Dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi): Có cần thiết sửa đổi Luật Các tổ chức tín dụng.

Chủ đề   RSS   
  • #602630 18/05/2023

    Dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi): Có cần thiết sửa đổi Luật Các tổ chức tín dụng.

    Qua hơn 12 năm thực hiện Luật Các tổ chức tín dụng đã có những đóng góp quan trọng trong công tác quản lý cũng như tạo môi trường pháp lý ổn định cho hoạt động của hệ thống ngân hàng.

     

    Luật các tổ chức tín dụng 2010 và các văn bản hướng dẫn, quy định chi tiết đã góp phần lành mạnh hóa hoạt động của các tổ chức tín dụng, hoàn thiện cơ sở pháp lý để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội cũng như tiếp tục hoàn thiện cơ sở pháp lý cho hoạt động thanh tra, giám sát hệ thống các tổ chức tín dụng .

     

    Hạn chế, vướng mắc phát sinh của Luật các tổ chức tín dụng

     

    Tuy nhiên, quá trình thực hiện cơ cấu lại các tổ chức tín dụng , cùng với việc phát triển, thay đổi mạnh mẽ của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, Luật các tổ chức tín dụng tiếp tục bộc lộ một số hạn chế, cần nghiên cứu bổ sung, chỉnh sửa cho phù hợp với thực tiễn hoạt động của tổ chức tín dụng  và thực tiễn quản lý của cơ quan nhà nước.

     

    Các quy định về tổ chức, quản trị, điều hành và hoạt động của tổ chức tín dụng  tồn tại một số vướng mắc với các Luật khác: Luật Doanh nghiệp, Luật Hợp tác xã; một số nghiệp vụ của tổ chức tín dụng  chưa được quy định tại Luật các tổ chức tín dụng gây khó khăn trong việc thực hiện, ví dụ như: hoạt động ngân quỹ, hoạt động giao đại lý thanh toán…

     

    Ngoài ra, Luật các tổ chức tín dụng còn một số tồn tại, hạn chế khác như các hoạt động của tổ chức tín dụng  cần tiếp tục được hoàn thiện để phù hợp với thực tế và thông lệ quốc tế, ví dụ: quy định về thư tín dụng (L/C); quy định về nhận tiền gửi giữa các tổ chức tín dụng

     

    Một số vấn đề mới phát sinh hiện nay chưa được pháp luật quy định như hoạt động mua bán các loại chứng khoán khác không phải là cổ phiếu, trái phiếu; hoạt động cung cấp thông tin của chi nhánh ngân hàng nước ngoài cho ngân hàng mẹ,…

     

    Luật các tổ chức tín dụng được ban hành từ năm 2010, cho đến nay các Luật liên quan đã được ban hành mới, sửa đổi, bổ sung, thay thế như: Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp… Do đó, một số quy định tại Luật các tổ chức tín dụng cần xem xét sửa đổi, bổ sung để đảm bảo tính thống nhất với các quy định của các Luật nói trên.

     

    Kiểm soát hoạt động tín dụng theo Luật các tổ chức tín dụng

     

    Việc xây dựng Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) là cần thiết và có ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo an toàn của hệ thống tổ chức tín dụng , phát triển kinh tế, đổi mới hoạt động ngân hàng theo nội dung nhiệm vụ trọng tâm cơ cấu lại nền kinh tế theo định hướng, quan điểm, mục tiêu của Đảng, Quốc hội và Chính phủ.

     

    Duy trì, tiếp tục tạo hành lang pháp lý trong hoạt động xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng  sau khi Nghị quyết số 42/2017/QH14 hết hiệu lực từ ngày 31/12/2023, qua đó còn kịp thời chỉnh sửa, hoàn thiện những quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng hiện đã phát sinh bất cập.

     

    Đồng thời, việc xây dựng Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) cũng góp phần giúp cơ quan quản lý nhà nước tăng cường công tác quản lý hoạt động, xử lý các tổ chức tín dụng  yếu kém, hạn chế và khắc phục xử lý sự cố khách hàng rút tiền hàng loạt tại tổ chức tín dụng  phát sinh trong thời gian gần đây.

     

    Bên cạnh đó, sửa đổi, bổ sung các quy định phòng ngừa rủi ro, tăng cường hơn nữa việc tự kiểm tra, kiểm soát nội bộ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức tín dụng; xây dựng công cụ để quản lý các tổ chức tín dụng, đặc biệt kiểm soát chặt chẽ nhân sự quản lý, điều hành của tổ chức tín dụng ; phát hiện sớm vi phạm và xử lý kịp thời trách nhiệm của các cá nhân quản trị, điều hành tổ chức tín dụng; tăng cường phân cấp, phân quyền gắn với kiểm tra, giám sát, cá thể hóa trách nhiệm cá nhân; bảo đảm công khai, minh bạch trong hoạt động ngân hàng.

     

    Bổ sung một chương riêng về ngân hàng chính sách

     

    Đây là một trong những yêu cầu tại thông báo Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi). Dự án luật này đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến hôm 9/5, tại Phiên họp thứ 23.

     

    Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá cao Chính phủ đã nỗ lực, trách nhiệm trong quá trình xây dựng dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi); đồng thời, tán thành nhiều nội dung trong Báo cáo thẩm tra sơ bộ của Ủy ban Kinh tế.  Rà soát phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng bảo đảm hợp lý, khả thi, hiệu quả. Rà soát, hoàn thiện các hành vi bị nghiêm cấm; bổ sung, làm rõ các khái niệm như tập đoàn tài chính, người có liên quan, bảo đảm tính thống nhất của các khái niệm trong hệ thống pháp luật. 

     

    Nghiên cứu bổ sung một chương riêng về ngân hàng chính sách theo hướng luật hóa các quy định đã được áp dụng ổn định, đã được kiểm nghiệm thực tiễn tại các Nghị định có liên quan của Chính phủ nhằm xác định địa vị pháp lý của các ngân hàng chính sách (Ngân hàng Chính sách Xã hội, Ngân hàng Phát triển Việt Nam) bảo đảm công khai, minh bạch, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình cơ cấu lại, phát triển các ngân hàng này. 

     

    Nghiên cứu, xây dựng khuôn khổ pháp lý về tập đoàn tài chính đã được đề ra tại Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Nghiên cứu, hoàn thiện quy định về các dịch vụ ngân hàng phi tài chính. Hoàn thiện các quy định về bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, như tỷ lệ bảo đảm an toàn, dự phòng rủi ro, giới hạn trong kinh doanh bất động sản.

     
     
    413 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #603901   10/07/2023

    phamanhduc240595
    phamanhduc240595

    Sơ sinh

    Vietnam --> Quảng Nam
    Tham gia:10/07/2023
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 0
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi): Có cần thiết sửa đổi Luật Các tổ chức tín dụng.

    Hiện tôi vừa mới làm thủ tục hồ sơ vay thông qua hệ thống wed bằng cách trực tuyến với công ty có tên " Home credit"  có văn phòng tại tầng 12 , toàn nhà  Viet tower, 1-2 Thái hà, phường Trung Liệt, Quận Đống Đa Hà nội...
    Thì trong quá trình làm hô sơ em đã gởi sai ( nhầm ) số tài khoản ngân hàng.. 
    Sau khi làm hồ sơ vay xong bằng hình thức trực tuyến wed của công ty đưa. Công ty duyệt hồ sơ của tôi và cho em vay với số tiền 30.000.000vnd ( bà mươi triệu đồng). Công ty giải ngân số tiền đó vào ví website của công ty mà tôi đã đăng ký làm thủ tục Và tôi  phải dùng số tài khoản ngân hàng đã đăng ký trong website đó đã được công ty liên kết với ví trong website để rút số tiền đó.
    Nhưng vì tôi đã gởi nhầm số tài khoản ngân hàng trong đó nên tôi không dám rút về , để đợi được sữa đúng số tài khoản ngân hàng tôi mới rút...
    Tôi có nhờ công CTY điều chỉnh lại số tài khoản ngân hàng của tôi trong hồ sơ tôi đã vay. Thì công ty báo lại với tôi. Phương án 1 : đến trực tiếp trụ sở công tay để công ty xác minh đổi lại. ( Trong vòng 24h)
    Phương án 2: tôi phải dùng số tiền 10 triệu đồng chuyển khoản qua cho số tài khoản công ty để công ty xác thực. Và lấy đó làm cơ sở căn cứ được phép ủy quyền của tôi để nhờ bộ nhận An Ninh Tính Dụng sữa giúp tôi...( Trong vòng 60p)
    * Thì trong trường hợp 1: vì khoản cách địa lý và hoàn cảnh ngay đó, tôi chưa và không thể đến trực tiếp cty để làm việc và quảng thời gian quá ít. Tôi có nói chuyện với nhân viên và giám đốc để xin thêm thời gian. Thì bị từ chối.
    * Phương án 2 : thay vì chuyển số tiền 10 triệu qua cho công ty để ủy quyền cho CTY đề nghị bên An Ninh Tín Dụng ( tên bộ phận công ty cung cấp cho tôi) để được chỉnh sữa thông tin đã bị sai.
    - Quan điểm của tôi: thì theo phương án thứ 2 tôi phải cáp quyền ủy quyền cho CTY sữa giúp tôi. Thì tôi không mún ủy quyên. Và mún làm tự mình trực tiếp đi sữa. Bởi vị mọi lý lịch hay thông tin cá nhân của tôi cung cấp cho công ty. Thì tôi là người có quyền cho hay không cho. Cung cấp hay không cung cấp.  Và cũng như quyền được tự đi sữa thông tin của mình. Miễn là không làm gì sai trái với pháp luật...
    Câu hỏi cần giải đáp ???
    Qua trường hợp trên. Giờ theo chỉ dẫn của công ty ngân hàng cho vay đã cung cấp cho tôi. Thì giờ tôi muốn chỉnh sữa hồ sơ, số tài khoản ngân hàng trong website của công ty đó để đúng với số tài khoản ngân hàng chính chủ của tôi đã đăng ký tài khoản với Ngân hàng Agribank.. Giờ tôi phải qua bộ phận nào của nhà nước để sữa lại số tài khoản ngân hàng bị sai trong website công ty tôi vay tiền." Bởi theo pháp luật : mọi thông tin cá nhân tín dụng của khách hàng đèo được nhà nước quản lý( theo tôi được biết là vậy) "
    Rất mong thư viện pháp luật giải đáp thắc mắc, và có hương giải quyết đúng đắng để tôi có thế sữa lại thông tin , số tài khoản ngân hàng tôi đã làm sai trong website của công ty tài chính đo.. Để tôi sớm rút được khoản tiền vay của mình...Chân Thành cảm ơn
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn phamanhduc240595 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (10/07/2023)