Giả vờ cướp để làm quen bi phạt mấy năm tù?

Chủ đề   RSS   
  • #44529 05/02/2010

    linhiuduong

    Sơ sinh

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:05/02/2010
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 260
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Giả vờ cướp để làm quen bi phạt mấy năm tù?

     trường hợp của e trai cháu chịu khung hình phạt nào và có được hưởng án treo không? tối ngày 25/01/2010 em trai cháu 18 tuổi và bạn đi chơi về khuya thì gặp bạn gái xinh, do còn trẻ con, bồng bột và chưa lường hết hậu quả mình sẽ gây ra nên em trai cháu đã nói với bạn gái kia là:"anh là cướp,có gì thì lôi hết ra..".bạn gái đó đã đưa cho em trai cháu cái điện thoại, em trai cháu đã cầm rồi vẫn đi theo bạn gái kia để làm quen..đến đoạn trường cấp 3 đồng hỷ bạn gái thấy mấy chú tuần tra đêm liền hô to:" cướp cướp" vậy là e trai cháu và bạn nó bị bắt lên công an thành phố...đựa vào lời khai của bạn gái và tang vật là chiếc điện thoại em cháu đang cầm trị giá 800 nghìn thì em cháu và bạn nó bị khép tội cướp giật. hiện em cháu đang bị tạm giam ở công an thành phố chờ ngày xử..cháu muốn hỏi như vậy thì em cháu bi phạt mấy năm tù giam...và em cháu có cơ hội được giảm án không,vì là phạm tội lần đầu và chưa gây tổn hại nào cho bạn gái kia.....
    Cập nhật bởi LawSoft02 ngày 02/06/2010 08:06:30 AM Cập nhật bởi Mai_Y_Nguyen ngày 25/05/2010 04:52:34 PM
     
    11160 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #46081   01/03/2010

    AnLuat2006
    AnLuat2006
    Top 100
    Female
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/04/2008
    Tổng số bài viết (638)
    Số điểm: 3555
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 153 lần


    Căn cứ vào những thông tin bạn đưa ra, căn cứ vào các quy định của pháp luật hiện hành tôi xin được giải đáp thắc mắc của bạn như sau: theo quy định tại khoản 1, điều 136 bộ luật TTHS quy định “người nào cướp giật tài sản của người khác, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm”. Theo như trình bày của bạn thì em bạn có hành vi cướp giật tài sản với giá trị tài sản 800 nghìn đồng nên chưa được xem là tài sản có giá trị lớn, cũng chưa gây tổn hại cho bạn gái kia về sức khỏe và đây cũng là trường hợp phạm tội làn đầu vì vậy tòa án sẽ xem xét đến các tình tiết giảm nhẹ được quy định tại khoản 1 điều 46 bộ luật TTHS để áp dụng mức khung hình phạt thấp nhất dành cho em bạn.

    Ls Đinh Thị Quỳnh Như - Trưởng văn phòng Luật Sư An Luật

    Cập nhật bởi Mai_Y_Nguyen ngày 25/05/2010 04:52:54 PM

    Luật sư Đinh Thị Quỳnh Như - 0909999445

    CÔNG TY LUẬT TNHH MTV AN LUẬT

    Địa chỉ: 299/2 Nguyễn Văn Trỗi, Phường 1, Quận Phú Nhuận

    www.anluat.vn

    Email: info@anluat.vn

     
    Báo quản trị |  
  • #52637   31/05/2010

    vi_anh_1982
    vi_anh_1982

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:31/05/2010
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 10
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    theo Điều 133 Bộ Luật Hình sự của Nước CHXHCN Việt Nam quy định: "Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm". Ở đây, không quy định tài sản phải có giá trị lớn, dù nhỏ khoảng mấy chục ngàn thì em trai bạn cũng bị khép vào tội cướp rồi. Nếu em trai bạn mà gây tổn hại thì lại có khả năng tăng mức phạt lên khoản 2 Điều 133 rồi chứ không còn nằm ở khoản 1 nữa. Vấn đề là em bạn phạm tội lần đầu và cần trung thực trong quá trình công an họ lấy lời khai, thì tùy vào thái độ đó mà mức phạt sẽ giảm đi.
    Hi vọng, lần sau em bạn sẽ không làm điều dại dột như vậy nữa.
     
    Báo quản trị |  
  • #52665   01/06/2010

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Hành vi như trên mà các bạn bảo là đã phậm tội "Cướp giật tài sản" hoặc "Cướp tài sản" thì quả thật là... xin vái lạy. Bởi đơn giản thế này thôi:
    - Nếu quy kết tội cướp giật tài sản thì rõ ràng cái người em trai kia đã thực hiện hành vi gì gọi là cướp giật đâu.
    - Nếu quy kết tội cướp tài sản thì làm gì có căn cứ chứng minh rằng hành vi của người em trai là nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản.
    Thật khó tưởng tượng

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
  • #52667   01/06/2010

    thanhmanht38
    thanhmanht38

    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:01/05/2010
    Tổng số bài viết (42)
    Số điểm: 290
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 3 lần


    Thật sự ở đây không có căn cứ cho rằng người em của bạn phạm tội "cướp giật tài sản" hoặc "cướp tài sản":
     - Không có hành vi giật tài sản, mà cũng chẳng có hành vi tẩu thoát (cướp giật tài sản là nhanh chóng giật tài sản của người khác một cách công khai rồi tìm cách tẩu thoát, hiểu nôm na là vậy).
     - Cướp tài sản ư? Có tình tiết gì để khẳng định họ dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực? và đúng như bạn BachThanhDC nói, mục đích chiếm đoạt tài sản là cái quan trọng nhất khi xác định đối tượng có phạm tội cướp hay không?
    Về hành vi của em trai bạn, theo quan điểm của tôi, nếu xét theo tội nằm trong chương XIV thì cũng khó, vì các tội xâm phạm sở hữu là các tội có tính chất chiếm đoạt với lỗi cố ý (8 tội có tính chiếm đoạt và 11 tội với lỗi cố ý). Có chăng thì có thể em bạn phạm tội cưỡng đoạt tài sản. Tuy nhiên, nếu xét theo luật thì em trai bạn không phạm tội gì cả (vì hành vi không có lỗi),vì em bạn không nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản mà chỉ có ý định làm quen bạn gái kia thôi. Nhưng (lại nhưng nữa..) đấy là mình nói theo luật, còn thực tế để chứng minh em trai bạn không có mục đích chiếm đoạt sẽ cực kỳ khó khăn, vì chỉ có dựa vào lời khai của em bạn thôi, không còn căn cứ nào khác nữa. Giả sử em bạn và những người khác có ý định chiếm đoạt tài sản thật, nhưng khi chiếm đoạt tài sản rồi lại thấy cô bé xinh xắn quá nên đi theo để làm quen. Hoặc giả như vì cô bé đó không muốn làm quen, em bạn tức quá chiếm đoạt luôn chiếc điện thoại. Vậy vẫn phạm tội bạn ạ! Để chứng minh ý thức chủ quan một người rất khó, chỉ dựa trên lời khai thì không đủ. Thật là dại dột khi nghĩ cách làm quen như vậy.  Ở đây chúng ta cũng chẳng thể nói được gì, chỉ đoán mò thôi.... Mọi việc đều phải phụ thuộc vào quá trình điều tra, truy tố, xét xử thôi bạn ạ!
    Chúc may mắn.
     
    Báo quản trị |  
  • #52668   01/06/2010

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Cha chả! xem ra thanhmanht38v lãng mạn quá ha. Nếu gặp cô bé xinh xắn,có khi lại rực lửa như... Thuỷ Tốp chẳng hạn, có khi mình phạm tội ... nặng hơn rùi.

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
  • #52716   01/06/2010

    thanhmanht38
    thanhmanht38

    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:01/05/2010
    Tổng số bài viết (42)
    Số điểm: 290
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 3 lần


    Bạn BachThanhDC lại nói kháy rùi. Ý mình nói trong trường hợp đó, nghĩa là tội phạm đã hoàn thành khi người em đã cầm điện thoại, còn việc thấy xin xắn mà đi theo là mình nói thêm vào cho phù hợp với tình huống của bạn linhiuduong đặt ra mà thôi. Toàn hiểu sai ý bạn là sao????
     
    Báo quản trị |  
  • #52920   02/06/2010

    nguyenbuibahuy
    nguyenbuibahuy
    Top 200
    Male
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (469)
    Số điểm: 3185
    Cảm ơn: 72
    Được cảm ơn 67 lần


    Mình đồng ý với bạn BachThanhDC. Khi truy cứu tội cướp hay cướp giật thì phải chứng minh động cơ và mục đích của người phạm tội là có ý định chiếm đoạt tài sản...Nhưng rõ ràng ở tình huống trên. Anh thanh niên này không có ý định chiếm đoạt tài sản, biểu hiện là khi nhận được chiếc điện thoại không hề có dấu hiệu bỏ chạy,..mà vẫn đi cùng nạn nhân xinh đẹp. Trong khi đi cùng cũng không hề có ý định chiếm đoạt tài sản khác hay có ý định xâm phạm quan hệ "khác" được pháp luật bảo vệ.
    Cập nhật bởi nguyenbuibahuy ngày 02/06/2010 05:23:04 PM

    Nguyễn Bùi Bá Huy - nguyenbuibahuy@gmail.com

    Công Ty Luật TNHH Sài Gòn Á Châu - www.saigon-asialaw.com

     
    Báo quản trị |  
  • #52931   02/06/2010

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Haha! thanhmanht38! Chỉ vì cái đoạn này này: "Giả sử em bạn và những người khác có ý định chiếm đoạt tài sản thật, nhưng khi chiếm đoạt tài sản rồi lại thấy cô bé xinh xắn quá nên đi theo để làm quen" nên tớ mới hài hước tý, chứ suốt ngày cứ hết luật lại đến pháp lệnh, nghị định, hướng dẫn... nó khô khan quá. Có ai hiểu sai ý bạn đâu này. Tự dưng quy kết "nói khoáy", đúng là oan còn hơn cả Thị Màu  

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
  • #52943   03/06/2010

    Khongtheyeuemhon
    Khongtheyeuemhon
    Top 75
    Male
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:19/05/2010
    Tổng số bài viết (772)
    Số điểm: 9636
    Cảm ơn: 691
    Được cảm ơn 815 lần
    Moderator

    Vấn đề bạn chủ topic đặt ra là: em cháu bị mấy năm tù, có được giảm án ko? Các bác lại chuyển sang vấn đề tranh luận là có tội hay không có tội. hi hi.

    Về vấn đề bị mấy năm tù, có được giảm án hay không thì mình cũng xin nhường cho cơ quan xét xử. Không biết được...

    Quay trở lại với vấn đề chúng ta đang tranh luận, có tội hay không có tội? Theo quan điểm của mình là có tội? Tội đó là tội "cướp giật tài sản" hoặc "cướp tài sản". Sở dĩ mình nói 1 trong hai tội là còn tùy thuộc vào điều tra của công an, truy tố của việc kiểm sát... liên quan đến dấu hiệu "tẩu thoát/bỏ chạy" của em trai bạn.

    Về dấu hiệu của hành vi cướp giật tài sản là dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực nhằm chiếm đoạt tài sản và tẩu thoát. Tuy nhiên, hành vi phạm tội đã hoàn thành kể từ khi chiếm được tài sản (chiếc điện thoại đã nằm trong tay), việc có tẩu thoát hay không chỉ còn là yếu tố phụ. Giữa đêm khuya, có người chặn đường bạn bảo: tôi là cướp đây, có gì lôi hết ra... trong lúc đó suy nghĩ của bạn có thể là đùa không? đối phương có khả năng dùng vũ lực ngay để cướp nếu bạn không đưa tài sản không? Nghĩa là trong suy nghĩ của nạn nhân lúc đó, việc dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực có thể xảy ra bất cứ lúc nào nếu yêu cầu của "kẻ cướp" không được đáp ứng. Các bạn có thể suy luận theo hướng có lợi cho bị hại, nhưng giả sử tôi là đại diện viện kiểm sát, tôi nói: "không thể dùng lý do bào chữa rằng bị can không tẩu thoát là không phạm tội", việc bị can chưa tẩu thoát ngay có thể vì quá tự tin, đường vắng không bóng người, cô gái yếu đuối sợ sệt nên không có gì phải lo lắng... chưa kể bị can còn có thể có ý định khác ngoài việc cướp/cướp giật tài sản... 

    Hai nữa là suy nghĩ. Cái này rất khó để đưa ra bào chữa cho hành vi của mình. Suy nghĩ là cái ở trong đầu mình, thể hiện ra ngoài bằng hành vi. Tòa án chỉ xem xét hành vi, chứ không xem xét suy nghĩ để định đoạt có tội hay không có tội. Mình lấy ví dụ: mình suy nghĩ định giết thằng kia, nhưng mình chỉ nghĩ thôi, không thể hiện ra ngoài bằng bất cứ biểu hiện nào... thì có Tòa án nào xử tù mình được.   Thế nên, việc em trai bạn lấy điện thoại của người ta, sau đó đi theo và khi bị bắt thì nói rằng mình chỉ có ý định làm quen thôi... là không thể chấp nhận được.

    Một điều nữa mình muốn nêu ra vì chưa thấy bạn nào đề cập đến đó là khi cô gái kêu lên: cướp, cướp và có người chạy đến thì em trai bạn phản ứng như thế nào: bỏ chạy hay vẫn đứng yên đó chờ giải thích... đây cũng là một điểm mấu chốt rất quan trọng. Bỏ chạy thì coi như cầm chắc là cướp giật tài sản, không bỏ chạy thì còn cơ hội cho luật sư để vớt vát...

    Mình không có ác cảm gì với em trai bạn, mình chỉ đứng trên bình diện khách quan đánh giá, và không cùng quan điểm với các bạn trên. Qua đây, mình cũng hy vọng bạn sẽ tìm được biện pháp nào đó giúp cho em mình thoát tội hoặc giảm nhẹ được tội trạng... Nếu có thể, khi Tòa án xử xong, bạn cập nhật tin tức cho mọi người được biết... Thân chào bạn!

    Có những lúc anh mơ được gặp lại em lúc ban đầu...

     
    Báo quản trị |  
  • #52946   03/06/2010

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Chào bạn Khongtheyeuemhon!
    Bạn đang định tội theo sự suy diễn, nghĩa là hoàn toàn dựa vào ý thức chủ quan của bạn mà quên mất rằng nó phải dựa vào các yêu tố cấu thành tội phạm.
    Ở đây chung ta không bàn đến các dấu hiệu về chủ thể và về khách thể, mà chỉ phân tích các dấu hiệu về mặt khách quan (bao gồm hành vi khách quan và hậu quả) và về mặt chủ quan của tội phạm.
    - Hành vi khách quan:
    + Về tội cướp giật tài sản.
    Điều 136 BLHS không mô tả hành vi cướp giật tài sản là như thế nào. Nhưng căn cứ vào lý luận cũng như thực tiễn xét xử thì cướp giật tài sản là hành vi công khai, nhanh chóng giật lấy tài sản của người khác rồi tẩu thoát mà không dùng vũ lực hoặc đe doạ dùng vũ lực hoặc bất cứ thủ đoạn nào nhằm uy hiếp tinh thần của người quản lý tai sản. (Còn nếu dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực thì đã phạm tội "Cướp tài sản" hoặc "Cưỡng đoạt tài sản" mất rồi bạn ạ). Đặc điểm nổi bật của tội cướp giật tài sản là người phạm tội lợi dụng sơ hở của người quản lý tài sản để nhanh chóng giật lấy tài sản mà người quản lý khó có thể giữ được hoặc giằng lại được. Yếu tố bất ngờ cũng là dấu hiệu đặc trưng của tội phạm này.
    + Về tội cướp tài sản.
    Người phạm tội phải thực hiện một trong 3 hành vi khách quan là: dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc và hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được.
    - Hậu quả:
    Hậu quả của tội cướp giật tài sản trước hết là những thiệt hại về tài sản. Ngoài ra còn có thể có những thiệt hại về tính mạng, về sức khoẻ hoặc những thiệt hại khác.
    Hậu quả của tội cướp tài sản không phải là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm, có thể là thiệt hại về tài sản, cũng có thể là những thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm.
    - Mặt chủ quan: mục đích chiếm đoạt tài sản là dấu hiệu bắt buộc để xác định tội danh "Cướp giật tài sản" cũng như tội danh "Cướp tài sản". Và mục đích chiếm đoạt tài sản bao giờ cũng có trước khi thực hiện hành vi khách quan.
    Đối chiếu với tình huống mà #0072bc;">linhiuduong đưa ra, rõ ràng người em trai không thực hiện các hành vi nêu trên, hậu quả cũng chưa xảy ra và cũng không hề có mục đích chiếm đoạt tài sản. Vậy làm sao có thể phạm tội "Cướp giật tài sản" hoặc "Cướp tài sản" như quan điểm của bạn được. Phải không bạn?

    Cập nhật bởi BachThanhDC ngày 03/06/2010 03:23:53 AM

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
  • #52961   03/06/2010

    Khongtheyeuemhon
    Khongtheyeuemhon
    Top 75
    Male
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:19/05/2010
    Tổng số bài viết (772)
    Số điểm: 9636
    Cảm ơn: 691
    Được cảm ơn 815 lần
    Moderator

    Chào bạn BachThanhDC!

    Đọc các bài bạn viết mình thấy rất thích, thứ nhất là về sự hiểu biết của bạn, thứ 2 là cách thức giải quyết vấn đề của bạn rất rõ ràng mạch lạc. Hì! Mong được làm quen với bạn.

    Mình không phải luật sư chuyên về hình sự, mình là luật sư cho Ngân hàng. Vì vậy, những suy luận của mình có thể không sát với quy định của pháp luật hình sự lắm. Tuy vậy, mình vẫn bảo lưu quan điểm của mình là em của bạn trên có tội. Còn tội đó là tội gì thì phải tìm hiểu hồ sơ thực tế và kết luận của cơ quan điều tra thì mới biết được. Các tội trong bộ luật hình sự mình thấy hay nhầm lẫn với nhau nhất đó là: "cướp tài sản"/"cướp giật tài sản"/"công nhiên chiếm đoạt tài sản".... "lừa đảo chiếm đoạt tài sản"/"lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản"... nhiều khi chỉ những chi tiết rất nhỏ có thể thay đổi thành một tội danh khác đối với người phạm tội...

    Vài suy nghĩ của mình, mong các bạn góp ý:
    - Thứ nhất: bạn BachThangDC nói hậu quả chưa xảy ra là không đúng, theo câu chuyện kể trên, hậu quả đã xảy ra rồi... đó là em trai của người bạn trên đã cầm chiếc điện thoại của cô gái trong tay. Quyền sở hữu của cô gái đối với chiếc điện thoại, xét ở 1 góc độ nào đó thì đã bị xâm hại tới...

    - Thứ hai: về dùng vũ lực và đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc... bạn đứng ở phương diện em trai bạn chủ topic nói không hề có ý định dùng vũ lực đối với cô gái để chiếm đoạt tài sản. Nhưng nếu bạn đặt mình ở vị trí của cô gái, hoặc lấy lời khai của chính cô gái thì tại thời điểm đó: cô ấy có tin rằng đó chỉ là trò đùa không? hay nếu mình không đưa ra chiếc điện thoại thì sẽ bị dùng vũ lực ngay lập tức... Tôi lấy ví dụ bạn dùng súng giả đi cướp, kê súng vào đầu người khác và kêu đưa tiền... sau đó bị bắt, bạn nại rằng đó chỉ là khẩu súng nhựa không làm hại được ai, đó chỉ là đùa vui... Không bàn đến các yếu tố khác, mình chỉ hỏi bạn trong suy nghĩ của nạn nhân lúc đó, có sợ không? có biết rằng khẩu súng đó là súng nhựa không hay là súng thật? Tại sao chàng trai đi cùng với cô gái 1 quãng đường, không nói cho cô ta biết mục đích là muốn làm quen của mình, không trả lại cô ta chiếc điện thoại...???

    Thứ ba: về mục đích của việc chiếm đoạt thì mình đồng ý với bạn. Xác định được yếu tố này rất quan trọng vì nó quyết định đến việc bạn trai kia phạm tội hay không phạm tội. Tuy nhiên, xác định được điều này cũng không phải là đơn giản...

    Cá nhân mình nghĩ, VKS sẽ đưa ra cáo trạng theo hướng có tội để làm gương tránh những trường hợp tương tự. Tuy nhiên, Tòa án sẽ xử nhẹ tội hơn khung hình phạt với nhiều tình tiết giảm nhẹ cho bị can: phạm tội lần đầu, nhân thân tốt, giá trị tài sản không lớn...

    Có những lúc anh mơ được gặp lại em lúc ban đầu...

     
    Báo quản trị |  
  • #52964   03/06/2010

    hongoctu
    hongoctu

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/05/2009
    Tổng số bài viết (29)
    Số điểm: 160
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    ý kiến của bạn BachThanhDC:"Đối chiếu với tình huống mà #0072bc;">linhiuduong đưa ra, rõ ràng người em trai không thực hiện các hành vi nêu trên, hậu quả cũng chưa xảy ra và cũng không hề có mục đích chiếm đoạt tài sản. Vậy làm sao có thể phạm tội "Cướp giật tài sản" hoặc "Cướp tài sản" như quan điểm của bạn được. Phải không bạn?"
    bạn cho rằng hậu quả chưa xảy ra và cũng không hề có mục đích chiếu đoạt tài sản?Tôi không đồng ý, bởi vì:
    thứ 1 bạn BachThanhDC nghỉ gì về lời khai của của cô gái khi trong đêm tối có một người lấy mất điện thoại của mình, đi theo một đoạn đường?
    Thứ 2: cái điện thoại nằm trên tay ai khi  tuần tra đêm đến?
    Do đó mình nghỉ nếu cho rằng ban trai không có tội là không có cơ sở.
    theo ý kiến của mình thì trường hợp trên bạn trai sẽ bị truy tố tội cướp tài sản chứ không phải tội cướp giật tài sản (như các bạn đã phân tích ở trên)
    Cập nhật bởi hongoctu ngày 03/06/2010 03:25:07 PM

    Ta có thể đứng yên giữa dòng nước chảy xiết, nhưng không thể đứng yên giữa dòng đời xuôi ngược

     
    Báo quản trị |  
  • #53172   07/06/2010

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Chào bạn #0072bc;">Khongtheyeuemhon!
    Rất hay! Bạn là người có chính kiến và cũng rất kiên định trong việc bảo vệ quan điểm của mình.
    Quay lại chủ đề của linhiuduong, pháp luật hình sự quy định trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về các cơ quan tiến hành tố tụng. Để xác định một hành vi xảy ra trong thực tế có phải là hành vi phạm tội hay không, các cơ quan tiến ành tố tụng phải tập trung làm rõ các yếu tố cần phải chứng minh, đó chính là các yêu tố cấu thành tội phạm.
    Tôi đồng ý với bạn là xét ở một góc độ nào đó thì ài sản của người con gái đã bị xâm phạm. Nhưng điều quan trọng là nó bị xâm phạm bởi hành vi gì. Cụ thể trường hợp này, người con trai không hề có hành vi "giật" tài sản từ tay của người con gái mà chính người con gái trao tài sản của mình cho người con trai. Hành vi "giật" tài sản là yếu tố cơ bản cấu thành tội "Cướp giật tài sản". Khi không thỏa mãn yếu tố này thì chắc chắn hành vi đó không cấu thành tội "Cướp giật tài sản" mà có thể cấu thành một tội phạm khác.
    Vấn đề thứ hai bạn nêu là: hành vi dùng vũ lực hoặc đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc. Bạn có nếu ra ví dụ về việc dùng súng... Đúng là hành vi dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc là các hành vi đặc trưng cấu thành tội "Cướp tài sản". Tuy nhiên hành vi dùng vũ lực trong cấu thành tội "cướp tài sản" phải là hành vi dùng sức mạnh vật chất tác động vào cơ thể nạn nhân như đấm, đá, trói, bắn, đâm, chém... nhằm chiếm đoạt tài sản và hành vi đó phải đã được người phạm tội thực hiện trên thực tế. Còn hành vi đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc phải là hành vi dùng lời nói hoặc hành động nhằm đe doạ người bị hại nếu không đưa tài sản thì vũ lực sẽ được thực hiện ngay (như ví dụ của bạn). Ngoài ra tội "Cướp tài sả còn có một hành vi đặc trưng nữa là hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được. Hành vi khác... là hành vi không phải dùng vũ lực, cũng không phải là đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc nhưng lại làm mất khả năng tự vệ của người bị tấn công. Trong thực tiễn, những hành vi này thường là cho uống thuốc mê, thuốc ngủ, thuốc độc, xịt ête... Trong dữ liệu của topic, rõ ràng vũ lực không được thực hiện, việc đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc cũng không xảy ra, người thanh niên cũng không thực hiện những hành vi khác làm cho cô gái mất khả năng chống cự. Vậy nó không cấu thành tội "Cướp tài sản".
    Gửi bạn #0072bc;">hongoctu!
    Nếu bạn chứng minh được người con trai đã thực hiện một trong ba loại hành vi tôi nêu trên, thì tôi thừa nhận với bạn rằng ngươi con trai đã phạm tội "Cướp tài sản".
    Trân trọng!

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
  • #53329   09/06/2010

    trancong84
    trancong84

    Male
    Chồi

    Hải Dương, Việt Nam
    Tham gia:31/12/2008
    Tổng số bài viết (35)
    Số điểm: 1260
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 2 lần


    Việc này cũng khó đối với các nhà cầm cân nảy mực:
     Giả sử: ("đây là mình giả sử nhé): trường hợp nàycó thể có tình huống như thế này: trước tiên mấy anh này định trấn (cướp) thôi, nhưng vì thấy nạn nhân xinh xinh lại có vẻ sợ sệt và dễ bảo (bảo đưa điện thoại đưa ngay thì là quá dễ bảo) nên đi theo chờ đến chỗ vắng rồi sẽ làm trò khác (cái này khó nói là sẽ làm gì lắm). Nhưng không ngờ cô này lại đi đến chỗ có công an nên mới có sự việc như trên (bị bắt ý mà). Vì vậy: việc nhẹ tội hay không còn căn cứ vào lời khai của cô gái bị hại nữa (mà cái này lại không thấy đề cập này)! Nếu cô ta mà nâng quan điểm lên (khai nặng lên) thì chỉ có chết!

    Còn quyết định như thế nào thì phải chờ HĐXX ra phán quyết cuối cùng mới rõ đc! Em trai bạn sau vụ này chắc cũng chừa cái tội đi làm quen chẳng giống ai ra nữa!

    Thật lòng thì có bạn bè.

    Chăm chỉ thì có công việc.

    Và chân thành thì mới có cuộc đời.

     
    Báo quản trị |