Giám định viên tư pháp là ai? thực hiện những công việc gì?

Chủ đề   RSS   
  • #602428 10/05/2023

    nguyenhoaibao12061999
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:03/08/2022
    Tổng số bài viết (2261)
    Số điểm: 78451
    Cảm ơn: 100
    Được cảm ơn 2014 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Giám định viên tư pháp là ai? thực hiện những công việc gì?

    Trong nhiều vụ án có tính chất chuyên môn phức tạp đòi hỏi quá trình tố tụng phải đảm bảo chuyên môn cao mới có thể đưa ra được kết luận. 
     
    Thì Giám định viên tư pháp chính là người thực hiện các công việc được phân công trong các vụ án pháp lý đặc biệt này. Vậy Giám định viên tư pháp là ai và thực hiện những công việc gì?
     
    giam-dinh-vien-tu-phap-la-ai-thuc-hien-nhung-cong-viec-gì?
     
    1. Giám định viên tư pháp là ai?
     
    Giám định viên tư pháp được hiểu là người giám định thực hiện hoạt động chuyên môn được thực hiện bởi chuyên gia giám định các trường hợp cụ thể nào đó, để phục vụ cho việc giải quyết vụ án.
     
    Theo khoản 6 Điều 2 Luật Giám định tư pháp 2012 quy định Giám định viên tư pháp là người đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 7 Luật Giám định tư pháp 2012, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền bổ nhiệm để thực hiện giám định tư pháp.
     
    2. Tiêu chuẩn trở thành Giám định viên tư pháp 
     
    Để được cấp chứng nhận trở thành một Giám định viên tư pháp, công dân phải đáp ứng được các tiêu chuẩn bổ nhiệm giám định viên tư pháp được quy định tại Điều 7 Luật Giám định tư pháp 2012  như sau:
     
    - Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam có đủ các tiêu chuẩn sau đây có thể được xem xét, bổ nhiệm giám định viên tư pháp:
     
    + Có sức khỏe, phẩm chất đạo đức tốt;
     
    + Có trình độ đại học trở lên và đã qua thực tế hoạt động chuyên môn ở lĩnh vực được đào tạo từ đủ 05 năm trở lên.
     
    Trường hợp người được đề nghị bổ nhiệm giám định viên pháp y, pháp y tâm thần, kỹ thuật hình sự đã trực tiếp giúp việc trong hoạt động giám định ở tổ chức giám định pháp y, pháp y tâm thần, kỹ thuật hình sự thì thời gian hoạt động thực tế chuyên môn từ đủ 03 năm trở lên;
     
    + Đối với người được đề nghị bổ nhiệm giám định viên tư pháp trong lĩnh vực pháp y, pháp y tâm thần và kỹ thuật hình sự phải có chứng chỉ đã qua đào tạo hoặc bồi dưỡng nghiệp vụ giám định.
     
    - Người thuộc một trong các trường hợp sau đây không được bổ nhiệm giám định viên tư pháp:
     
    + Mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
     
    + Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đã bị kết án mà chưa được xoá án tích về tội phạm do vô ý hoặc tội phạm ít nghiêm trọng do cố ý; đã bị kết án về tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý.
     
    + Đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc.
     
    3. Quyền và nghĩa vụ của Giám định viên tư pháp
     
    Căn cứ Điều 11 Luật Giám định tư pháp 2012  (sửa đổi bởi Luật Giám định tư pháp 2020) quy định quyền và nghĩa vụ của giám định viên tư pháp như sau:
     
    - Thực hiện giám định theo trưng cầu, yêu cầu của người trưng cầu, người yêu cầu giám định hoặc theo sự phân công của cơ quan, tổ chức được trưng cầu, yêu cầu.
     
    Các giám định viên tư pháp đang công tác tại các cơ quan, tổ chức chuyên môn (Bệnh viện; trung tâm y tế; viện nghiên cứu; cơ quan nhà nước; cơ sở đào tạo, nghiên cứu…) có trách nhiệm thực hiện giám định khi được trưng cầu đích danh hoặc theo sự phân công của cơ quan, tổ chức được trưng cầu, yêu cầu giám định trừ trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 11 Luật giám định tư pháp 2012. 
     
    Văn bản kết luận giám định của những người này có giá trị pháp lý như đối với văn bản kết luận giám định của giám định viên tư pháp chuyên trách đang công tác tại các tổ chức giám định tư pháp chuyên trách.
     
    - Được từ chối giám định trong trường hợp nội dung trưng cầu, yêu cầu giám định không phù hợp với phạm vi chuyên môn hoặc không có đủ năng lực, điều kiện cần thiết cho việc thực hiện giám định, đối tượng giám định, tài liệu liên quan được cung cấp không đầy đủ.
     
    Hoặc không có giá trị để kết luận giám định tư pháp sau khi đã đề nghị người trưng cầu, người yêu cầu giám định bổ sung, làm rõ nhưng không được đáp ứng; thời gian không đủ để thực hiện giám định; tính độc lập, khách quan của việc thực hiện giám định không được bảo đảm. 
     
    Trường hợp từ chối giám định thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định trưng cầu hoặc yêu cầu giám định, phải thông báo cho người trưng cầu, người yêu cầu giám định bằng văn bản và nêu rõ lý do.
     
    Tham gia các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ giám định, kiến thức pháp luật.
     
    - Thành lập Văn phòng giám định tư pháp khi có đủ điều kiện quy định tại Điều 15 Luật giám định tư pháp 2012.
     
    - Thành lập, tham gia hội giám định viên tư pháp theo quy định của pháp luật về hội.
     
    - Hưởng chế độ, chính sách theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
     
    - Các quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 23 và khoản 1 Điều 34 Luật giám định tư pháp 2012.
     
    Như vậy, Giám định viên tư pháp là người đáp ứng đủ tiêu chuẩn trở thành chuyên gia trong việc giám định một lĩnh vực nào đó và có trách nhiệm thực hiện giám định khi được trưng cầu đích danh hoặc theo sự phân công của cơ quan, tổ chức được trưng cầu, yêu cầu giám định.
     
    750 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenhoaibao12061999 vì bài viết hữu ích
    danusa (20/05/2023)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận