Gửi đến mọi người Dự thảo sửa đổi lần 5 của Luật việc làm hiện đang được Quốc hội thảo luận
Luật này điều chỉnh các quan hệ về việc làm, bao gồm các quy định về hỗ trợ tạo việc làm; thông tin thị trường lao động; đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia; dịch vụ việc làm và bảo hiểm thất nghiệp.
Luật cũng đưa ra các khái niệm về người lao động, người thất nghiệp và việc làm:
- “Người lao động” là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên, đang có việc làm hoặc không có việc làm nhưng có khả năng lao động và có nhu cầu làm việc.
- “Việc làm” là hoạt động lao động tạo ra thu nhập mà không bị pháp luật cấm, bao gồm cả tự làm và tham gia vào các hoạt động do người sử dụng lao động yêu cầu, dưới sự kiểm soát trực tiếp hoặc gián tiếp, có hoặc không có hợp đồng lao động, có thu nhập bảo đảm nhu cầu sống tối thiểu.
- “Người thất nghiệp” là người lao động không có việc làm, đang tìm kiếm việc làm và sẵn sàng làm việc.
Tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm thất nghiệp
1. Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do nhà nước quy định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp là tiền lương theo ngạch, bậc và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có) tại thời điểm đóng bảo hiểm thất nghiệp.
2. Người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp là tiền lương ghi trong hợp đồng lao động.
Cập nhật bởi danusa ngày 04/09/2013 10:05:07 SA