Giấy tờ “giả mạo” được công chứng, trách nhiệm thuộc về ai?

Chủ đề   RSS   
  • #517090 23/04/2019

    lanbkd
    Top 150
    Female
    Lớp 6

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/08/2017
    Tổng số bài viết (518)
    Số điểm: 8260
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 490 lần


    Giấy tờ “giả mạo” được công chứng, trách nhiệm thuộc về ai?

     

    Đối với một số loại hợp đồng/giấy tờ nhất định, pháp luật quy định để có tính hiệu lực (đảm bảo giá trị pháp lý) thì bắt buộc phải được lập thành văn bản và có công chứng, chứng thực (Cụ thể là những loại giấy tờ/hợp đồng nào thì các bạn có thể tham khảo thêm bài viết “Tổng hợp những loại giấy tờ/hợp đồng bắt buộc phải công chứng, chứng thực).

    Tuy nhiên, thực trạng giả mạo hồ sơ/ giấy tờ nhằm chuộc lợi hiện nay diễn ra ngày càng phổ biến với tính chất tinh vi, phức tạp. Do đó, trong nhiều trường hợp khó có thể phát hiện ra vấn đề sai lệch dẫn đến việc qua mắt  được công chứng viên.

    Vậy, trong trường hợp giấy tờ giả mạo được công chứng, ai sẽ phải chịu trách nhiệm?

    >>>Trách nhiệm của tổ chức công chứng/công chứng viên

    Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật Công chứng 2014 thì “công chứng” là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản. Theo đó, một trong những nguyên tắc hành nghề là chịu trách nhiệm trước pháp luật và người yêu cầu công chứng về văn bản công chứng. Nghĩa vụ này của công chứng viên được ghi nhận cụ thể tại điểm g khoản 2 Điều 17 Luật Công chứng 2014.

    Trên cơ sở đó, vấn đề bồi thường, bồi hoàn trong hoạt động công chứng sẽ phát sinh và quy định này được đề cập tại Điều 38 Luật công chứng 2014 như sau:

    - Trước hết, tổ chức hành nghề công chứng phải bồi thường thiệt hại cho người yêu cầu công chứng và cá nhân, tổ chức khác do lỗi mà công chứng viên, nhân viên hoặc người phiên dịch là cộng tác viên của tổ chức mình gây ra trong quá trình công chứng.

    - Sau đó, công chứng viên, nhân viên hoặc người phiên dịch là cộng tác viên gây thiệt hại phải hoàn trả lại một khoản tiền cho tổ chức hành nghề công chứng đã chi trả khoản tiền bồi thường cho người bị thiệt hại theo quy định của pháp luật; trường hợp không hoàn trả thì tổ chức hành nghề công chứng có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.

    Như vậy, cơ sở tiên quyết để đặt ra vấn đề trách nhiệm của tổ chức công chứng khi công chứng hồ sơ, tài liệu giả mạo đó là phải chứng minh được lỗi do công chứng viên gây thiệt hại.

    Ngoài ra, trường hợp khi cơ quan điều tra chứng minh được công chứng viên biết giấy tờ giả mà vẫn chứng thì tùy vào tính chất mức độ hậu quả hành vi mà bị:

    -  Xử phạt hành chính theo Điều 14 Nghị định 110/2013/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 67/2015/NĐ-CP:

    Điều 14. Hành vi vi phạm quy định về hoạt động hành nghề công chứng

    3. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

    đ) Công chứng hợp đồng, giao dịch trong trường hợp không có căn cứ xác định quyền sử dụng, sở hữu riêng đối với tài sản khi tham gia giao dịch;

    ….."

    -  Hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng theo Điều 360 Bộ luật hình sự 2015 được sửa đổi, bổ sung 2017:

    “11. Người nào có chức vụ, quyền hạn vì thiếu trách nhiệm mà không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nhiệm vụ được giao thuộc một trong các trường hợp sau đây, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 179, 308 và 376 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 05 năm:

    d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

    …”

    >>>Trách nhiệm của người yêu cầu công chứng

    Theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 7 Luật Công chứng 2014 nghiêm cấm cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi: cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật; sử dụng giấy tờ, văn bản giả mạo hoặc bị tẩy xóa, sửa chữa trái pháp luật để yêu cầu công chứng.

    Theo đó, người vi phạm tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị:

    -  Xử phạt vi phạm hành chính theo Điều 12 Nghị định 110/2013/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 67/2015/NĐ-CP:

    “Điều 12. Hành vi vi phạm quy định về công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch

    2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật; sử dụng giấy tờ, văn bản giả mạo để được công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch.

    3. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi làm giả giấy tờ, văn bản hoặc giả mạo, thuê hoặc nhờ người khác giả mạo người yêu cầu công chứng để được công chứng hợp đồng, giao dịch; làm giả giấy tờ, văn bản để được công chứng bản dịch.”

    -  Hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức (Điều 341 ) hoặc Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 174) Bộ luật hình sự 2015 được sửa đổi, bổ sung 2017 ,…

     

     

    Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên

    Ngoài trách nhiệm bồi thường và bồi hoàn khi có sai phạm trong hoạt động công chứng, một trong những nghĩa vụ quan trọng của tổ chức hành nghề công chứng là mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho công chứng viên của tổ chức mình.

    Để đảm bảo cho quyền lợi chính đáng của công dân, tổ chức bị thiệt hại do hoạt động hành nghề của công chứng viên gây ra, việc mua bảo hiểm nghề nghiệp cho công chứng viên cũng là một nghĩa vụ mà tổ chức hành nghề công chứng phải tuân thủ theo Khoản 5 Điều 33 Luật công chứng 2014.

    Cụ thể, quy định tại Điều 37 Luật Công chứng 2014 thì bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên là loại hình bảo hiểm bắt buộc. Việc mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho công chứng viên phải được duy trì trong suốt thời gian hoạt động của tổ chức hành nghề công chứng.

    Tổ chức hành nghề công chứng có nghĩa vụ mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho công chứng viên hành nghề tại tổ chức mình. Chậm nhất là 10 ngày làm việc kể từ ngày mua bảo hiểm hoặc kể từ ngày thay đổi, gia hạn hợp đồng bảo hiểm, tổ chức hành nghề công chứng có trách nhiệm thông báo và gửi bản sao hợp đồng bảo hiểm, hợp đồng thay đổi, gia hạn hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên cho Sở Tư pháp.

    Các quy định chi tiết về điều kiện bảo hiểm, mức phí bảo hiểm, số tiền bảo hiểm tối thiểu đối với bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên các bạn có thể theo dõi chi tiết tại Nghị định 29/2015/NĐ-CP về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật công chứng.

     

     

     
    11348 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận