Giáo viên chủ nhiệm có được thu tiền không?

Chủ đề   RSS   
  • #616961 05/10/2024

    btrannguyen
    Top 75
    Lớp 12

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:13/03/2024
    Tổng số bài viết (1181)
    Số điểm: 22588
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 471 lần
    SMod

    Giáo viên chủ nhiệm có được thu tiền không?

    Giáo viên chủ nhiệm có được đứng ra thu các khoản tiền đầu năm, tiền học phí,... của học sinh không? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!

    Giáo viên chủ nhiệm có được thu tiền không?

    Theo Điều 4 Quy định về chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT quy định nhiệm vụ của giáo viên làm chủ nhiệm lớp bao gồm:

    - Thực hiện theo quy định tại Điều lệ trường tiểu học, Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học; Quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường chuyên, trường dự bị đại học

    - Tìm hiểu và nắm vững học sinh trong lớp về mọi mặt để có biện pháp tổ chức giáo dục sát với đối tượng nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của từng học sinh và của cả lớp;

    - Phối hợp chặt chẽ với gia đình học sinh, chủ động phối hợp với các giáo viên bộ môn, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, các đoàn thể và các tổ chức xã hội khác có liên quan trong hoạt động giảng dạy và giáo dục học sinh của lớp mình chủ nhiệm;

    - Nhận xét, đánh giá xếp loại học sinh cuối kỳ và cuối năm học, đề nghị khen thưởng và kỷ luật học sinh, đề nghị danh sách học sinh được lên lớp, danh sách học sinh phải kiểm tra lại, phải rèn luyện thêm về hạnh kiểm trong kỳ nghỉ hè, phải ở lại lớp, hoàn chỉnh việc ghi vào sổ điểm và học bạ học sinh;

    - Tham gia hướng dẫn hoạt động tập thể, hoạt động giáo dục và rèn luyện học sinh do nhà trường tổ chức;

    - Báo cáo thường kỳ hoặc đột xuất về tình hình của lớp với Hiệu trưởng.

    Ngoài ra, tham khảo quy định tại Thông tư liên tịch 14-LB/TT của Bộ GDĐT và Bộ Tài chính quy định về trách nhiệm thu tiền tại các trường học thì trách nhiệm thu các khoản tiền trong nhà trường (hiện đã không còn phù hợp) là của bộ phận kế toán tài vụ, không phải của giáo viên chủ nhiệm các lớp. Cụ thể: 

    - Căn cứ quyết định của tỉnh, các trường học trực tiếp thu thông qua hệ thống kế toán tài vụ của trường (trường hợp không có cán bộ kế toán tài vụ thì hiệu trưởng chỉ định bộ phận riêng để tổ chức thu).

    - Hiệu trưởng có trách nhiệm quản lý sử dụng theo các quy định hiện hành và có sự phối hợp giám sát của hội phụ huynh học sinh và tổ chức thanh tra nhân dân.

    Như vậy, việc thu tiền không phải là nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm.

    Nhà giáo nói chung có những nhiệm vụ và quyền gì?

    Theo Điều 69, Điều 70 Luật Giáo dục 2019 quy định:

    - Nhiệm vụ của nhà giáo như sau:

    + Giảng dạy, giáo dục theo mục tiêu, nguyên lý giáo dục, thực hiện đầy đủ và có chất lượng chương trình giáo dục.

    + Gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân, điều lệ nhà trường, quy tắc ứng xử của nhà giáo.

    + Giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của nhà giáo; tôn trọng, đối xử công bằng với người học; bảo vệ các quyền, lợi ích chính đáng của người học.

    + Học tập, rèn luyện để nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, đổi mới phương pháp giảng dạy, nêu gương tốt cho người học.

    - Quyền của nhà giáo:

    + Được giảng dạy theo chuyên môn đào tạo.

    + Được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ.

    + Được hợp đồng thỉnh giảng, nghiên cứu khoa học tại cơ sở giáo dục khác hoặc cơ sở nghiên cứu khoa học.

    + Được tôn trọng, bảo vệ nhân phẩm, danh dự và thân thể.

    + Được nghỉ hè theo quy định của Chính phủ và các ngày nghỉ khác theo quy định của pháp luật.

    Như vậy, nhà giáo nói chung sẽ có những nhiệm vụ và quyền theo quy định trên.

    Nhà nước có những chính sách nào cho nhà giáo?

    Theo Điều 77 Luật Giáo dục 2019 quy định về chính sách đối với nhà giáo như sau:

    - Nhà nước có chính sách tuyển dụng, sử dụng, đãi ngộ, bảo đảm các điều kiện cần thiết về vật chất và tinh thần để nhà giáo thực hiện vai trò và nhiệm vụ của mình.

    - Nhà giáo công tác tại trường chuyên, trường năng khiếu, trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường dự bị đại học, trường, lớp dành cho người khuyết tật, trường giáo dưỡng hoặc trường chuyên biệt khác, nhà giáo thực hiện giáo dục hòa nhập được hưởng chế độ phụ cấp và chính sách ưu đãi.

    - Nhà nước có chính sách khuyến khích, ưu đãi về chế độ phụ cấp và các chính sách khác đối với nhà giáo công tác tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

    Như vậy, nhà nước sẽ có những chính sách đối với nhà giáo theo quy định trên.

     
    166 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận