Giá bán máu (giá tối đa của một số đơn vị máu toàn phần) năm 2024

Chủ đề   RSS   
  • #612536 08/06/2024

    btrannguyen
    Top 75
    Lớp 11

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:13/03/2024
    Tổng số bài viết (938)
    Số điểm: 15949
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 313 lần
    SMod

    Giá bán máu (giá tối đa của một số đơn vị máu toàn phần) năm 2024

    Năm 2024 mức giá bán máu tối đa, hay còn gọi là giá tối đa của một số đơn vị máu toàn phần là bao nhiêu? Đơn vị máu, chế phẩm máu đạt tiêu chuẩn là những đơn vị, chế phẩm máu nào?

    Giá bán máu (giá tối đa của một số đơn vị máu toàn phần) năm 2024

    Theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 15/2023/TT-BYT quy định về mức giá tối đa của một số đơn vị máu toàn phần (giá bán máu) như sau:

    Các đơn vị máu toàn phần:

    STT

    Máu toàn phần theo thể tích

    Thể tích thực (ml) (±10%)

    Giá tối đa (đồng)

    1

    Máu toàn phần 30 ml

    35

    111.000

    2

    Máu toàn phần 50 ml

    55

    161.000

    3

    Máu toàn phần 100 ml

    115

    298.000

    4

    Máu toàn phần 150 ml

    170

    429.000

    5

    Máu toàn phần 200 ml

    225

    521.000

    6

    Máu toàn phần 250 ml

    285

    661.000

    7

    Máu toàn phần 350 ml

    395

    786.000

    8

    Máu toàn phần 450 ml

    510

    894.000

    Như vậy, đây là mức giá bán máu tối đa được ngân sách nhà nước, Quỹ bảo hiểm y tế chi trả năm 2024. Mức giá này sẽ dao động từ 111 nghìn đồng với 30 ml đến 894 nghìn đồng với 450 ml.

    Đơn vị máu đạt tiêu chuẩn là gì?

    Theo khoản 1 Điều 2 Thông tư 15/2023/TT-BYT quy định như sau:

    Đơn vị máu đạt tiêu chuẩn khi được lấy, bảo quản trong túi chất dẻo có sẵn chất chống đông và đã được làm đầy đủ các xét nghiệm sàng lọc bắt buộc theo quy định tại Thông tư 26/2013/TT-BYT

    Cụ thể Điều 14 Thông tư 26/2013/TT-BYT quy định các loại xét nghiệm sàng lọc đơn vị máu như sau:

    - Các xét nghiệm bắt buộc phải thực hiện đối với tất cả đơn vị máu toàn phần, thành phần máu đã hiến gồm:

    + Xét nghiệm huyết thanh học nhóm máu: định nhóm hồng cầu ABO, Rh(D), sàng lọc kháng thể bất thường;

    + Xét nghiệm một số tác nhân lây truyền bệnh: xét nghiệm sàng lọc HIV, viêm gan vi rút B, viêm gan vi rút C và giang mai.

    - Ngoài các xét nghiệm trên, phải thực hiện thêm một số xét nghiệm trong các trường hợp sau:

    + Thực hiện định nhóm hệ Rh(C, c, E, e) hoặc các hệ MNSs, Kidd, Duffy, P, Lewis khi bác sỹ điều trị chỉ định truyền máu lựa chọn phù hợp kháng nguyên hồng cầu.

    + Xét nghiệm sàng lọc sốt rét đối với các đơn vị máu toàn phần, thành phần máu lấy từ người hiến máu đang sống, làm việc ở những vùng có lưu hành dịch sốt rét theo công bố của Bộ Y tế hoặc những người mới trở về từ vùng dịch sốt rét trong thời gian 06 tháng hoặc những người có tiền sử mắc bệnh sốt rét trong thời gian 12 tháng kể từ khi điều trị khỏi bệnh sốt rét;

    + Xét nghiệm CMV (Cytomegalovirus) đối với các đơn vị chế phẩm máu truyền cho người bệnh được ghép mô, ghép tế bào gốc hoặc truyền máu cho thai nhi hoặc một số trường hợp đặc biệt khác theo yêu cầu của bác sỹ điều trị.

    - Xét nghiệm bổ sung: trong một số trường hợp để bảo đảm an toàn cho người bệnh nhận máu, các cơ sở truyền máu có đủ điều kiện kỹ thuật được thực hiện xét nghiệm bổ sung theo chỉ định của bác sỹ điều trị.

    Như vậy, đơn vị máu đạt tiêu chuẩn là những đơn vị lấy, bảo quản đúng cách và đã được làm đầy đủ các xét nghiệm sàng lọc bắt buộc. Theo đó, những đơn vị máu toàn phần đạt tiêu chuẩn này mới được bán với mức giá bán máu như trên.

    Điều kiện hiến máu năm 2024 là gì?

    Theo Điều 4 Thông tư 26/2013/TT-BYT quy định người hiến máu là người có đủ tiêu chuẩn về tuổi, sức khỏe và các điều kiện khác, cụ thể như sau:

    Thứ nhất, điều kiện về tuổi: 

    Chỉ người từ đủ 18 tuổi đến 60 tuổi mới được hiến máu.

    Thứ hai, điều kiện về sức khỏe:

    - Người có cân nặng ít nhất là 42 kg đối với phụ nữ, 45 kg đối với nam giới được phép hiến máu toàn phần; người có cân nặng từ 42 kg đến dưới 45 kg được phép hiến không quá 250 ml máu toàn phần mỗi lần; người có cân nặng 45 kg trở lên được phép hiến máu toàn phần không quá 09 ml/kg cân nặng và không quá 500ml mỗi lần.

    - Người có cân nặng ít nhất là 50 kg được phép hiến các thành phần máu bằng gạn tách; người hiến máu có thể hiến một hoặc nhiều thành phần máu trong mỗi lần gạn tách, nhưng tổng thể tích các thành phần máu hiến không quá 500 ml; Người có cân nặng ít nhất là 60 kg được phép hiến tổng thể tích các thành phần máu hiến mỗi lần không quá 650 ml.

    - Lịch sử bệnh:

    + Không mắc các bệnh mạn tính hoặc cấp tính về thần kinh, tâm thần, hô hấp, tuần hoàn, tiết niệu, tiêu hoá, gan mật, nội tiết, máu và tổ chức tạo máu, bệnh hệ thống, bệnh tự miễn, tình trạng dị ứng nặng; 

    + Không mang thai vào thời điểm đăng ký hiến máu (đối với phụ nữ); 

    + Không có tiền sử lấy, hiến, ghép bộ phận cơ thể người; 

    + Không nghiện ma tuý, nghiện rượu; 

    + Không có khuyết tật nặng và khuyết tật đặc biệt nặng; 

    + Không sử dụng một số thuốc theo quy định; 

    + Không mắc các bệnh lây truyền qua đường máu, các bệnh lây truyền qua đường tình dục tại thời điểm đăng ký hiến máu;

    - Lâm sàng:

    + Tỉnh táo, tiếp xúc tốt;

    + Huyết áp tâm thu trong khoảng từ 100 mmHg đến dưới 160 mmHg và tâm trương trong khoảng từ 60 mmHg đến dưới 100 mmHg;

    + Nhịp tim đều, tần số trong khoảng từ 60 lần đến 90 lần/phút;

    + Không có một trong các biểu hiện sau: gày, sút cân nhanh (trên 10% cân nặng cơ thể trong thời gian 6 tháng); da xanh, niêm mạc nhợt; hoa mắt, chóng mặt; vã mồ hôi trộm; hạch to xuất hiện nhiều nơi; sốt; phù; ho, khó thở; tiêu chảy; xuất huyết các loại; có các tổn thương, dấu hiệu bất thường trên da.

    - Xét nghiệm:

    + Đối với người hiến máu toàn phần và hiến các thành phần máu bằng gạn tách: nồng độ hemoglobin phải đạt ít nhất bằng 120 g/l; nếu hiến máu toàn phần thể tích trên 350 ml phải đạt ít nhất 125 g/l.

    + Đối với người hiến huyết tương bằng gạn tách: nồng độ protein huyết thanh toàn phần phải đạt ít nhất bằng 60g/l và được xét nghiệm trong thời gian không quá 01 tháng;

    + Đối với người hiến tiểu cầu, bạch cầu hạt, tế bào gốc bằng gạn tách: số lượng tiểu cầu phải lớn hơn hoặc bằng 150´109/l.

    Thứ ba, điều kiện khác:

    Ngoài các tiêu chuẩn quy định trên, việc được hiến máu do bác sỹ khám tuyển chọn người hiến máu xem xét, quyết định.

    Như vậy, người được hiến máu là người đáp ứng được các điều kiện trên. Đồng thời, phải được bác sĩ khám tuyển xem xét, quyết định thì mới được hiến.

     
    2868 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn btrannguyen vì bài viết hữu ích
    admin (12/08/2024)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận