Góc Bà Tám ( Góc tám và cà khịa đủ mọi chuyện trên đời lẫn trên...trời)

Chủ đề   RSS   
  • #10708 29/07/2008

    hacom2579

    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/05/2008
    Tổng số bài viết (100)
    Số điểm: 9776
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 4 lần


    Góc Bà Tám ( Góc tám và cà khịa đủ mọi chuyện trên đời lẫn trên...trời)

    Đánh hai cái vào mông, xước màng trinh!?

    Chuyện xảy ra ở một huyện của tỉnh Đồng Nai và đang gây xôn xao dư luận nhân dân tại đây!
    Vào đầu tháng 04/2008, Chị T. đã có đơn tố cáo ông hàng xóm có hành vi xâm hại tình dục đối với con gái mình mới 3 năm tuổi sau khi có kết luận thương tích của Bệnh viện đa khoa khu vực của huyện. Tại bản kết luận thương tích, các bác sĩ đã kết luận bé bị xung huyết vùng tiểu đình, màng trinh bị xước ở 2 vị trí 12h, 6h và lỗ màng trinh rộng. Sau khi sự việc được Công an xã chuyển lên Công an huyện theo thẩm quyền, chị T. đã có yêu cầu giám định pháp y đối với thương tích của bé vì phía công an huyện cho rằng kết luận này là không chính xác. 06 ngày sau, chị mới nhận được Quyết định trưng cầu giám định do Phó Thủ trưởng cơ quan điều tra (CQĐT) ký và chị đã dẫn bé đến cơ quan pháp y tỉnh.
    Tại bản kết luận giám định, kết luận: môi lớn bình thường; môi bé bị xung huyết; lỗ màng trinh hình khe, rộng 4cm; màng trinh không rách; âm hộ không bị tổn thương.
    16 ngày sau khi có Kết luận trưng cầu giám định, Phó Thủ trưởng CQĐT CA Huyện ra thông báo về việc không khởi tố bị can, không khởi tố vụ án đối với đối tượng bị tố cáo với lý do: do bé không nghe lời nên đã đánh hai cái vào mông. Cũng tại bản thông báo này, đối tượng bị tố cáo lại mang một họ khác chứ không phải như họ mà chị T. đã tố cáo?!
    Cũng cần phải nói thêm rằng, trong quá trình chờ xử lý vụ việc, do hai vợ chồng đi làm thuê, ở nhà trọ, chồng lại đi làm xa nên chị T. đã có đơn gửi một số nơi như UBND xã, Hội Phụ nữ xã, UB Bảo vệ bà mẹ trẻ em huyện, Viện Kiểm sát nhân dân Tỉnh Đồng Nai tường trình về sự việc và có đơn đề nghị trợ cấp do hoàn cảnh khó khăn. UBND huyện trên căn cứ của Thủ tướng Chính phủ, kế hoạch của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội về trường hợp trẻ em bị xâm hại tình dục, trẻ em phải lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm... và tờ trình của UBND xã về việc xin hỗ trợ kinh phí cho trẻ em bị xâm hại tình dục và đề nghị của Phòng Nội vụ - Lao động, Thương binh và Xã hội huyện đã trợ cấp tiền khám chữa bệnh cho cháu số tiền là 300.000 đồng và cũng cùng căn cứ trên, trợ cấp khó khăn cho chị T. 450.000đồng.
    Trong khi cơ quan điều tra thông báo không khởi tố vụ án hình sự đối với đối tượng bị tố cáo thì các cơ quan chính quyền khác ở địa phương lại công nhận việc bé bị xâm hại tình dục?! Và kết luận của cơ quan điều tra khi ra thông báo không khởi tố liệu có thuyết phục?!

    Người bị hại cần phải làm gì để quyền lợi của con mình được bảo vệ?

    Mong quý vị giúp đỡ!
    Cập nhật bởi daonhan ngày 16/04/2010 04:18:47 PM Cập nhật bởi LawSoft01 ngày 15/03/2010 08:20:34 PM Cập nhật bởi LawSoft01 ngày 15/03/2010 07:28:20 PM Cập nhật bởi LawSoft01 ngày 15/03/2010 07:15:59 PM Cập nhật bởi LawSoft01 ngày 15/03/2010 06:27:25 PM Cập nhật bởi LawSoft01 ngày 15/03/2010 06:19:37 PM
     
    117925 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hacom2579 vì bài viết hữu ích
    tiem_nguoimua (23/08/2012)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

24 Trang «<10111213141516>»
Thảo luận
  • #11306   19/09/2008

    Lucy_3112
    Lucy_3112
    Top 500
    Mầm

    Vĩnh Phúc, Việt Nam
    Tham gia:19/09/2008
    Tổng số bài viết (253)
    Số điểm: 807
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 11 lần


    Hai mặt của một vấn đề


    Nếu ở ta cũng thực hiện như chính quyền thành phố nọ thì chắc không thể tính được giảm bao nhiu % bạn ạ, vì cách làm đó không khả thi.
    Thực ra Chính phủ cũng có nhiều văn bản như Nghị định, chỉ thị về văn hoá công sở, về nâng cao hiệu quả sử dụng thời giờ làm việc của cán bộ, công chứ nhà nước,.. nhưng việc công chức chơi game trong giờ hành chính, uống rượu, bia, ăn nhậu từ trưa, mang cái mặt đỏ gay đến công sở làm việc buổi chiều vẫn còn phổ biến,...
    Nếu quan sát một chút các bạn sẽ thấy tất cả các nhà hàng, quán rượu sang trọng, đông khách, làm ăn phát đạt,.. chủ yếu là nhờ số lượng lớn khách hàng là quan chức nhà nước.
    Dư luận thì phản ánh nhiều, nhưng hình như các quan không biết, vì các quan đâu có nhiều thời gian để lắng nghe quần chúng!!!

     
    Báo quản trị |  
  • #11307   23/10/2008

    thahxd
    thahxd

    Sơ sinh

    Vĩnh Phúc, Việt Nam
    Tham gia:23/10/2008
    Tổng số bài viết (7)
    Số điểm: 30
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    LySinhSu viết:

    Mặt trái của lời ca ngợi!

    chính quyền đã thành lập 1 đội gồm 2 ngừơi , nhiệm vụ chống tiêu cực uống rượu trong giờ làm việc, họ có quyền vào bất cứ cơ quan nào để kiểm tra nồng độ rượu, và kết quả tiết kiệm đựơc hàng triệu tệ, nạn uống rượu trong cơ quan nhà nứơc đã hạn chế hẳn.
    Dân chúng rất hoan nghênh sáng kiến này
    Các quan than phiền vì mất tự do, vì đó là thói quen của họ
    Các nhà hàng,các nhà bán rượu thì than phiền vì doanh thu giảm tới 60%

    Các bạn nghĩ sao?



    Chẳng qua các sếp chưa thay đổi được thói quen uống thui. Các sếp sẽ uống vào lúc khác và các nhà hàng có khi lại còn bán chạy hơn vì các sếp uống thoải mái hơn!
     
    Báo quản trị |  
  • #11282   17/09/2008

    nguyenthaibinh
    nguyenthaibinh



    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (68)
    Số điểm: 1650
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 5 lần


    Đính chính bản án để...sửa! Đúng hay sai?

    Bà Phạm Thị Mười ở quận Ninh Kiều (Cần Thơ) lâm bệnh phải nhập viện nên gửi cho bà Nguyễn Thị Tươi, là chỗ thân thiết, 14 lượng vàng nhờ cất giữ.

    Bà Tươi mang vàng về nhà thì bị con trai mình là Lê Quốc Thắng ăn cắp mang đi bán tiêu xài. Quá trình điều tra, Công an đã chứng minh được Thắng là thủ phạm.

    Viện KSND quận Ninh Kiều truy tố Thắng ra trước tòa, đồng thời phong tỏa tài khoản 150 triệu đồng của bà Tươi để liên đới trách nhiệm bồi thường cho bà Mười vì đã nhận giữ vàng.

    Ngày 15/10/2007, thẩm phán TAND quận Ninh Kiều Nguyễn Thị Cẩm Hồng, chủ tọa phiên tòa xét xử tuyên phạt Lưu Quốc Thắng 4 năm tù giam và phải bồi thường cho bà Mười 14 lượng vàng. Việc phong tỏa phần tài khoản 150 triệu của bà Nguyễn Thị Tươi, như đã nói ở trên, để bảo đảm thi hành án không được nhắc đến trong bản án.

    Án tuyên xong đã có hiệu lực thì hai tháng sau, đích thân thẩm phán  Nguyễn Thị Cẩm Hồng ký quyết định 04/2007/QĐ.ĐC “đính chính” một phần bản án sơ thẩm. Nội dung của quyết định đính chính có đoạn “Chấm dứt việc phong tỏa tài khoản ngân hàng của bà Nguyễn Thị Tươi”.

    Thực chất, đây không phải là đính chính mà thêm vào bản án cũ một nội dung hoàn toàn mới. Quyết định của bà Hồng làm không ít người sửng sốt.

    Theo các bạn thì cái gọi là "quyết định 04/2007/QĐ.ĐC đính chính một phần bản án sơ thẩm" của thẩm phán Nguyễn Thị Cẩm Hồng - TAND quận Ninh Kiều - Cần thơ là đúng hay sai?

     
    Báo quản trị |  
  • #11283   14/09/2008

    PhanAnhCuong
    PhanAnhCuong
    Top 75
    Lớp 4

    Hải Phòng, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2008
    Tổng số bài viết (865)
    Số điểm: 5415
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 22 lần


    Theo tôi, quyết định 04/2007/QĐ.ĐC đính chính một phần bản án sơ thẩm" của thẩm phán Nguyễn Thị Cẩm Hồng - TAND quận Ninh Kiều - Cần Thơ là vi phạm tố tụng. 

    Tôi chỉ tìm thấy vấn đề này tại BL TT Dân sự. Trong BLTTHS lại không nói gì tới việc này! Hình như nó được quy định tại một thông tư  hay nghị quyết nào đó của HĐTP TATC?

    BỘ LUẬT

    TỐ TỤNG DÂN SỰ

    (Số: 24/2004/QH11 ngày 15 tháng 06 năm 2004) 

    Điều 240. Sửa chữa, bổ sung bản án

    1. Sau khi tuyên án xong thì không được sửa chữa, bổ sung bản án, trừ trường hợp phát hiện lỗi rõ ràng về chính tả, về số liệu do nhầm lẫn hoặc tính toán sai. Việc sửa chữa, bổ sung phải được thông báo ngay cho người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc sửa chữa, bổ sung; đồng thời thông báo cho cơ quan, tổ chức khởi kiện và Viện kiểm sát cùng cấp.

    2. Việc sửa chữa, bổ sung bản án quy định tại khoản 1 Điều này phải do Thẩm phán phối hợp với các Hội thẩm nhân dân là thành viên Hội đồng xét xử vụ án đó thực hiện. Trong trường hợp Thẩm phán đó không còn đảm nhiệm chức vụ Thẩm phán thì Chánh án Toà án thực hiện việc sửa chữa, bổ sung đó.





     
    Báo quản trị |  
  • #11284   14/09/2008

    TranVoThienThu
    TranVoThienThu
    Top 100
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/04/2008
    Tổng số bài viết (727)
    Số điểm: 3910
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 86 lần


    Thẩm phán Nguyễn Thị Cẩm Hồng đã vi phạm pháp luật vì việc bổ sung nội dung mới vào bản án đã tuyên hoàn toàn không có cơ sở pháp luật, trái với qui định tại điều 240 BLTTDS mà bạn PhanAnhCuong nêu trên.
    Trường hợp này, nếu phát hiện bản án chưa giải quyết vấn đề quyền lợi của bà Tươi - người có nghĩa vụ và quyền lợi liên quan trong vụ án - Thẩm phán Hồng có quyền kiến nghị người có thẩm quyền kháng nghị theo trình tự Giám đốc thẩm để xem xét lại bản án đã có hiệu lực pháp luật, theo qui định tại điều 284 BLTTDS.
     
    Báo quản trị |  
  • #11285   15/09/2008

    PhanAnhCuong
    PhanAnhCuong
    Top 75
    Lớp 4

    Hải Phòng, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2008
    Tổng số bài viết (865)
    Số điểm: 5415
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 22 lần


    Anh Năm à,  nhưng đây là vụ án hình sự; bà Cẩm Hồng "đính chính" bản án hình sự. Rất có thể bà ta sẽ ... cãi! Do vậy, theo tôi, muốn "bẻ" bà Cẩm Hồng phải căn cứ vào các văn bản quy định về thủ tục tố tụng hình sự chứ không thể căn cứ vào Điều 240 BL TTDS.
     
    Báo quản trị |  
  • #11286   16/09/2008

    TRITHONGMINHNHANTAO
    TRITHONGMINHNHANTAO
    Top 500


    Bình Dương, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (184)
    Số điểm: 1730
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 12 lần


    Xin chào bạn!

    thẩm phán chỉ có quyền đính chính bản án khi có sai sót về mặt hình thức như sai lỗi chính tả:Bộ luật tố tụng dân sự qui định sau khi tuyên án xong, nếu phát hiện bản án có lỗi rõ ràng về chính tả, về số liệu do nhầm lẫn hoặc tính toán sai thì tòa được sửa chữa, bổ sung (theo điều 240). …Như vậy, bà  TP không có  quyền ký QĐ 04 để đính chính một phần bản án được.Với lại như bạn nêu ở đây, rõ ràng là bà đã thêm vào bản án mà mình đã tuyên.

     
    Báo quản trị |  
  • #11287   17/09/2008

    TranVoThienThu
    TranVoThienThu
    Top 100
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/04/2008
    Tổng số bài viết (727)
    Số điểm: 3910
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 86 lần


    Trước tiên, xin thành thật cảm ơn PhanAnhCuong đã nhắc nhở kịp thời. Vì quá nhiểu việc, cho nên những bài viết về sau của tôi có khi thiếu chính xác, không đầy đủ nội dung cần thiết và nhầm lẩn.
            Từ sự nhắc nhở của PhanAnhCuong, tôi đã xem lại thật kỷ nội dung trình bày của Nguyenthaibinh và có ý kiến như sau :
    1/- Trong vụ án này, bồi thường là trách nhiệm dân sự trong vụ án hình sự. Nghĩa là nó có thể tách thành 1 vụ án dân sự bình thường nên phải tuân theo qui định của Bộ Luật tố tụng dân sự. Nguyenthaibinh đã trình bày sai và chúng ta đều hiểu sai theo : VKS có quyền truy tố Thắng - phạm pháp hình sự - nhưng không có quyền " đồng thời phong toả tài khoản 150 triệu của bà Tươi ", VKS chỉ kiến nghị với Chánh án toà án đang thụ lý giải quyết vụ án ra Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời ( điều 124 BLTTDS ) và Chánh án yêu cầu Thẩm phán Cẩm Hồng - Người được phân công xét xử vụ án - ký quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời bằng cách phong toả tài khoản Ngân hàng của bà Tươi để bảo đảm thực hiện trách nhiệm dân sự sau này ( Chương VIII BLTTDS ).
    2/- Quyết định 04/2007/QĐ-ĐC của Thẩm phán Cẩm Hồng có sau bản án sơ thẩm 2 tháng nhưng không sai luật. Bạn Nguyenthaibinh đã hiểu ĐC là đính chính, thật ra đó là viết tắt của từ ĐÌNH CHỈ. Đây là quyết định đình chỉ, huỷ bỏ việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời ( phong toả tài khoản 150 triệu của bà Tươi tại Ngân hàng ), đúng theo qui định của BLTTDS ( Chương VIII BLTTDS ). Ở đây, sau khi xét xử Toà nhận thấy bị cáo Thắng hoàn toàn phải chịu trách nhiệm 1 mình cả hình sự lẩn dân sự nên căn cứ điểm b khoản 1 điều 122 BLTTDS, Toà ra Quyết định hủy bỏ biện pháp khẩn cấp đã áp dụng với bà Tươi - người từng bị xem, nhưng nay đã xác định là không liên đới trách nhiệm dân sự với Bị cáo Thắng.
             Trên đây là trình bày của cá nhân tôi, rất mong được sự góp ý của tất cả các bạn.
     
    Báo quản trị |  
  • #11288   17/09/2008

    PhanAnhCuong
    PhanAnhCuong
    Top 75
    Lớp 4

    Hải Phòng, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2008
    Tổng số bài viết (865)
    Số điểm: 5415
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 22 lần


    Chà! Phát hiện của anh Năm làm thay đổi cục diện vấn đề! Đề nghị bạn nguyenthaibinh cung cấp thêm thông tin về cái QĐ 04 của bà Cẩm Hồng?
     
    Báo quản trị |  
  • #11289   23/12/2008

    pH___1
    pH___1
    Top 500
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/06/2008
    Tổng số bài viết (216)
    Số điểm: 2490
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 4 lần


    Vụ án Cái chết sông Thị Vải - Có cần thay đổi luật, truy cứu trách nhiệm hình sự?

    Vụ đổ trộm chất thải độc hại ở VinaShin chưa kịp chìm xuống, thì kẻ giết chết sông Thị Vải lại lộ diện, xử lý làm sao? Xử phạt thế nào? Có nên truy cứu trách nhiệm? Hay chỉ là phại 10 triệu như vụ VinaShin vừa rồi?
    Thật đau lòng làm sao, giết một dòng sông là giết rất nhiều thứ. Môi trường ô nhiễm kéo theo nhiều hệ lụy, sức khỏe con người, giết chết sinh vật, và không kém quan trọng là kinh tê. Đã có bao vụ việc tàu nước ngoài không chịu cập cảng đơn giản là do dòng sông ô nhiễm làm ăn mòn vỏ tàu của họ.
    Có một điều đau lòng nữa là một cán bộ thú nhận rằng đã giết dòng sông Thị Vải âm thầm và bền bỉ trong 14 năm nay.
    Phải xử thôi, phải sửa đổi luật thôi, và trước mắt, phải truy cứu trách nhiệm thôi. Không thể làm như phủi bụi đối với vụ đổ trộm chất thải ở VinaShin được. 1 vài chục triệu với các "đại gia" này khác gì me rụng lá?
    Biết đâu được, thời gian sau lại có thêm nhiều "sát thủ môi trường" lộ diện nữa?
     
    Báo quản trị |  
  • #11290   16/09/2008

    PhanAnhCuong
    PhanAnhCuong
    Top 75
    Lớp 4

    Hải Phòng, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2008
    Tổng số bài viết (865)
    Số điểm: 5415
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 22 lần


    Theo tôi, chả cần thay đổi luật, phải sửa đổi luật! Vấn đề là các cơ quan chức năng (mà nên gọi là cơ quan có nghĩa vụ) về bảo vệ môi trường có thực thi nghiêm túc trách nhiệm, nghĩa vụ của mình hay không. Xem trên VTV, tôi thấy bức xúc vì thấy ông đại diện Sở TNMT cho rằng "ta chưa đủ luật để xử vụ này"! 

    Đây ạ, Luật đây, mời các vị ... "xơi"! 

    Điều 183. Tội gây ô nhiễm nguồn nước

    1. Người nào thải vào nguồn nước dầu mỡ, hoá chất độc hại, chất phóng xạ quá tiêu chuẩn cho phép, các chất thải, xác động vật, thực vật, vi khuẩn, siêu vi khuẩn, ký sinh trùng độc hại và gây dịch bệnh hoặc các yếu tố độc hại khác, đã bị xử phạt hành chính mà cố tình không thực hiện các biện pháp khắc phục theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

    2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

    3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm.

    4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

    Tôi còn được biết, Cty Vedan đã có 4 lần xử phạt VPHC. Do vậy, không còn lý do trì hoãn việc xử lý hình sự trong lần này!

     
    Báo quản trị |  
  • #11291   16/09/2008

    pH___1
    pH___1
    Top 500
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/06/2008
    Tổng số bài viết (216)
    Số điểm: 2490
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 4 lần


    Phải thay đổi thôi

    PhanAnhCuong viết:

    Điều 183. Tội gây ô nhiễm nguồn nước

    1. Người nào thải vào nguồn nước dầu mỡ, hoá chất độc hại, chất phóng xạ quá tiêu chuẩn cho phép, các chất thải, xác động vật, thực vật, vi khuẩn, siêu vi khuẩn, ký sinh trùng độc hại và gây dịch bệnh hoặc các yếu tố độc hại khác, đã bị xử phạt hành chính mà cố tình không thực hiện các biện pháp khắc phục theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

    2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

    3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm.

    4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.


    Rõ ràng là còn nhẹ, và hở.
    1. Các điều luật chỉ ghi là "Người nào". Vậy Vedan có phải là người không? Đúng ra phải là, Cá nhân hay tổ chức...
    2. 10 triệu-100 triệu <<-- ít quá, Vedan giết Thị Vải trong 14 năm, tổng cộng 1 năm chỉ bị phạt từ 700 ngàn đến 7 triệu, tính ra 1 tháng bị phạt có 60 ngàn đến 600 ngàn. Sau không phạt theo tỉ lệ, mức độ thiệt hại và thời gian vi phạm?
    3. Sao không tính đến chuyện bồi thường, khắc phục sự cố ô nhiễm do mình gây ra, bây giờ, tôi cho là phạt mức cao nhất là 100 triệu đi, có làm cho Thị Vải sống lại không?
    Từ đó, theo tôi nghĩ, ngay từ bây giờ, phải sử đổi, bổ sung lại, đưa mức phạt lên cao nhất, ngang với tội giết người. Vì giết môi trường, giết cả hệ sinh thái thì phải là tội đồ ngàn năm, còn nặng hơn cả tội giết người.

     
    Báo quản trị |  
  • #11292   16/09/2008

    PhanAnhCuong
    PhanAnhCuong
    Top 75
    Lớp 4

    Hải Phòng, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2008
    Tổng số bài viết (865)
    Số điểm: 5415
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 22 lần


    Theo luật hình sự một số nước thì có thể truy tố một tổ chức nhưng theo luật của ta thì chỉ có thể truy tố cá nhân. Vedan là 1 tổ chức. Trách nhiệm của cơ quan điều tra là phải cá thể hoá trách nhiệm hình sự; phải truy ra con người cụ thể trong Vedan để truy cứu TNHS.

    Hình phạt bằng tiền có thể là hình phạt chính (chỉ phạt tiền thôi) nhưng có thể là hình phạt phụ đi kèm hình phạt chính, tức cải tạo không giam giữ hoặc phạt TÙ.

    Tại điều luật mà tôi trích dẫn trên đây mới chỉ nói tới hình phạt. Trong quá trình xét xử, Toà có quyền buộc bị cáo phải bồi thường như bạn mong muốn theo Điều dưới đây của BLHS:

    Điều 42. Trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại; buộc công khai xin lỗi

    1. Người phạm tội phải trả lại tài sản đã chiếm đoạt cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp, phải sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại vật chất đã được xác định do hành vi phạm tội gây ra.

    2. Trong trường hợp phạm tội gây thiệt hại về tinh thần, Tòa án buộc người phạm tội phải bồi thường về vật chất, công khai xin lỗi người bị hại.

     
    Báo quản trị |  
  • #11293   16/09/2008

    pH___1
    pH___1
    Top 500
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/06/2008
    Tổng số bài viết (216)
    Số điểm: 2490
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 4 lần


    PhanAnhCuong viết:

    Điều 42. Trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại; buộc công khai xin lỗi

    1. Người phạm tội phải trả lại tài sản đã chiếm đoạt cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp, phải sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại vật chất đã được xác định do hành vi phạm tội gây ra.

    2. Trong trường hợp phạm tội gây thiệt hại về tinh thần, Tòa án buộc người phạm tội phải bồi thường về vật chất, công khai xin lỗi người bị hại.


    Hix, như thế thì khác nào: "Hòn đất mà biết nói năng..."
    Thị Vải tuy là "Thị" nhưng nó không phải là một cá thế, không phải là một người bị hại.
    Sở hữu "Thị Vải" là ai?
    Công khai "xin lỗi" ai bây giờ?
    Phải chăng đã đến lúc chú trọng hơn, siết chặt hơn các hành vi hủy hoại môi trường??? Điều mà thế giới đã ý thức từ rất lâu năm về trước. Ở đây cho thấy 1 điều: Không có gì có thể biết trước được, phạt nhẹ, điều luật chưa chặt chẽ, cho nên chờ khi nào có việc thì mới vỡ lẽ, mới bàn tán xôn xao xem giờ làm sao, như thế nào? Sao chúng ta không nhìn rộng ra thế giới mà học hỏi.
     
    Báo quản trị |  
  • #11294   16/09/2008

    PhanAnhCuong
    PhanAnhCuong
    Top 75
    Lớp 4

    Hải Phòng, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2008
    Tổng số bài viết (865)
    Số điểm: 5415
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 22 lần


    Thưa bạn pH___1 , tôi hoàn toàn không có chút thẩm quyền nào trong việc ban hành Bộ luật Hình sự nhưng tôi luôn theo sát quá trình soạn thảo và trực tiếp theo dõi 2 kì họp Quốc hội thảo luận, thông qua Bộ luật Hình sự 1999.

    Tôi kể bạn nghe, khi QH thảo luận đến Chương XVII Các tội phạm về môi trường,
    các đại biểu đã tranh luận rất hăng. Nhiều ý kiến cho rằng đất nước còn nghèo nên cần ưu tiên phát triển kinh tế; nếu chặt chẽ quá về môi trường thì không thể phát triển kinh tế. Tuy vậy, ban soạn thảo (Trưởng ban là ông Nguyễn Đình Lộc- khi đó là Bộ trưởng Bộ Tư pháp) vẫn kiên trì phân tích rằng, nếu chúng ta lơ là về môi trường thì sau này cái giá phải trả rất đắt. Quan điểm này đã được đa số đại biểu đồng tình, biểu quyết thông qua Chương XVII Các tội phạm về môi trường với các điều từ 182 đến 191 BLHS.
    Như vậy, có thể thấy, Ban soạn thảo nói riêng và QH nói chung đã có cái nhìn xa, đã tham khảo kinh nghiệm các nước khác như bạn mong muốn chứ không phải như bạn viết: 

    Trích dẫn:
    Phải chăng đã đến lúc chú trọng hơn, siết chặt hơn các hành vi hủy hoại môi trường??? Điều mà thế giới đã ý thức từ rất lâu năm về trước. Ở đây cho thấy 1 điều: Không có gì có thể biết trước được, phạt nhẹ, điều luật chưa chặt chẽ, cho nên chờ khi nào có việc thì mới vỡ lẽ, mới bàn tán xôn xao xem giờ làm sao, như thế nào? Sao chúng ta không nhìn rộng ra thế giới mà học hỏi.


    Còn về Điều 42 BLHS mà tôi trích dẫn trên đây nằm ở Phần chung BLHS. Nó có thể áp dụng cho rất nhiều trường hợp nêu tại Phần Các tội phạm. Cụ thể, trong trường hợp chúng ta đang bàn thì không thể phân tích như bạn được mà chỉ áp dụng đoạn: 

     "1. Người phạm tội ...phải sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại vật chất đã được xác định do hành vi phạm tội gây ra."
     
    Báo quản trị |  
  • #11295   19/09/2008

    PhanAnhCuong
    PhanAnhCuong
    Top 75
    Lớp 4

    Hải Phòng, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2008
    Tổng số bài viết (865)
    Số điểm: 5415
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 22 lần


    Ông Cục trưởng Cục CSMT phát biểu thật trúng ý tui!

    Trang nhất > Pháp luật

     

    Đại tá Nguyễn Xuân Lý - Cục trưởng Cục Cảnh sát môi trường Bộ Công an:
    Vi phạm tại Cty Vedan đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm  

    Lao Động số 214 Ngày 17/09/2008 Cập nhật: 8:25 AM, 17/09/2008

     

    (LĐ) - Cục trưởng Cục Cảnh sát môi trường (C36) Nguyễn Xuân Lý đã khẳng định như vậy trong cuộc trao đổi với Lao Động sáng qua (16.9).

    "Cục sẽ báo cáo lãnh đạo bộ và chuyển toàn bộ hồ sơ vụ việc cho Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an xử lý theo thẩm quyền" - Cục trưởng Cục C36 nói.

    Đến nay, các cơ quan chức năng có thể đánh giá như thế nào về vi phạm của Cty Vedan, thưa ông?

    - Có thể khẳng định vi phạm của Cty Vedan là có hệ thống và đặc biệt nghiêm trọng. Hành vi ấy không chỉ vi phạm điều 37, 81, 82 Luật Bảo vệ môi trường; vi phạm Điều 10 Nghị định 81/CP mà còn có đầy đủ dấu hiệu cấu thành tội gây ô nhiễm nguồn nước (Điều 183 Bộ luật Hình sự năm 1999).

    Chúng tôi có đầy đủ cơ sở và căn cứ pháp lý để khẳng định việc trên vì kết quả xác minh ban đầu cho thấy: Cty Vedan đã cố tình xây dựng hệ thống đường ngầm để thải chất thải độc hại xuống sông Thị Vải, lỗi ở đây là lỗi cố ý trực tiếp.

    Ngoài dấu hiệu lỗi cố ý thì cấu thành bắt buộc của tội ở điều 183, yêu cầu là đã bị xử phạt hành chính mà cố tình không khắc phục hậu quả theo quyết định của cơ quan chức năng, gây hậu quả nghiêm trọng. 

    Về hai dấu hiệu này thì thứ nhất, Vedan đã từng bị xử lý hành chính năm 2006; thứ hai về hậu quả nghiêm trọng thì có thể khẳng định hành vi trên đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ dân quanh vùng đó, kết quả điều tra sẽ khẳng định việc này. Ngoài ra các hộ dân nuôi cá trong vùng bị thiệt hại nặng, cá chết hàng loạt. Chính Vedan đã phải ký vào văn bản bồi thường 15 tỉ đồng cho các hộ dân này.

    Đó là chưa kể dấu hiệu thứ ba như một số cơ quan báo chí nêu đó là trốn xử lý nước thải doanh nghiệp, bỏ túi hàng trăm triệu mỗi ngày. Về nội dung này, C36 chưa tính toán cụ thể, nhưng chắc chắn là có thiệt hại cho Nhà nước, quá trình xác minh, C36 và các cơ quan chức năng sẽ làm rõ trên cơ sở tính toán khoa học. 

    Thưa ông, vậy tại sao đến nay cơ quan công an vẫn chưa khởi tố để điều tra, xử lý theo pháp luật?

    - Thứ nhất,  do C36 (mới thành lập) chưa có thẩm quyền khởi tố điều tra, nên phải hoàn tất hồ sơ vụ việc rồi chuyển cho Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an xử lý theo thẩm quyền. Nếu chúng tôi có quyền đó, chúng tôi đã khởi tố ngay khi phát hiện quả tang vi phạm trên.

    Thứ hai, quan trọng nhất là chưa có kết quả giám định về chất thải gây ô nhiễm. Đồng chí Bộ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường vừa điện thoại cho tôi khẳng định đang đôn đốc cơ quan chức năng của bộ sớm có kết quả giám định. C36 cũng có một trung tâm giám định, tuy nhiên do mới được thành lập nên việc đầu tư chưa hoàn thiện nên chưa thể giám định được.

    Ngoài ra, trong tuần này, C36 sẽ có văn bản báo cáo lãnh đạo Bộ Công an để bộ báo cáo Chính phủ, đồng thời chuyển toàn bộ hồ sơ cho cơ quan cảnh sát điều tra để khởi tố theo thẩm quyền.  

    Thưa ông, các sai phạm của Vedan đã từng gây nên khiếu nại bức xúc trong một thời gian dài, nhưng không được các cơ quan xử lý dứt điểm. Quá trình xác minh, C36 có làm rõ dấu hiệu thiếu trách nhiệm hay bao che của các cơ quan chức năng địa phương?

    - Hiện nay chúng tôi chưa có tài liệu về việc bao che. Tuy nhiên, sự bất cập, yếu kém về năng lực kiểm tra, giám sát, thậm chí thờ ơ thiếu trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước, chính quyền địa phương là có.

    Chúng tôi cũng đang tiếp tục mở một số chuyên án trọng điểm để điều tra các "dòng sông chết" như sông Thị Vải, sông Đồng Nai, sông Nhuệ, sông Đáy, sông Cầu... Chúng tôi sẽ chứng minh cho các cơ quan chức năng thấy hậu quả của các dòng sông chết là từ đâu? Ai là thủ phạm?

    - Xin cảm ơn ông!

    Duy Thanh thực hiện

     Vi phạm tại Cty Vedan đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm

      


     
    Báo quản trị |  
  • #11296   11/10/2008

    PhanAnhCuong
    PhanAnhCuong
    Top 75
    Lớp 4

    Hải Phòng, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2008
    Tổng số bài viết (865)
    Số điểm: 5415
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 22 lần


    Vậy là những người vi phạm ở Cty Vedan đã thoát án hình sự rồi! Tại sao lại như vây? Các bạn nghĩ sao?
     
    Báo quản trị |  
  • #11297   22/12/2008

    tuongtri
    tuongtri

    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/09/2008
    Tổng số bài viết (94)
    Số điểm: 649
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 20 lần


    Thoát là cái chắc rồi.Các nhà làm luật của ta thua trí của công ty VEDAN.Các bạn có nhớ câu chuyện thần thoại Hercule không? "Không Có Ai" giết tao! Gã khổng lồ một mắt rú lên trong đau đớn để báo hiệu cho những gã khổng lồ khác đến bắt Không Có Ai(Hercule).Làm sao bắt được khi gã khổng lồ thua trí của Hercule.

    Ước gì những kẻ ngồi trên cao biết nhìn xuống.

     
    Báo quản trị |  
  • #11315   10/12/2008

    ketoana2
    ketoana2
    Top 500
    Male


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:07/08/2008
    Tổng số bài viết (206)
    Số điểm: 2113
    Cảm ơn: 40
    Được cảm ơn 14 lần


    Có phải tự do tính ngưỡng có phải chỉ 1 nửa!!?

    Allô! mình mới phát hiện một điều hay hay về khuyết điểm của luật về "tự do tính ngưỡng" mong các bạn cho ý kiến!:
    Nói về tính ngưỡng thì ai cũng biết trong tính ngưỡng người ta tin có chúa, phật,.. và ngược lại là ma, quỹ,....!

    Vậy mà luật lại:
    + Cho phép: được phép tin có phật nên được tự do làm nghề thầy chùa (đi tu), theo đạo, cúng kiến, tôn thờ phật,...
    + Không cho phép: không được phép tin có ma, quĩ--> nên không cho phép làm nghề đạo sỹ trừ tà, yếm bù trừ tà ma,...  nếu ai làm nghề này sẽ bị cho là "bà Bóng", hay mê tính dị đoan,..

    Vậy có phải là chỉ tự do tính ngưỡng 1 nửa không vậy?
    Có 3 thế giới theo quan niệm tính ngưỡng: cõi phật, trần gian, cõi ma quỉ vậy mà ta chỉ đựơc thờ cúng cỏi phật (tính ngưõng), còn diệt trừ cỏi ma(mê tính) thì không đựoc phép!
     
    Báo quản trị |  
  • #11316   17/09/2008

    BaoHacTu
    BaoHacTu
    Top 500
    Mầm

    Vĩnh Long, Việt Nam
    Tham gia:16/08/2008
    Tổng số bài viết (254)
    Số điểm: 915
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 17 lần


    Ặc ặc

    Tín ngưỡng là hệ thống các niềm tin mà con người tin vào để giải thích thế giới và để mang lại sự bình an cho cá nhân và cộng đồng.

    Bạn có quyền tin và cúng ma, bái quỷ, làm phim viết truyện về chúng ai mà cấm nhưng nếu bạn lợi dụng nó để lừa gạt người khác thì không được vì đây là 2 vấn đề hoàn toàn khác nhau.

    Nếu cha xứ hay thầy tu mà lợi dụng lòng tin của người theo đạo để lừa gạt tài sản họ thì cũng bị xử lý chứ ko có tự do đâu bạn .
     
    Báo quản trị |