Giải đáp thắc mắc

Chủ đề   RSS   
  • #595576 17/12/2022

    Giải đáp thắc mắc

    “Nếu được so sánh với pháp luật công ty các nước, quy định về quyền yêu cầu mua lại phần vốn góp/ cổ phần của thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn/ cổ đông trong công ty cổ phần theo pháp luật doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa thực sự thấu đáo và hoàn chỉnh.” .” Anh/ chị hãy xác định, phân tích những khía cạnh pháp lý chưa hoàn thiện này & đưa ra các kiến nghị cụ thể để bổ khuyết

     
    1235 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hthuongnguyen0202@gmail.com vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (19/12/2022)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #596479   30/12/2022

    danluan123
    danluan123
    Top 50
    Male
    Lớp 6

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/07/2020
    Tổng số bài viết (1142)
    Số điểm: 8320
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 93 lần


    Giải đáp thắc mắc

    Theo Điều 51 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về mua lại phần vốn góp theo yêu cầu của thành viên công ty TNHH hai thành viên trở lên:

    1. Thành viên có quyền yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp của mình nếu thành viên đó đã bỏ phiếu không tán thành đối với nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên về vấn đề sau đây

    a) Sửa đổi, bổ sung các nội dung trong Điều lệ công ty liên quan đến quyền và nghĩa vụ của thành viên, Hội đồng thành viên;

    b) Tổ chức lại công ty;

    c) Trường hợp khác theo quy định tại Điều lệ công ty.

    2. Yêu cầu mua lại phần vốn góp phải bằng văn bản và được gửi đến công ty trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày thông qua nghị quyết, quyết định quy định tại khoản 1 Điều này.

    3. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu của thành viên quy định tại khoản 1 Điều này thì công ty phải mua lại phần vốn góp của thành viên đó theo giá thị trường hoặc giá được xác định theo nguyên tắc quy định tại Điều lệ công ty, trừ trường hợp hai bên thỏa thuận được về giá. Việc thanh toán chỉ được thực hiện nếu sau khi thanh toán đủ phần vốn góp được mua lại, công ty vẫn thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác.

    4. Trường hợp công ty không thanh toán được phần vốn góp được yêu cầu mua lại theo quy định tại khoản 3 Điều này thì thành viên đó có quyền tự do chuyển nhượng phần vốn góp của mình cho thành viên khác hoặc người không phải là thành viên công ty.

    Nội dung của quy định trên cho thấy:   

    Mục đích của quyền yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp là hướng đến bảo vệ quyền lợi của những thành viên hay cổ đông có lợi ích bị ảnh hưởng bởi các quyết định hay nghị quyết được thông qua bởi Hội đồng thành viên. Đây có thể được xem là một loại quyền giúp bảo vệ quyền lợi của thành viên góp ít vốn trong công ty.Bởi vì trong các công ty nhiều chủ, việc sở hữu một tỷ lệ vốn góp càng cao càng giúp chủ sở hữu có thể tác động nhiều hơn đến quá trình ra quyết định chung tại cơ quan có thẩm quyền quyết định cao nhất trong công ty. Như vậy, với một quyết định hay nghị quyết gây bất lợi cho mình, sự biểu quyết không tán thành của các chủ sở hữu với phần vốn góp chiếm tỷ lệ nhỏ không thể đủ để khiến cho nghị quyết đó không được thông qua. Vì vậy để khắc phục việc các chủ sở hữu có tỷ lệ vốn góp thấp phải chịu sự bất lợi đến từ những quyết định hay nghị quyết mà họ không tác động thay đổi được, Luật Doanh nghiệp 2020 trao cho họ quyền được yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp của mình như là một cách thức rút vốn, giải thoát họ khỏi công ty.

    Về quyền yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp không phải là quyền đương nhiên của thành viên mà nó chỉ phát sinh khi họ biểu quyết không tán thành với các quyết định hay nghị quyết về các vấn đề:

    - Sửa đổi, bổ sung các nội dung trong Điều lệ công ty liên quan đến quyền và nghĩa vụ của thành viên, Hội đồng thành viên;

    - Tổ chức lại công ty

    - Trường hợp khác theo quy định tại Điều lệ công ty.

    Từ lẽ đó, có thể thấy quyền yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp của chủ sở hữu không thể phát sinh trong mọi trường hợp chủ sở hữu phản đối các nghị quyết của công ty. Vì mục đích và ý nghĩa của quyền này là để bảo vệ chủ sở hữu có quyền lợi trực tiếp bị ảnh hưởng từ nghị quyết của công ty. Vậy nên, chỉ những quyết định và nghị quyết thực sự tác động trực tiếp đến sự tồn tại của công ty (tổ chức lại công ty với các hình thức như chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình công ty) và trực tiếp tới quyền lợi của chủ sở hữu (thay đổi quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu trong Điều lệ) thì chủ sở hữu mới có quyền này. Sự giới hạn các loại quyết định hoặc nghị quyết thuộc phạm vi của quyền yêu cầu mua lại cũng nhằm tránh phát sinh các yêu cầu tùy tiện, bộc phát, và không hợp lý của các chủ sở hữu.

     
    Báo quản trị |  
  • #598890   21/02/2023

    nguyenthikimdung2000
    nguyenthikimdung2000
    Top 500
    Lớp 1

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:16/08/2022
    Tổng số bài viết (241)
    Số điểm: 2480
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 67 lần


    Giải đáp thắc mắc

    Mình nêu quan điểm như sau: Việc mua lại phần vốn góp theo yêu cầu của thành viên sẽ chỉ là nghĩa vụ đối với công ty nếu như việc thanh toán phần vốn góp không làm ảnh hưởng đến khả năng thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty. Luật Doanh nghiệp 2014 (đã hết hiệu lực) cho phép công ty có thể không mua lại phần vốn góp khi thành viên có yêu cầu thì Luật Doanh nghiệp 2020 chỉ cho phép thành viên công ty tự do chuyển nhượng phần vỗn góp trong trường hợp công ty không thanh toán được phần vốn góp được yêu cầu mua lại của thành viên công ty. 

     
    Báo quản trị |  
  • #598896   21/02/2023

    minhtai99
    minhtai99
    Top 200
    Lớp 2

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:14/06/2022
    Tổng số bài viết (412)
    Số điểm: 3785
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 119 lần


    Giải đáp thắc mắc

    Trả lời vấn đề này của bạn như sau: Nhà đầu tư nước ngoài bao gồm cá nhân người nước ngoài, công ty nước ngoài đều có thể thành lập công ty tại Việt Nam với sở hữu vốn từ 1- 100% vốn tùy thuộc vào lĩnh vực đầu tư. Điều kiện thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài phụ thuộc vào lĩnh vực nhà đầu tư thành lập như theo cam kết WTO và pháp luật Việt Nam ở tròn một số lĩnh vực có thể dễ dàng thành lập tại Việt Nam như lĩnh vực thương mại, xuất nhập khẩu, đầu tư, bất động sản,…

     
    Báo quản trị |