Giáo viên về hưu trùng nghỉ hè có được hưởng lương 2 tháng hè không?

Chủ đề   RSS   
  • #473551 03/11/2017

    happy_smile
    Top 500
    Female
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/11/2012
    Tổng số bài viết (271)
    Số điểm: 14100
    Cảm ơn: 94
    Được cảm ơn 313 lần


    Giáo viên về hưu trùng nghỉ hè có được hưởng lương 2 tháng hè không?

    Sau khi được Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục giải quyết cho thắc mắc "Chế độ đối với giáo viên có thời gian nghỉ hè trùng với nghi thai sản" thì mình lại vướng 1 vấn đề nan giải không kém đó là:

    GIÁO VIÊN VỀ HƯU TRÙNG VỚI THỜI ĐIỂM BẮT ĐẦU NGHỈ HÈ CÓ ĐƯỢC THANH TOÁN TIỀN LƯƠNG 02 THÁNG HÈ KHÔNG?

    p/S: Có một cô giáo đã hỏi mình nên mặc dù không dám chắc nhưng mình nghĩ thực tế là cô này không được thanh toán tiền.

    Mình phân tích vấn đề trên như sau:

    Về mặt logic:

    Khi người giáo viên đó đã tham gia giảng dạy đủ 1 năm học thì đương nhiên sẽ được nghỉ hè  8 tuần đối với giáo viên mầm non (khoản 2 Điều 3 Thông tư 48/2011/TT-BGDĐT) và 02 tháng đối với giáo viên phổ thông (khoản 4 Điều 1 Thông tư 15/2017/TT-BGDĐT).

    Theo quy định, thời gian nghỉ hè này "ĐÃ BAO GỒM NGÀY NGHỈ PHÉP NĂM THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT LAO ĐỘNG".

    Và đương nhiên khoảng thời gian này, giáo viên sẽ vẫn nhận được lương như có đi dạy. 

    =>>  Đối với giáo viên về hưu thì 2 tháng hè đó, họ được nhận lương hưu. Tuy nhiên về bản chất đó là khoản tiền được tính trên số năm đóng BHXH, tiền đóng BHXH hàng tháng của họ, còn tiền lương được trả trong những ngày hè là số tiền họ được nhận sau khi hoàn thành việc giảng dạy trong năm . 

    =>> Về logic thì ngoài lương hưu, thì 2 tháng hè đó họ vẫn phải được nhận tiền như những giáo viên khác.

    Về quy định pháp luật:

    Hiện nay không có quy định cụ thể vấn đề này, VÀ như trường hợp nghỉ thai sản, nếu người giáo viên nghỉ trùng 2 tháng thai sản vào 2 tháng nghỉ hè thì theo hướng dẫn sẽ được nghỉ bù hoặc thanh toán tiền. 

    Tuy nhiên thời gian nghỉ bù = thời gian nghỉ hằng năm theo quy định tại Điều 111 và Điều 112 Bộ Luật lao động (tối đa 16 ngày chưa kể số ngày tăng thêm theo thâm niên) chứ không phải là 2 tháng trùng.

    Và đương nhiên nếu không được ghỉ bù thì số tiền hỗ trợ sẽ dựa trên mười mấy ngày nêu trên chứ ko phải 02 tháng.

    VÌ VÂY, dường như logic áp dụng trong  trường hợp này lại không đúng với định hướng của Bộ giáo dục và đào tạo. 

    KHÔNG BIẾT MỌI NGƯỜI CÓ Ý KIẾN GÌ ĐỐI VỚI VẤN ĐỀ NÀY HAY KHÔNG, MÌNH XIN PHÉP ĐƯỢC NHẬN GÓP Ý!! 

     
    8827 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn happy_smile vì bài viết hữu ích
    trang_u (14/11/2017) hcao08786@gmail.com (04/11/2017)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #473592   04/11/2017

    quytan2311
    quytan2311
    Top 150
    Male
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:07/04/2016
    Tổng số bài viết (513)
    Số điểm: 4889
    Cảm ơn: 125
    Được cảm ơn 157 lần


    Theo hướng dẫn tại Công văn 1125/NGCBQLGD-CSNGCB ngày 18/8/2017
     
    "3. Thời gian nghỉ hè của giáo viên bao gồm cả thời gian nghỉ hằng năm là 8 tuần đối với giáo viên mầm non (khoản 2 Điều 3 Thông tư 48/2011/TT-BGDĐT) và 02 tháng đối với giáo viên phổ thông (khoản 4 Điều 1 Thông tư 15/2017/TT-BGDĐT). Thời gian này giáo viên được hưởng nguyên lương và các phụ cấp (nếu có). Căn cứ kế hoạch năm học, quy mô, đặc điểm, điều kiện cụ thể của từng trường. Hiệu trưởng bố trí thời gian nghỉ hằng năm cho giáo viên một cách hợp lý theo đúng quy định (khoản 2 Điều 3 Thông tư 48/2011/TT-BGDĐT, khoản 3 Điều 5 Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT).
     
    Do đó trường hợp giáo viên nữ có thời gian nghỉ thai sản trùng với thời gian nghỉ hè thì sẽ được cơ sở giáo dục bố trí thời gian nghỉ hằng năm theo quy định tại Điều 111 và Điều 112 Bộ Luật lao động hoặc thanh toán tiền nghỉ hằng năm (nếu do yêu cầu công tác, cơ sở giáo dục không bố trí được thời gian nghỉ hằng năm cho giáo viên) theo quy định tại Điều 114 Bộ Luật Lao động. Mức chi hỗ trợ cho giáo viên trong trường hợp cơ sở giáo dục không bố trí được thời gian nghỉ hằng năm cho giáo viên được quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư 141/2011/TT-BTC ngày 20/10/2011 của Bộ Tài chính."
     
    Như vậy, trường hợp có thời gian nghỉ thai sản trùng vào thời điểm nghỉ hè thì vẫn tính trong thời gian nghỉ thai sản, vì thời gian nghỉ hè là thời gian nghỉ hằng năm đối với giáo viên phổ thông nên sẽ được bố trí nghỉ hằng năm bù lại, nếu không bố trí được thì sẽ thanh toán lại cho chị (Thời gian này giáo viên được hưởng nguyên lương và các phụ cấp (nếu có)).
     
     
    Báo quản trị |  
  • #474555   14/11/2017

    trang_u
    trang_u
    Top 25
    Female
    Đại học

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/11/2015
    Tổng số bài viết (2972)
    Số điểm: 44888
    Cảm ơn: 1413
    Được cảm ơn 1718 lần


    Về quy định pháp luật, dù chưa có văn bản quy phạm pháp luật chính thức, nhưng hiện đã có 1 số Công văn giải đáp về vấn đề này. 

     
    Báo quản trị |  
  • #478458   14/12/2017

    Hoaithuong2709
    Hoaithuong2709
    Top 500
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2015
    Tổng số bài viết (179)
    Số điểm: 1255
    Cảm ơn: 24
    Được cảm ơn 31 lần


    Chế độ thai sản của giáo viên trùng với thời gian nghỉ hè

    Em chào mọi người,

    Em có thắc mắc về Chế độ thai sản của giáo viên trùng với thời gian nghỉ hè, anh/chị nào có thông tin hoặc thực tế gặp cho em thêm thông tin với nha:

    Theo như em tìm hiểu:

    Khoản 3 Công văn 1125/NGCBQLGD-CSNGCB năm 2017 hướng dẫn giải quyết chế độ thai sản của giáo viên trùng với thời gian nghỉ hè do Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục ban hành có hướng dẫn:

    3. Thời gian nghỉ hè của giáo viên bao gồm cả thời gian nghỉ hằng năm là 8 tuần đối với giáo viên mầm non (khoản 2 Điều 3 Thông tư 48/2011/TT-BGDĐT) và 02 tháng đối với giáo viên phổ thông (khoản 4 Điều 1 Thông tư 15/2017/TT-BGDĐT). Thời gian này giáo viên được hưởng nguyên lương và các phụ cấp (nếu có). Căn cứ kế hoạch năm học, quy mô, đặc điểm, điều kiện cụ thể của từng trường. Hiệu trưởng bố trí thời gian nghỉ hằng năm cho giáo viên một cách hợp lý theo đúng quy định (khoản 2 Điều 3 Thông tư 48/2011/TT-BGDĐT, khoản 3 Điều 5 Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT).

    Do đó trường hợp giáo viên nữ có thời gian nghỉ thai sản trùng với thời gian nghỉ hè thì sẽ được cơ sở giáo dục bố trí thời gian nghỉ hằng năm theo quy định tại Điều 111 và Điều 112 Bộ Luật lao động hoặc thanh toán tiền nghỉ hằng năm (nếu do yêu cầu công tác, cơ sở giáo dục không bố trí được thời gian nghỉ hằng năm cho giáo viên) theo quy định tại Điều 114 Bộ Luật Lao động. Mức chi hỗ trợ cho giáo viên trong trường hợp cơ sở giáo dục không bố trí được thời gian nghỉ hằng năm cho giáo viên được quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư 141/2011/TT-BTC ngày 20/10/2011 của Bộ Tài chính

    Mà Điều 111 và 112 Bộ luật lao động quy định:

    Điều 111. Nghỉ hằng năm

    1. Người lao động có đủ 12 tháng làm việc cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:

    a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;

    Điều 112. Ngày nghỉ hằng năm tăng thêm theo thâm niên làm việc

    Cứ 05 năm làm việc cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm của người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 111 của Bộ luật này được tăng thêm tương ứng 01 ngày.

    Như vậy, theo tinh thần quy định trên, em hiểu rằng: nếu thời gian nghỉ thai sản trùng với thời gian nghỉ hè thì ngoài 6 tháng nghỉ thai sản theo quy định, cơ sở giáo dục bố trí nghỉ thêm 12 ngày (hoặc nhiều hơn nếu có thâm niên theo Điều 112).

    Tuy nhiên, về mặt thực tế áp dụng thì các cơ sở giáo dục hiện nay không áp dụng thống nhất, có nơi bố trí 12 ngày, nhưng cũng có nơi bố trí nghỉ bù đúng số tháng hè trùng với thời gian nghỉ thai sản.

    Vậy đúng ra thì phải như thế nào ạ?

     
    Báo quản trị |  
  • #478471   14/12/2017

    Trantranglong
    Trantranglong
    Top 500
    Female


    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:18/05/2017
    Tổng số bài viết (292)
    Số điểm: 1970
    Cảm ơn: 30
    Được cảm ơn 52 lần


    Vấn đề bạn hỏi được quy định tại Công văn 1125/NGCBQLGD-CSNGCB năm 2017 hướng dẫn giải quyết Chế độ thai sản của giáo viên trùng với thời gian nghỉ hè do Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục ban hành như sau: 
     
    1. Việc giải quyết Chế độ thai sản đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được thực hiện theo Bộ Luật lao động, Luật Bảo hiểm xã hội và các văn bản quy định hiện hành.
     
    2. Theo khoản 7 Điều 6 Nghị định số 45/2013/NĐ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của Bộ luật lao động về thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động, thời gian nghỉ hưởng Chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội được coi là thời gian làm việc của người lao động để tính số ngày nghỉ hằng năm.
     
    3. Thời gian nghỉ hè của giáo viên bao gồm cả thời gian nghỉ hằng năm là 8 tuần đối với giáo viên mầm non (khoản 2 Điều 3 Thông tư 48/2011/TT-BGDĐT) và 02 tháng đối với giáo viên phổ thông (khoản 4 Điều 1 Thông tư 15/2017/TT-BGDĐT). Thời gian này giáo viên được hưởng nguyên lương và các phụ cấp (nếu có). Căn cứ kế hoạch năm học, quy mô, đặc điểm, điều kiện cụ thể của từng trường. Hiệu trưởng bố trí thời gian nghỉ hằng năm cho giáo viên một cách hợp lý theo đúng quy định (khoản 2 Điều 3 Thông tư 48/2011/TT-BGDĐT, khoản 3 Điều 5 Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT).
     
    Do đó trường hợp giáo viên nữ có thời gian nghỉ thai sản trùng với thời gian nghỉ hè thì sẽ được cơ sở giáo dục bố trí thời gian nghỉ hằng năm theo quy định tại Điều 111 và Điều 112 Bộ Luật lao động hoặc thanh toán tiền nghỉ hằng năm (nếu do yêu cầu công tác, cơ sở giáo dục không bố trí được thời gian nghỉ hằng năm cho giáo viên) theo quy định tại Điều 114 Bộ Luật Lao động. Mức chi hỗ trợ cho giáo viên trong trường hợp cơ sở giáo dục không bố trí được thời gian nghỉ hằng năm cho giáo viên được quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư 141/2011/TT-BTC ngày 20/10/2011 của Bộ Tài chính.
     
    Như vậy, nếu thời gian nghỉ hè, thì giáo viên sẽ được hưởng nguyên lương và các phụ cấp nếu có, và thời gian nghỉ hè trùng với thời gian nghỉ thai sản thì sẽ được bố trí nghỉ thời gian hàng năm theo quy định của Luật lao động hoặc được thanh toán bằng tiền nghỉ hàng năm theo quy định của bộ Luật lao động.
     
    Báo quản trị |  
  • #481919   12/01/2018

    Lilynguyen1608
    Lilynguyen1608
    Top 500
    Female
    Lớp 3

    Quảng Ngãi, Việt Nam
    Tham gia:29/11/2017
    Tổng số bài viết (286)
    Số điểm: 4109
    Cảm ơn: 24
    Được cảm ơn 56 lần


    Căn cứ Điều 59 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 về thời điểm hưởng lương hưu:
     

    “ 1. Đối với người lao động đang đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e và i khoản 1 Điều 2 của Luật này, thời điểm hưởng lương hưu là thời điểm ghi trong quyết định nghỉ việc do người sử dụng lao động lập khi người lao động đã đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật.”
     

    Khoản 3 Điều 5 Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT quy định chế độ làm việc giáo viên phổ thông:
     

    “ 3. Thời gian nghỉ hằng năm của giáo viên gồm: nghỉ hè, nghỉ tết âm lịch, nghỉ học kỳ và các ngày nghỉ khác, cụ thể như sau:
    a) Thời gian nghỉ hè của giáo viên thay cho nghỉ phép hằng năm là 02 tháng, được hưởng nguyên lương và các phụ cấp (nếu có);
    b) Thời gian nghỉ tết âm lịch, nghỉ học kỳ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;
    c) Các ngày nghỉ khác theo quy định của Bộ Luật lao động.

     

    Căn cứ kế hoạch năm học, quy mô, đặc điểm, điều kiện cụ thể của từng trường, Hiệu trưởng bố trí thời gian nghỉ hằng năm cho giáo viên một cách hợp lý theo đúng quy định.”
     
    Trường hợp Nhà trường chưa bố trí cho người nghĩ hưu nghỉ hè thay cho nghỉ phép năm 2015 trước khi người nghỉ hưu thì Nhà trường có trách nhiệm thanh toán chế độ nghỉ phép năm 2015 cho bác bằng một khoản tiền bằng tiền lương cộng với phụ cấp ( nếu có) cho những ngày người nghĩ hưu chưa được nghỉ.

    Gia đình là nơi cuộc sống bắt đầu và tình yêu không bao giờ kết thúc.

     
    Báo quản trị |  
  • #487654   21/03/2018

    vyvy2409
    vyvy2409
    Top 75
    Female
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/09/2017
    Tổng số bài viết (925)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 47
    Được cảm ơn 177 lần


    Hiện nay chưa có quy định hay công văn nào hướng dẫn cụ thể về trường hợp này. Tuy nhiên theo quan điểm của mình thì việc nghỉ 02 tháng hè là quyền lợi của giáo viên trong suốt một năm làm việc do đó giáo viên có nghỉ hưu trùng vào thời điểm nghỉ hè thì vẫn phải giải quyết lương 02 tháng đó cho gv.

     
    Báo quản trị |  
  • #497586   23/07/2018

    viet23
    viet23

    Sơ sinh


    Tham gia:23/07/2018
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 10
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    Như vậy là năm cuối cùng dạy học trước khi nghỉ hưu (về hưu từ 1/6/2018) dù cuối năm học được bình danh hiệu Lao động tiên tiến xuất sắc (bình bầu vào tháng 5/2018) ,không được nghỉ hè 2 tháng như Luật giáo dục cho phép mà còn bị trừ bớt lương (hưởng lương hưu) thành ra như cuối đời giáo viên như bị kỷ luật nặng vậy.

     
    Báo quản trị |  
  • #497615   23/07/2018

    Điểm a, Khoản 2, Điều 3 Thông tư số 48/2011/TT-BGDĐT ngày 25/10/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về chế độ làm việc đối với giáo viên mầm non quy định, thời gian nghỉ hằng năm của giáo viên mầm non gồm: nghỉ hè và các ngày nghỉ khác, cụ thể như sau:

    - Thời gian nghỉ hè của giáo viên là 8 tuần, được hưởng nguyên lương và các phụ cấp, trợ cấp (nếu có).

    - Các ngày nghỉ khác thực hiện theo quy định của Bộ luật Lao động và các quy định hiện hành.

    Căn cứ kế hoạch năm học, quy mô, đặc điểm, điều kiện cụ thể của từng trường, Hiệu trưởng bố trí thời gian nghỉ hằng năm cho giáo viên một cách hợp lý theo đúng quy định

    Điểm b, Khoản 2, Điều 2 Thông tư số 141/2011/TT-BTC ngày 20/11/2011 của Bộ Tài chính về chế độ thanh toán tiền nghỉ phép hằng năm đối với cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng làm việc trong các cơ quan Nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập, quy định: Cán bộ, công chức đang công tác tại các cơ quan, đơn vị đủ điều kiện được hưởng chế độ nghỉ phép hàng năm thì các cơ quan, đơn vị phải có trách nhiệm bố trí, sắp xếp công việc, thời gian cho cán bộ, công chức nghỉ phép theo chế độ quy định; trường hợp do nhu cầu công việc không thể bố trí cho cán bộ, công chức nghỉ phép hoặc bố trí không đủ số ngày nghỉ phép theo quy định, thì cơ quan, đơn vị quyết định việc chi trả tiền bồi dưỡng cho cán bộ, công chức những ngày chưa nghỉ phép hằng năm…

    Căn cứ các quy định trên, nếu nữ giáo viên mầm non có thời gian nghỉ thai sản trùng với thời gian nghỉ hàng năm thì sẽ được cơ sở giáo dục (Trường) bố trí tiếp thời gian nghỉ hàng năm phù hợp theo quy định tại Điểm a, Khoản 2, Điều 3 Thông tư số 48/2011/TT-BGDĐT.

    Trường hợp đã vào năm học mới mà Hiệu trưởng không thể bố trí thời gian nghỉ hàng năm cho giáo viên đã nghỉ thai sản trùng với thời gian nghỉ hè thì Trường sẽ thanh toán tiền bồi dưỡng vì không bố trí được thời gian nghỉ phép theo quy định.

     
    Báo quản trị |