Giáo viên mầm non bạo hành trẻ em bị xử lý ra sao?

Chủ đề   RSS   
  • #591284 23/09/2022

    xuanuyenle
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam
    Tham gia:02/08/2022
    Tổng số bài viết (2141)
    Số điểm: 74886
    Cảm ơn: 63
    Được cảm ơn 1598 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Giáo viên mầm non bạo hành trẻ em bị xử lý ra sao?

    Đầu năm học mới, các gia đình có trẻ nhỏ đều được cha mẹ đưa đi học mầm non. Đây là môi trường giáo dục đầu tiên mà trẻ được tiếp xúc, vì thế sự lo lắng của phụ huynh học sinh là không tránh khỏi. Đặc biệt, từ khi có những tin tức về bạo hành trẻ em xuất hiện, các phụ huynh càng lo lắng hơn cho con em mình. Vì thể, nhằm cung cấp một số kiến thức pháp luật hữu ích để phụ huynh hiểu rõ và an tâm hơn khi cho con đi học mầm non, bài viết sẽ giải đáp một số thắc mắc liên quan đến những hành vi mà giáo viên, nhân viên mầm non không được phép làm và mức xử lý vi phạm.

    Nhiệm vụ của giáo viên, nhân viên mầm non

    Theo Thông tư 52/2020/TT-BGDĐT ban hành điều lệ trường mầm non có quy định cụ thể như sau:

    Giáo viên thực hiện nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em.

    Nhân viên thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ, phục vụ công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em.

    Nhiệm vụ của giáo viên

    Căn cứ tại Điều 27 Thông tư 52/2020/TT-BGDĐT quy định về nhiệm vụ của giáo viên mầm non như sau:

    - Bảo vệ an toàn về thể chất, tinh thần và tính mạng của trẻ em trong thời gian trẻ em ở nhà trường.

    -  Thực hiện công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em theo chương trình giáo dục mầm non.

    - Giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; đối xử công bằng và tôn trọng nhân cách của trẻ em; bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của trẻ em; đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp; thực hiện quy tắc ứng xử của giáo viên, các quy định về đạo đức nhà giáo theo quy định.

    - Tuyên truyền phổ biến kiến thức khoa học nuôi dạy trẻ em cho cha mẹ của trẻ em; chủ động phối hợp với gia đình của trẻ em để thực hiện mục tiêu giáo dục trẻ em.

    - Tự học, tự bồi dưỡng nâng cao năng lực nghề nghiệp nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em.

    - Thực hiện quy định của nhà trường và các quy định khác của pháp luật.

    bao-hanh-tre-mam-non

    Nhiệm vụ của nhân viên

    - Thực hiện nhiệm vụ được giao theo kế hoạch và sự phân công của Hiệu trưởng.

    - Tùy theo vị trí việc làm, nhân viên thực hiện nhiệm vụ theo quy định về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp của vị trí việc làm đang đảm nhiệm và chấp hành nội quy của nhà trường.

    - Bảo đảm an toàn cho trẻ em trong ăn uống và sinh hoạt tại nhà trường. Tuân thủ các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm trong chế biến ăn uống cho trẻ, bảo đảm không để xảy ra ngộ độc đối với trẻ em.

    - Giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của bản thân và nhà trường; đoàn kết, tương trợ giúp đỡ đồng nghiệp; thực hiện quy tắc ứng xử của nhân viên theo quy định.

    - Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ để nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em.

    - Thực hiện quy định của nhà trường và các quy định khác của pháp luật.

    Quy định về hành vi, ứng xử của giáo viên, nhân viên mầm non

    Ngoài ra tại khoản 1 Điều 31 Thông tư 52/2020/TT-BGDĐT còn quy định về hành vi, ứng xử của giáo viên, nhân viên thực hiện theo quy định của ngành giáo dục và của pháp luật. Giáo viên, nhân viên không được làm những điều sau:

    - Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể trẻ em và đồng nghiệp;

    - Đối xử không công bằng đối với trẻ em;

    - Xuyên tạc nội dung giáo dục;

    - Bỏ giờ, bỏ buổi dạy; tuỳ tiện cắt xén chương trình nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em;

    - Làm việc riêng khi đang tổ chức các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em.

    - Hút thuốc, uống rượu, bia và sử dụng các chất kích thích khác khi đang tham gia các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em.

    Trong đó, quy định về xức phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể trẻ em là điều đáng quan tâm và lo ngại nhất không chỉ đối với phụ huynh học sinh mà còn đối với xã hội.

    Xử lý hành vi vi phạm

    Đối với hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể người học được xử lý như sau:

    Phạt tiền từ 5-10 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau:

    - Kỷ luật người học không đúng quy định của pháp luật hiện hành;

    - Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể người học nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

     Ngoài ra, còn áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả:

    - Buộc hủy bỏ quyết định kỷ luật và khôi phục quyền học tập của người học đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1 Điều 28 Nghị định 04/2021/NĐ-CP;

    - Buộc xin lỗi công khai người bị xúc phạm danh dự, nhân phẩm; xâm phạm thân thể đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều 28 Nghị định 04/2021/NĐ-CP, trừ trường hợp người bị xúc phạm danh dự, nhân phẩm; xâm phạm thân thể hoặc người đại diện hợp pháp của người học là người chưa thành niên có yêu cầu không xin lỗi công khai.

    Bên cạnh đó, nếu hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm; ngược đãi, xâm phạm thân thể người học cấu thành tội phạm; thì người vi phạm sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

    Pháp luật đã quy định hành vi bạo hành trẻ em sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự với một trong các tội sau:

    - Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe đối với trẻ em (theo điểm c khoản 1 Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015 (BLHS 2015) được sửa đổi bởi khoản 22 Điều 1 Luật sửa đổi BLHS 2017 quy định);

    - Tội vô ý làm chết người (theo khoản 1 Điều 128 BLHS 2015 quy định);

    - Tội giết trẻ em với mức phạt cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình (theo điểm b khoản 1 Điều 123 BLHS 2015 quy định).

    - Tội hành hạ người khác

    Ngoài ra, người thực hiện hành vi hành hạ, ngược đãi đối với trẻ em; còn phải bồi thường cho cha mẹ; hoặc người giám hộ của các bé số tiền để bù đắp những tổn thất vật chất thực tế và tổn thất tinh thần.

     
    198 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn xuanuyenle vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (23/09/2022)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận