Đơn xin hạn chế quyền thăm nuôi con

Chủ đề   RSS   
  • #53190 07/06/2010

    tructhao2009

    Sơ sinh

    Bà Rịa - Vũng Tàu, Việt Nam
    Tham gia:21/05/2009
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 70
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Đơn xin hạn chế quyền thăm nuôi con

    Kính chào luật sư!

    Xin luật sư tư vấn giúp em, em và chồng cũ của em đã ly hôn từ tháng 03 năm 2010, chúng em có một con chung năm nay được 5 tuổi và tòa án đã ra quyết định giao con cho em nuôi trên cơ sở được tòa án hòa giải và sự thuận tình của hai bên và anh ta không phải chu cấp tiền nuôi con.

    Nhưng thời gian gần đây anh ta thường xuyên lấy cớ thăm nuôi con mà đến quấy phá cuộc sống riêng tư của 2 mẹ con em, chửi bới gây sự và thường xuyên đến đón con đi mà ko báo cho em biết. Em đang rơi vào tình trạng tinh thần căng thẳng mỗi khi anh ta kiếm chuyện như vậy.

    Vậy xin hỏi luật sư là trong qđ ly hôn của tòa không quy định rõ thời gian thăm nom con của anh ta như vậy thì em có thể làm đơn yêu cầu hạn chế quyền thăm nuôi con của anh ta ko?

    Và xin quy định rõ thời gian đón con và trả con ko?

    Nếu đc thì em phải làm như thế nào, có mẫu đơn ko ạ, và em phải gửi ở đâu để giải quyết, và thời gian giải quyết là trong bao lâu?

    Mong luật sư giúp đỡ!

    Em xin chân thành cảm ơn!

     

     
    18323 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #53339   09/06/2010

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Chào bạn tructhao209!

    Theo quy định tại #0070c0;">điều 41 Luật hôn nhân & gia đình thì để yêu cầu hạn chế quyền trông nom, chăm sóc, giáo dục con của anh ta, bạn phải chứng minh được anh ta đã bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của con hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con; phá tán tài sản của con; có lối sống đồi truỵ, xúi dục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.

    Với những gì bạn nêu thì hành vi anh ta chỉ có thể xâm phạm đến sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của chính bạn chứ không phải của con bạn; và thật khó để đưa ra căn cứ chứng minh cho yêu cầu của bạn.

    Còn nếu trong thực tế, bạn chứng minh được anh ta có những hành vi trên thì theo điều 42 Luật hôn nhân & gia đình, bạn có quyền tự mình làm đơn yêu cầu Toà án hoặc đề nghị Viện kiểm sát yêu cầu Toà án hạn chế một số quyền của anh ta đối với con.

    Bạn cũng có thể đề nghị Uỷ ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em, Hội liên hiệp phụ nữ yêu cầu Toà án hoặc đề nghị Viện kiểm sát yêu cầu Toà án hạn chế một số quyền của anh ta.

    Nếu có đủ căn cứ chấp nhận thì Toà án có thể ra quyết định không cho anh ta trông nom, chăm sóc, giáo dục con, quản lý tài sản riêng của con hoặc đại diện theo pháp luật cho con trong thời thời hạn từ 1 năm đến 5 năm.

    Mẫu đơn thì bạn trực tiếp đến Toà án để được hướng dẫn cụ thể.

    Theo Bộ luật tố tụng dân sự thì trường hợp của bạn gọi là việc dân sự (khác với vụ án dân sự). BLTTDS không quy định cụ thể thủ tục giải quyết cho trường hợp này.

    Theo hướng dẫn của TANDTC thì áp dụng quy định của BLTTDS về giai đoạn chuẩn bị xét xử vụ án dân sự. Theo đó, thời hạn giải quyết đối với yêu cầu của bạn tối đa là 5 tháng kể tự ngày Toà án thụ lý.

    Trường hợp vì phức tạp mà phải gia hạn, thì tối đa là 7 tháng. Tuy nhiên trong thực tế, nếu vụ việc đơn giản thi Toà án có thể giải quyết trong vòng chưa đến 1 tháng.

    Chúc bạn sớm giải quyết được vấn đề của mình!

    Trân trọng!

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
  • #53343   09/06/2010

    nguyenbuibahuy
    nguyenbuibahuy
    Top 200
    Male
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (469)
    Số điểm: 3185
    Cảm ơn: 72
    Được cảm ơn 67 lần


    Mình có ý kiến tý nha...!

    #0070c0;">
    #0070c0;">Luật hôn nhân và gia đình thông qua năm 2000. Quy định cho Viện Kiểm sát những quyền hạn như BachThanhDC trình bày. Tuy nhiên, luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân và Luật tổ chức tòa án nhân dân được thông qua 2002 đã không quy định cho viện kiểm sát có quyền trên.

     Vì vậy, Nếu bạn có yêu cầu có thể yêu cầu trực tiếp đến tòa án hoặc hội liên hiệp phụ nữ, hoặc Ủy ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em.

    Tuy nhiên, bạn nên trực tiếp yêu cầu tòa án giải quyết vì đây là biện pháp nhanh và hiệu quả nhất.

    Trân trọng chào bạn.

    Nguyễn Bùi Bá Huy - nguyenbuibahuy@gmail.com

    Công Ty Luật TNHH Sài Gòn Á Châu - www.saigon-asialaw.com

     
    Báo quản trị |