Giải quyết tranh chấp dân sự bằng phương pháp hòa giải _ N.H.H _ 8/8/2011

Chủ đề   RSS   
  • #122532 08/08/2011

    N.H.H

    Male
    Sơ sinh

    Ninh Bình, Việt Nam
    Tham gia:16/03/2011
    Tổng số bài viết (23)
    Số điểm: 265
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 14 lần


    Giải quyết tranh chấp dân sự bằng phương pháp hòa giải _ N.H.H _ 8/8/2011

    Cách đây hai hôm tôi tham dự một hội thảo về hòa giải trong tranh chấp thương mại tại Việt Nam. Sau đây là một số quan điểm tôi muốn chia sẻ và trao đổi. Bài viết này vẫn là bản thảo. Xin mọi người góp ý

    1 Hòa giải là gì?

    Hòa giải là một phương thức giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực dân sự, thương mại. Các bên giải quyết tranh chấp tự nguyện tham gia , tự thỏa thuận các biện pháp giải quyết tranh chấp với sự hỗ trợ của bên thứ ba trung lập.

    Ở Việt Nam chúng ta cần phân biệt được hòa giải trong tố tụng và hòa giải ngoài tố tụng.

    Hòa giải trong tố tụng là một giai đoạn giải quyết tranh chấp trong thủ tục tố tụng, được quy định bởi pháp luật Việt Nam [ví dụ …]. Một thẩm phán đã được phân công xét xử vụ án sẽ đóng vai trò là bên thứ ba độc lập để giúp các bên tranh chấp tự thỏa thuận cách giải quyết vấn đề mà không cần phán quyết của tòa án . Các thông tin thu được trong giai đoạn này sẽ được sử dụng để giúp hội đồng xét xử đưa ra làm phán quyết. Các bên tranh chấp có quyền lựa chọn việc tham gia hòa giải. Các thỏa thuận của các bên sẽ được ghi nhận trong biên bản hòa giải. Sau khi thẩm phán ra quyết định công nhận các bên hòa giải thành thì các thỏa thuận sẽ có giá trị thực hiện như một bản án hiệu lực.

    “Xét xử công khai” là một trong các quy tắc của tố tụng tại Việt Nam. Tuy nhiên quy tắc này không có lợi cho quá trình hòa giải trong tố tụng. Điều này sẽ được làm rõ sau khi ra làm rõ khái niệm hòa giải ngoài tố tụng.

    Hòa giải ngoài tố tụng là một phương thức giải quyết tranh chấp độc lập với quá trình tố tụng. Các đặc điểm của hòa giải ngoài tố tụng.

    -      - Hòa giải ngoài tố tụng có được thực hiện căn cứ vào sự thỏa thuận của các bên tranh chấp _ (hòa giải trong tố tụng có căn cứ là pháp luật quy định) _ . Thỏa thuận tham gia hòa giải có thể ở dạng thành văn hoặc bất thành văn.

    -      - Bên thứ ba trung lập chỉ hỗ trợ các bên đưa ra thỏa thuận, không có thẩm quyền phán xét _ (khác với biện pháp giải quyết tranh chấp thông qua trọng tài)

    -      - Bảo mật thông tin. Tất cả thông tin các bên đưa ra trong quá trình hòa giải ngoài tố tụng đều được giữ kín.

    -      - Thỏa thuận có được sau quá trình hòa giải có giá trị như một hợp đồng.

    Một số ưu điểm của hòa giải ngoài tố tụng.

    -     - Thời gian giải quyết tranh chấp nhanh chóng, chi phí giải quyết tranh chấp thấp.So vơi thủ tục tố tụng kéo dài vài tháng tới vài năm, thông thường các bên tranh chấp có thể di tới một thỏa thuận có lợi vòng một tuần.

    -      - Hòa giải giúp các bên tranh chấp duy trì mối quan hệ.

    Do hòa giải xuất phát từ sự tự nguyện tham gia và tư do thỏa thuận của các bên, nên nội dung thỏa thuận luôn hướng tới lợi ích của tất cả các bên.

    -      - Bảo mật thông tin

    Các bên tranh chấp có thể  tự do trình bày quan điểm, các căn cứ cho yêu cầu của mình. Các thông tin trong hòa giải ngoài tố tụng  sẽ không làm ảnh hưởng tới quá trình tố tụng.

    Các doanh nghiệp có thể bảo vệ được các bí mật trong kinh doanh, sản xuất mà cần được sử dụng khi giải quyết tranh chấp.

    Cập nhật bởi N.H.H ngày 08/08/2011 06:37:52 CH Cập nhật bởi N.H.H ngày 08/08/2011 06:28:12 CH Cập nhật bởi N.H.H ngày 08/08/2011 06:24:02 CH
     
    25345 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn N.H.H vì bài viết hữu ích
    sadako_ume123 (05/04/2012)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #122616   09/08/2011

    N.H.H
    N.H.H

    Male
    Sơ sinh

    Ninh Bình, Việt Nam
    Tham gia:16/03/2011
    Tổng số bài viết (23)
    Số điểm: 265
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 14 lần


    (Phần 2) Dịch vụ hòa giải

    Với những ưu điểm của phương thức hòa giải ngoài tố tụng. Dịch vụ hòa giải sẽ phát triển mạnh trong tương lai, Tham gia hòa giải sẽ giúp các cá nhân, doanh nghiệp có thể xây dựng các mối quan hệ bền vững. Mối quan hệ này chỉ tồn tại khi các bên thực hiện đúng ngyên tắc tự nguyện và tin tưởng lẫn nhau của phương pháp hòa giải.

    Không chỉ mang lại lợi ích cho các cá nhân, doanh  nghiệp. Dịch vụ này cũng góp phần giảm tải cho Tòa án.Hòa giải ngoài tố tụng có khả năng giả
    i quyết tranh chấp hiệu quả và nhanh chóng. Nếu có cơ chế phối hợp giữa tòa án và tổ chức cung cấp dịch vụ hòa giải thì 80% các vụ án dân sự có thể được chuyển xang phương thức hòa giải.

    Thực tiễn cung cấp dịch vụ hòa giải tại các quốc gia phát triển.

    Theo Thẩm phán Cafford Wallace. Thì tại tòa án Mỹ có một bộ phận riêng để thực hiện hòa giải. Khi một vụ án được gửi tới tòa, các thẩm phán thường yêu cầu các bên thực hiện hòa giải. Tuy nhiên việc hòa giải được thực hiện đôc lập với tố tụng.

    Trong bộ phận hòa giải tại tòa án của Mỹ các thẩm phán hoặc luật sư tình nguyện là các Hòa giải viên. Nguồn lực này tỏ ra rất hiệu quả để giảm tải cho tóa án khi giúp giải quyết 87% các vụ việc được  gửi tới tòa.

    Tương tự với Mỹ, Tại Anh và Pháp phương thức hòa giải cũng có tác dụng rất lớn trong việc giải quyết tranh chấp. Tại hai quốc qua này số lượng các trung tâm cung cấp dịch vụ hoàn giải là rất lớn. Thậm chí tại pháp một luật gia cần được đào tạo 200 giờ để có thể trở thành hòa giải viên

    Ở một số quốc gia như Úc và Thái Lan. Các hòa giải viên có thể là chuyên gia từ nhiều lĩnh vực ví dụ: thương mại, tài chính, ngân hàng...

    Tại Việt Nam các doanh nghiệp nhu cầu giải quyết tranh chấp không thông qua tòa án ngày càng tăng.  Hòa giải và trọng tài đang là các giải pháp thay thế hiệu quả. Hiện nay các trung tâm trọng tài lớn như VIAC hay PIAC (Trung tâm trong tài Thái Bình Dương) đều cung cấp dịch vụ hòa giải. Hai trung tâm trọng tài này cũng có các bộ quy tắc để áp dụng giải quyết tranh chấp thông qua hòa giải. Ngoài ra rất nhiều luật sư cũng đã cung cấp dịch vụ hòa giải.


    Trong tương lai, pháp luật Việt Nam cần có thêm các quy định để phát triển phương thức giải quyết tranh chấp thông qua hòa giải

    • Quy định về tổ chức cung cấp dịch vụ hòa giải
    • Quy định về hòa giải viên
    • Quy định về việc công nhận và thực thủ tục hòa giải
    • Quy đinh về bảo mật thông tin.
    • Quy định về việc xem xét  lại hiệu lực của thoải thuận hòa giải
    Cập nhật bởi N.H.H ngày 09/08/2011 10:03:09 SA
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn N.H.H vì bài viết hữu ích
    sadako_ume123 (05/04/2012)