Giải đáp những khía cạnh pháp lý liên quan tới vấn đề nuôi con nuôi?

Chủ đề   RSS   
  • #272293 28/06/2013

    leanhthu
    Top 50
    Male
    Lớp 12

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:10/11/2008
    Tổng số bài viết (1840)
    Số điểm: 18030
    Cảm ơn: 654
    Được cảm ơn 1146 lần


    Giải đáp những khía cạnh pháp lý liên quan tới vấn đề nuôi con nuôi?

    Trước tiên cho phép tôi gửi tới toàn thể thành viên Cộng đồng dân luật lời chúc sức khỏe, lời chào trân trọng! 

    Trong thực tế hiện nay vấn đề Nuôi con nuôi đã và đang thu hút được sự quan tâm chú ý của dư luận xã hội. Đồng thời về mặt pháp lý nuôi con nuôi là một trong những chế định quan trọng  pháp luật hôn nhân gia đình. Bộ luật Dân sự năm 2005, Luật nuôi nuôi 2010 là những hành lang pháp lý  quy định, quyền được nuôi con nuôi và quyền được nhận làm con nuôi của cá nhân được pháp luật công nhận và bảo hộ; Việc nhận con nuôi và được nhận làm con nuôi được thực hiện theo quy định của pháp luật.

    Việc thi hành pháp luật về nuôi con nuôi có một ý nghĩa xã hội vô cùng lớn thấm đượm tính nhân văn góp phần giúp cho nhiều trẻ em có được mái ấm bên gia đình tình thương thay thế trong và ngoài nước, đảm bảo việc những đứa trẻ có hoàn cảnh khó khăn được chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục tốt trở thành những người có ích cho xã hội. Đồng thời, thông qua việc giải quyết nuôi con nuôi cũng góp phần quan trọng bảo đảm cho những người sống độc thân hoặc cặp vợ chồng hiếm con được thực hiện quyền làm cha mẹ.

     

    Thực tế đã và đang diễn ra tại Việt Nam đó là việc nuôi con nuôi chưa đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền diễn ra khá phổ biển do trình độ hiểu biết về mặt pháp luật của người dân chưa được cao. Do vậy tôi lập toppic này với mục đích mong muốn trao đổi và tư vấn các khía cạnh pháp lý, hồ sơ, trình tự thủ tục đăng ký việc nuôi con nuôi tại cơ quan có thẩm quyền và các vấn đề pháp lý về giải quyết tranh chấp pháp lý liên quan đến việc nuôi con nuôi.

     

    Để được giải đáp mọi thắc mắc vui lòng liên hệ, LS. Lê Văn Thư - SĐT: 0977184216 ; Công ty Luật TNHH Thành Thái

    Trụ sở: Tổ 13, Phường Yên Nghĩa, Quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội

    Tel: SĐT 0977184216, Email: luatthanhthai@gmail.com; facebook: https://www.facebook.com/luatthanhthai.vn/; skype: leanhthu307

    Trân trọng!

     
    6749 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn leanhthu vì bài viết hữu ích
    myanh.bg (27/05/2014) garan (28/06/2013)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #261897   16/05/2013

    waiting
    waiting

    Male
    Sơ sinh

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:16/05/2013
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 0 lần


    thủ tục đổi tên trên giấy khai sinh

    em năm nay 18 tuổi, là con nuôi, do hồi xưa mẹ nuôi em không để ý nên đặt tên trên giấy khai sinh của em rất xấu.

    em đi học rồi đi làm bạn bè, đồng nghiệp hay ý kiến về tên của em và mẹ nuôi em cũng có ý định là sẽ đi đổi tên cho em.

    em xin hỏi các luật sư là em là con nuôi thì thủ tục đổi tên của em có rắc rối không?

     khi đi đổi tên thì mang theo những giấy tờ gì? (vì tên em xấu nên em vẫn chưa làm chứng minh nhân dân)

     thời gian hoàn thành việc đổi tên là bao nhiêu lâu?

     em xin cảm ơn các luật sư và mong các luật sư tư vấn cho em.

     
    Báo quản trị |  
  • #275315   15/07/2013

    leanhthu
    leanhthu
    Top 50
    Male
    Lớp 12

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:10/11/2008
    Tổng số bài viết (1840)
    Số điểm: 18030
    Cảm ơn: 654
    Được cảm ơn 1146 lần


    waiting viết:

    em năm nay 18 tuổi, là con nuôi, do hồi xưa mẹ nuôi em không để ý nên đặt tên trên giấy khai sinh của em rất xấu.

    em đi học rồi đi làm bạn bè, đồng nghiệp hay ý kiến về tên của em và mẹ nuôi em cũng có ý định là sẽ đi đổi tên cho em.

    em xin hỏi các luật sư là em là con nuôi thì thủ tục đổi tên của em có rắc rối không?

     khi đi đổi tên thì mang theo những giấy tờ gì? (vì tên em xấu nên em vẫn chưa làm chứng minh nhân dân)

     thời gian hoàn thành việc đổi tên là bao nhiêu lâu?

     em xin cảm ơn các luật sư và mong các luật sư tư vấn cho em.

    Chào bạn! Với thông tin bạn cung cấp tôi tư vấn cho bạn như sau:

    Theo quy định tại Điều 27 Bộ luật dân sự 2005 quy định như sau:

    Điều 27. Quyền thay đổi họ, tên

    1. Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi họ, tên trong các trường hợp sau đây:

    a) Theo yêu cầu của người có họ, tên mà việc sử dụng họ, tên đó gây nhầm lẫn, ảnh hưởng đến tình cảm gia đình, đến danh dự, quyền, lợi ích hợp pháp của người đó;

    b) Theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi về việc thay đổi họ, tên cho con nuôi hoặc khi người con nuôi thôi không làm con nuôi và người này hoặc cha đẻ, mẹ đẻ yêu cầu lấy lại họ, tên mà cha đẻ, mẹ đẻ đã đặt;

    c) Theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc người con khi xác định cha, mẹ cho con;

    d) Thay đổi họ cho con từ họ của cha sang họ của mẹ hoặc ngược lại;

    đ) Thay đổi họ, tên của người bị lưu lạc đã tìm ra nguồn gốc huyết thống của mình;

    e) Thay đổi họ, tên của người được xác định lại giới tính;

    g) Các trường hợp khác do pháp luật về hộ tịch quy định.

    2. Việc thay đổi họ, tên cho người từ đủ chín tuổi trở lên phải có sự đồng ý của người đó.

    3. Việc thay đổi họ, tên của cá nhân không làm thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự được xác lập theo họ, tên cũ.

    Căn cứ quy định viện dẫn trên bạn có quyền yêu cầu thay đổi họ tên, nếu bạn đủ 18 tuổi tròn thì bạn không cần sự đồng ý của mẹ nuôi bạn. 

    Trình tự, thủ tục đăng ký lại việc khai sinh được quy định cụ thể tại Điều 37, 38 Nghị định 158/2005/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung bởi nghị định 06/2012/NĐ-CP như sau:

    Điều 37. Thẩm quyền thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch

    1. Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi đã đăng ký khai sinh trước đây có thẩm quyền giải quyết việc thay đổi, cải chính hộ tịch cho người dưới 14 tuổi và bổ sung hộ tịch cho mọi trường hợp, không phân biệt độ tuổi;

    2. Ủy ban nhân dân cấp huyện, mà trong địa hạt của huyện đó đương sự đã đăng ký khai sinh trước đây, có thẩm quyền giải quyết việc thay đổi, cải chính hộ tịch cho người từ đủ 14 tuổi trở lên và xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch, điều chỉnh hộ tịch cho mọi trường hợp, không phân biệt độ tuổi.

    Điều 38. Thủ tục đăng ký việc thay đổi, cải chính hộ tịch, xác lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch.

    “1. Người yêu cầu thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch phải nộp Tờ khai (theo mẫu quy định), xuất trình bản chính Giấy khai sinh của người cần thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch và các giấy tờ liên quan để làm căn cứ cho việc thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch.

    Đối với trường hợp xác định lại giới tính, thì phải nộp Giấy chứng nhận y tế do Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được phép can thiệp y tế để xác định lại giới tính theo quy định của Nghị định số 88/2008/NĐ-CP ngày 05 tháng 8 năm 2008 của Chính phủ về xác định lại giới tính.

    Việc thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch cho người chưa thành niên hoặc người mất năng lực hành vi dân sự được thực hiện theo yêu cầu của cha, mẹ hoặc người giám hộ.

    Đối với việc thay đổi họ, tên, cho người từ đủ 9 tuổi trở lên và xác định lại dân tộc cho người chưa thành niên từ đủ 15 tuổi trở lên, thì phải có ý kiến đồng ý của người đó thể hiện trong Tờ khai; trường hợp xác định lại dân tộc cho con dưới 15 tuổi phải nộp văn bản thỏa thuận của cha mẹ về việc xác định lại dân tộc cho con.

    Người yêu cầu thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch, điều chỉnh hộ tịch có thể trực tiếp hoặc nộp hồ sơ qua hệ thống bưu chính. Trong trường hợp gửi qua hệ thống bưu chính, thì các giấy tờ có trong thành phần hồ sơ phải là bản sao có chứng thực; trường hợp trực tiếp thì nộp bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực. Riêng đối với việc thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch, điều chỉnh hộ tịch cho công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài; hoặc việc cải chính hộ tịch, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch, điều chỉnh hộ tịch cho người nước ngoài trước đây đã đăng ký khai sinh trước cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam, thì phải trực tiếp nộp hồ sơ tại Sở Tư pháp, nơi có thẩm quyền giải quyết các việc hộ tịch nêu trên.

    2. Trong thời hạn 3 ngày, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ, nếu việc thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật, thì cán bộ Tư pháp hộ tịch hoặc cán bộ Tư pháp của Phòng Tư pháp ghi vào Sổ đã đăng ký khai sinh trước đây và Quyết định về việc thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ký và cấp cho đương sự một bản chính Quyết định về việc thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính. Bản sao Quyết định được cấp theo yêu cầu của đương sự.

    Trường hợp cần phải xác minh, thì thời hạn nói trên được kéo dài thêm không quá 05 ngày.

     

    Nội dung và căn cứ thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính phải được ghi chú vào cột ghi những thay đổi sau này của Sổ đăng ký khai sinh và mặt sau của bản chính Giấy khai sinh.”

    3. Việc bổ sung hộ tịch được giải quyết ngay sau khi nhận đủ giầy tờ hợp lệ. Nội dung bổ sung được ghi trực tiếp vào những cột, mục tương ứng trong Sổ đăng ký khai sinh và bản chính Giấy khai sinh. Cán bộ Tư pháp hộ tịch đóng dấu vào phần ghi bổ sung. Cột ghi chú của Sổ đăng ký khai sinh và mặt sau của bản chính Giấy khai sinh phải ghi rõ nội dung bổ sung; căn cứ ghi bổ sung; họ, tên, chữ ký của người ghi bổ sung; ngày, tháng, năm bổ sung. Cán bộ Tư pháp hộ tịch đóng dấu vào phần đã ghi bổ sung.

    Trong trường hợp nội dung Sổ đăng ký khai sinh và bản chính Giấy khai sinh trước đây không có cột mục cần ghi bổ sung, thì nội dung bổ sung được ghi vào mặt sau của bản chính Giấy khai sinh và cột ghi chú của Sổ đăng ký khai sinh.

    Trong trường hợp việc đăng ký hộ tịch trước đây do Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện, nhưng sổ hộ tịch chỉ còn lưu tại Ủy ban nhân dân cấp huyện, thì Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện việc bổ sung.

    4. Sau khi việc thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch đã được ghi vào Sổ đăng ký khai sinh, thì bản sao Giấy khai sinh từ Sổ đăng ký khai sinh sẽ ghi theo nội dung đã thay đổi, cải chính hoặc bổ sung.

    5. Trong trường hợp nội dung bản chính Giấy khai sinh của cha, mẹ đã thay đổi do việc thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc, thì Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi đã đăng ký khai sinh cho người con, căn cứ vào bản chính Giấy khai sinh của cha, mẹ thực hiện việc điều chỉnh nội dung đó trong phần khai về cha, mẹ trong Sổ đăng ký khai sinh và Giấy khai sinh của người con cho phù hợp; nếu Sổ đăng ký khai sinh đã chuyển lưu tại Ủy han nhân dân cấp huyện, thì Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện việc điều chỉnh.

    Thực tế cho thấy thay đổi họ tên là quyền lợi chính đáng của bạn. Tuy nhiên bạn cần lưu ý khi bạn thay đổi tên sẽ kéo theo việc thay đổi các giấy tờ, chứng thư pháp lý liên quan đến nhân thân của bạn. Do vậy để cải chính  , thay đổi các giấy tờ này sẽ tốn rất nhiều thời gian và khó tránh khỏi khó khăn khi làm thủ tục. Đồng thời đối với các bằng cấp, chứng chỉ bạn chưa được cấp thì bạn phải bổ xung văn bản thay đổi này ngay vào hồ sơ gốc để được cấp bằng với tên mới.

    Trân trọng!

    Để được giải đáp mọi thắc mắc vui lòng liên hệ, LS. Lê Văn Thư - SĐT: 0977184216 ; Công ty Luật TNHH Thành Thái

    Trụ sở: Tổ 13, Phường Yên Nghĩa, Quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội

    Tel: SĐT 0977184216, Email: luatthanhthai@gmail.com; facebook: https://www.facebook.com/luatthanhthai.vn/; skype: leanhthu307

    Trân trọng!

     
    Báo quản trị |  
  • #275051   13/07/2013

    thuhuong90
    thuhuong90

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:11/07/2013
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    Văn bản cho phép được nhận con nuôi ở Việt Nam

    xin chào luật sư!

    hiện nay, chú tôi đang làm thủ tục xin nhận con nuôi tại Việt Nam.  tuy nhiên, Điều 31 Luật con nuôi quy định hồ sơ nhận con nuôi phải có "c) Văn bản cho phép được nhận con nuôi ở Việt Nam". chú tôi là người hàn quốc muốn nhận cháu ruột của chị ở Việt Nam làm con nuôi. vì vậy, chú tôi không biết văn bản cho phép mà Viêt Nam yêu cầu đối với người nước ngoài nhận nuôi là văn bản gì? thể hiện dưới hình thức nào?

    Kính mong luật sư hướng dẫn giúp tôi và chú tôi.

    tôi xin chân thành cảm ơn!

     
    Báo quản trị |  
  • #275320   15/07/2013

    leanhthu
    leanhthu
    Top 50
    Male
    Lớp 12

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:10/11/2008
    Tổng số bài viết (1840)
    Số điểm: 18030
    Cảm ơn: 654
    Được cảm ơn 1146 lần


    thuhuong90 viết:

    xin chào luật sư!

    hiện nay, chú tôi đang làm thủ tục xin nhận con nuôi tại Việt Nam.  tuy nhiên, Điều 31 Luật con nuôi quy định hồ sơ nhận con nuôi phải có "c) Văn bản cho phép được nhận con nuôi ở Việt Nam". chú tôi là người hàn quốc muốn nhận cháu ruột của chị ở Việt Nam làm con nuôi. vì vậy, chú tôi không biết văn bản cho phép mà Viêt Nam yêu cầu đối với người nước ngoài nhận nuôi là văn bản gì? thể hiện dưới hình thức nào?

    Kính mong luật sư hướng dẫn giúp tôi và chú tôi.

    tôi xin chân thành cảm ơn!

    Chào bạn! Với thông tin bạn cung cấp tôi tư vấn cho bạn như sau:

    Theo quy định tại Điều 31 trên thì khi người nước ngoài muốn làm thủ tục pháp lý xin nhận nuôi con nuôi tại Việt Nam cần tiến hành các thủ tục hồ sơ pháp lý nộp tại Cục nuôi con nuôi của Bộ tư pháp. Khi người nước ngoài nộp đủ bộ hồ sơ trên thì Cục nuôi con nuôi xem xét có căn cứ, đủ điều kiện được nhận nuôi con nuôi thì sẽ cấp Văn bản cho phép được nhận con nuôi ở Việt Nam. Hồ sơ người xin nhận con nuôi gồm có:

    - Đơn xin nhận con nuôi 

    - Bản sao hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế.

    - Văn bản cho phép được nhận con nuôi ở Việt Nam.

    - Bản điều tra về tâm lý, gia đình.

    - Văn bản xác nhận tình trạng sức khỏe.

    - Văn bản xác nhận thu nhập và tài sản.

    - Phiếu lý lịch tư pháp.

    - Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân.

    - 01 bộ hồ sơ của người được nhận làm con nuôi.

    Ngoài ra bạn có thể tham khảo cụ thể trình tự, thủ tục tại đường link dưới đây

    http://trisonlaw.com/web/portfolio/nuoi-con-nuoi-co-yeu-to-nuoc-ngoai-dinh-danh/

    Trân trọng!

    Để được giải đáp mọi thắc mắc vui lòng liên hệ, LS. Lê Văn Thư - SĐT: 0977184216 ; Công ty Luật TNHH Thành Thái

    Trụ sở: Tổ 13, Phường Yên Nghĩa, Quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội

    Tel: SĐT 0977184216, Email: luatthanhthai@gmail.com; facebook: https://www.facebook.com/luatthanhthai.vn/; skype: leanhthu307

    Trân trọng!

     
    Báo quản trị |  
  • #275436   15/07/2013

    huongluat2012
    huongluat2012

    Female
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:11/03/2012
    Tổng số bài viết (52)
    Số điểm: 353
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 50 lần


    Chào bạn!

    theo hướng dẫn của Cục con nuôi - Bộ tư pháp, văn bản cho phép được nhận con nuôi ở Việt Nam là giấy phép nhận con nuôi, lưu ý: đối với một số quốc gia khác nhau, ví dụ: - Đối với Hàn quốc được thay thế bằng sổ hộ khẩu gia đình có tên trẻ em được nhận làm con nuôi; - Đối với Đài Loan được thay thế bằng Phán quyết của Tòa án địa phương nơi người xin con nuôi cư trú. 

    Như vậy, văn bản được nhận con nuôi ở Việt Nam bạn phải làm ở nước người nhận con nuôi việt nam. hiện nay, tôi cũng đang làm thủ tục nhận con nuôi cho người hàn quốc. cục con nuôi cũng yêu cầu văn bản cho phép được nhận con nuôi ở Việt Nam chính là việc phải làm thủ tục để cho tên trẻ em được nhận nuôi vào trong sổ hộ khẩu của gia đình người hàn quốc, sau đó công chứng sổ hộ khẩu này gửi về việt nam.

    thân ái!


    Huongluat2012@gmail.com

    CÔNG TY TNHH TƯ VẤN HANA

    Tel: 0973.931.164

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn huongluat2012 vì bài viết hữu ích
    thuhuong90 (16/07/2013)
  • #312529   05/03/2014

    thuydung_law
    thuydung_law

    Female
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:07/10/2011
    Tổng số bài viết (9)
    Số điểm: 150
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 0 lần


    vậy Luật sư ơi nếu là người VN định cư ở nước ngoài, chẳng hạn là nước Đức thì Văn bản đó làm như thế nào ạ!

     

     
    Báo quản trị |  
  • #325090   26/05/2014

    myanh.bg
    myanh.bg

    Female
    Sơ sinh

    Bắc Giang, Việt Nam
    Tham gia:10/01/2014
    Tổng số bài viết (14)
    Số điểm: 160
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 1 lần


    nuôi con nuôi thực tế?

    Xin các Luật sư cho biết: Những quy định của nhà nước về đăng ký nuôi con nuôi thực tế? Hồ sơ, thủ tục được PL quy định thế nào?

     
    Báo quản trị |  
  • #325171   27/05/2014

    Ls.NguyenHuyLong
    Ls.NguyenHuyLong
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2011
    Tổng số bài viết (3178)
    Số điểm: 24074
    Cảm ơn: 227
    Được cảm ơn 1267 lần
    Lawyer

    Chào bạn myanh.bg!

    Việc đăng ký nuôi con nuôi thực tế được quy định tại Điều 50 của Luật Nuôi con nuôi và được đăng ký theo quy định tại các Điều 23,24, và 25 của Nghị định số 19/2011/NĐ-CP ngày 21 tháng 3 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Nuôi con nuôi.

    THỦ TỤC ĐĂNG KÝ VIỆC NUÔI CON NUÔI THỰC TẾ

    Yêu cầu, điều kiện đăng ký việc nuôi con nuôi thực tế

    - Các bên có đủ điều kiện về nuôi con nuôi theo quy định của pháp luật tại thời điểm phát sinh quan hệ nuôi con nuôi;

    - Đến thời điểm Luật nuôi con nuôi có hiệu lực (ngày 01/01/2011), quan hệ cha, mẹ và con vẫn đang tồn tại và cả hai bên còn sống;

    - Giữa cha mẹ nuôi và con nuôi có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục nhau như cha mẹ và con.

    Nộp hồ sơ: Trực tiếp tại trụ sở UBND cấp xã nơi người nhận con nuôi thường trú

    Trình tự thực hiện:

    1. Người nhận con nuôi nộp hồ sơ đăng ký việc nuôi con nuôi tại UBND cấp xã  nơi mình thường trú;

    2. UBND cấp xã cử công chức tư pháp -hộ tịch phối hợp với Công an xã tiến hành  kiểm tra và xác minh.

    3. Nếu các bên đáp ứng đủ điều kiện thì công chức tư pháp- Hộ tịch ghi vào Sổ đăng ký việc nuôi con nuôi và Giấy chứng nhận việc nuôi con nuôi.

    4. Chủ tịch UBND cấp xã ký Giấy chứng nhận việc nuôi con nuôi và cấp cho người  nhận nuôi con nuôi một bản chính.

    Thành phần hồ sơ:

    1. Tờ khai đăng ký việc  nuôi con nuôi theo mẫu quy định; (Bản chính);

    2. Chứng minh nhân dân và sổ hộ khẩu của người nhận con nuôi; (Bảo sao);

    3. Giấy chứng minh nhân dân hoặc Giấy khai sinh của người được nhận con nuôi; (Bản sao);

    4. Giấy chứng nhận kết hôn của người nhận con nuôi, nếu có (Bản sao);

    5.  Giấy tờ tài liệu khác để chứng minh về việc nuôi con nuôi thực tế nếu có; (Tùy tính chất của từng trường hợp cụ thể mà có các giấy tờ tương ứng).

    Trân trọng!

    Để được tư vấn chi tiết xin liên hệ:

    CÔNG TY LUẬT TNHH VILOB NAM LONG chuyên:

    - Tư vấn doanh nghiệp

    - Tư vấn sở hữu trí tuệ

    - Tư vấn đầu tư

    Website: www.nllaw.vn

    Địa chỉ : Tầng 11, Tòa B, Vinaconex Building, Số 57 Vũ Trọng Phụng, Thanh Xuân, Hà Nội

    Điện thoại: 02432 060 333

    Hotline: 0914 66 86 85 hoặc 0989.888.227

    Email: namlonglaw@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Ls.NguyenHuyLong vì bài viết hữu ích
    myanh.bg (27/05/2014)
  • #358248   22/11/2014

    trantrang308
    trantrang308

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:13/11/2014
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 10
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Điều kiện nuôi con nuôi

    Xin chào, các bạn có thể giải đáp cho mình về việc nuôi con nuôi đươc ko?

    Trong trường hợp cha dượng, mẹ kế nhận con riêng của 1 bên vợ, chồng làm con nuôi thì cần đáp ứng những điều kiện j?

     
    Báo quản trị |