và đủ để cạnh tranh trong nền kinh tế toàn cầu hiện nay,” Liên minh cáo buộc.
     
    Thông cáo kêu gọi Việt Nam “sửa đổi Nghị định 72 để văn bản này thúc đẩy khả năng thực thi quyền con người của các cá nhân, bao gồm cả quyền tự do ngôn luận”.

    Theo bbc.co.uk

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn danusa vì bài viết hữu ích
    SAdmin (28/08/2013)