Đơn phương chấm dứt HĐLĐ thì đóng BHXH và BHYT như thế nào?

Chủ đề   RSS   
  • #598644 13/02/2023

    nguyenhoaibao12061999
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:03/08/2022
    Tổng số bài viết (2261)
    Số điểm: 78451
    Cảm ơn: 100
    Được cảm ơn 2016 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Đơn phương chấm dứt HĐLĐ thì đóng BHXH và BHYT như thế nào?

    Khi người lao động (NLĐ) ký hợp đồng lao động có thời hạn tại một doanh nghiệp nhất định thì bên cạnh tiền lương, tiền công được nhận theo thỏa thuận thì doanh nghiệp còn đóng BHXH, BHYT cho NLĐ.
     
    Tuy nhiên, NLĐ đang trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động có thời hạn với doanh nghiệp thì đơn phương chấm dứt hợp đồng đóng BHXH và BHYT như thế nào?
     
    don-phuong-cham-dut-hdld-thi-dong-bhxh-va-bhyt-nhu-the-nao?
     
    1. Nguyên tắc đóng BHXH khi chấm dứt hợp đồng
     
    NLĐ khi đang được doanh nghiệp đóng BHXH mà đã đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động thì căn cứ Điều 42 Quyết định 595/QĐ-BHXH việc đóng BHXH được thực hiện như sau:
     
    NLĐ đồng thời có từ 02 HĐLĐ trở lên với nhiều đơn vị khác nhau thì đóng BHXH, BHTN theo HĐLĐ giao kết đầu tiên, đóng BHYT theo HĐLĐ có mức tiền lương cao nhất, đóng BHTNLĐ, BNN theo từng HĐLĐ.
     
    NLĐ làm việc theo HĐLĐ trong cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp của Nhà nước thì đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN căn cứ tiền lương ghi trong HĐLĐ.
     
    Đơn vị được tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất vẫn phải đóng vào quỹ ốm đau và thai sản, quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, quỹ BHYT, quỹ BHTN. 
     
    Hết thời hạn được tạm dừng đóng, đơn vị tiếp tục đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN theo phương thức đã đăng ký và đóng bù cho thời gian tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất. Tiền đóng bù không bị tính lãi chậm đóng.
     
    Trong thời gian được tạm dừng đóng, nếu có NLĐ nghỉ việc, di chuyển hoặc giải quyết chế độ BHXH thì đơn vị đóng đủ tiền BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN và tiền lãi chậm đóng (nếu có) đối với NLĐ đó để xác nhận sổ BHXH.
     
    NLĐ không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng BHXH tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng BHXH.
     
    NLĐ nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng theo quy định của pháp luật về BHXH thì không phải đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN nhưng vẫn được hưởng quyền lợi BHYT.
     
    NLĐ nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì đơn vị và NLĐ không phải đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN, thời gian này được tính là thời gian đóng BHXH, không được tính là thời gian đóng BHTN và được cơ quan BHXH đóng BHYT cho NLĐ.
     
    NLĐ ngừng việc theo quy định của pháp luật về lao động mà vẫn được hưởng tiền lương thì NLĐ và đơn vị thực hiện đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN theo mức tiền lương người lao động được hưởng trong thời gian ngừng việc.
     
    2. Nguyên tắc đóng BHYT khi chấm dứt hợp đồng
     
    Theo mục 9 Công văn 1734/BHXH-QLT năm 2017 quy định về cấp và quản lý thẻ BHYT đối với NLĐ khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động thì thực hiện đóng như sau:
     
    - Thẻ BHYT có giá trị sử dụng tương ứng số tiền đóng BHYT, thời điểm thẻ BHYT có giá trị sử dụng kể từ ngày đóng BHYT. 
     
    Các cơ sở KCB khi tiếp nhận thẻ BHYT của người tham gia đến khám bệnh thực hiện tra cứu thông tin về dữ liệu thẻ BHYT trên cổng tiếp nhận dữ liệu hệ thống thông tin giám định BHYT để xác định giá trị sử dụng của thẻ BHYT.
     
    - Đơn vị chậm đóng BHYT từ 30 ngày trở lên, thẻ BHYT hết giá trị sử dụng. 
     
    Khi NLĐ phát sinh chi phí KCB trong thời hạn thẻ BHYT hết giá trị sử dụng, cơ quan BHXH thực hiện thanh toán trực tiếp chi phí khám chữa bệnh theo quy định sau khi đơn vị đã đóng đủ số tiền chậm đóng BHYT.
     
    - Người tham gia BHYT thường trú, tạm trú có thời hạn hoặc làm việc trên địa bàn tỉnh, thành phố được đăng ký khám bệnh, chữa bệnh BHYT ban đầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến xã, tuyến huyện hoặc tương đương.
     
    Một số cơ sở khám bệnh tuyến tỉnh hoặc tuyến trung ương được cơ quan BHXH thông báo hằng quý tại trang thông tin điện tử http://bhxhtphcm.gov.vn/.
     
    - Người tham gia BHYT được thay đổi cơ sở đăng ký khám chữa bệnh ban đầu vào tháng đầu quý.
     
    - NLĐ hưởng chế độ ốm đau, thai sản tiếp tục sử dụng thẻ BHYT đã cấp, không thực hiện đổi thẻ BHYT. 
     
    Đối với NLĐ nghỉ không lương mà trong thời gian đó đơn vị lập hồ sơ nghỉ hưởng chế độ thai sản thì ghi giá trị sử dụng từ tháng nghỉ thai sản đến hết giá trị sử dụng của thẻ BHYT đã cấp.
     
    - NLĐ nghỉ ốm đau dài ngày hoặc nghỉ hưởng chế độ hưu trí, thẻ BHYT đã cấp tiếp tục được sử dụng đến hết tháng đơn vị có báo giảm. 
     
    Cơ quan BHXH căn cứ danh sách báo giảm để lập Danh sách người chỉ tham gia BHYT (Mẫu D03-TS) theo đối tượng ốm đau dài ngày hoặc đối tượng hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng. Thẻ BHYT mới có giá trị sử dụng từ ngày đầu của tháng kế tiếp của tháng báo giảm.
     
    - Khi có phát sinh giảm NLĐ, đơn vị phải kịp thời lập danh sách báo giảm gửi cơ quan BHXH qua hệ thống giao dịch điện tử ngay trong tháng (tính đến ngày cuối cùng của tháng đó). 
     
    Nếu báo giảm sau ngày cuối cùng của tháng giảm thì phải phải đóng hết giá trị thẻ BHYT của tháng kế tiếp và thẻ có giá trị sử dụng hết tháng đó. Cơ quan BHXH không thu hồi thẻ các trường hợp báo giảm.
     
    - Đơn vị thông báo cho NLĐ thôi việc nếu không thuộc đối tượng tham gia BHYT bắt buộc khác thì đăng ký tham gia BHYT hộ gia đình để được khám chữa bệnh và đảm bảo quyền lợi tham gia 5 năm liên tục theo quy định của Luật BHYT.
     
    Lưu ý: Nếu đăng ký gia hạn thẻ trước 10 ngày khi thẻ cũ hết giá trị sử dụng thì thẻ BHYT hộ gia đình có giá trị tiếp theo thẻ cũ, trường hợp thẻ cũ hết hạn không quá 3 tháng mới đăng ký tham gia thì thẻ BHYT hộ gia đình có giá trị từ ngày đóng tiền.
     
    - Từ 01/09/2017 cơ quan BHXH sẽ cấp thẻ BHYT theo mã số BHXH.
     
    1626 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn nguyenhoaibao12061999 vì bài viết hữu ích
    admin (14/02/2023) ThanhLongLS (14/02/2023)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #599006   23/02/2023

    linhtrang123456
    linhtrang123456
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2017
    Tổng số bài viết (2032)
    Số điểm: 14921
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 322 lần


    Đơn phương chấm dứt HĐLĐ thì đóng BHXH và BHYT như thế nào?

    Cảm ơn những thông tin hữu ích mà bạn đã chia sẻ. Việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động là quyền của người lao động. Việc xác định đóng BHXH, BHYT như thế nào vẫn phụ thuộc vào thời gian người lao động làm việc tại doanh nghiệp cũng như thời hạn khai báo hồ sơ BHXH, BHYT của người sử dụng lao động.

     
    Báo quản trị |  
  • #599832   28/02/2023

    hirono
    hirono
    Top 200
    Lớp 3

    Vietnam
    Tham gia:17/05/2022
    Tổng số bài viết (434)
    Số điểm: 4402
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 62 lần


    Đơn phương chấm dứt HĐLĐ thì đóng BHXH và BHYT như thế nào?

    Khi người lao động đơn phương chấm dứt HĐLĐ thì NSDLĐ cần lưu ý các vấn đề sau:

    Khi có phát sinh giảm NLĐ, đơn vị phải kịp thời lập danh sách báo giảm gửi cơ quan BHXH qua hệ thống giao dịch điện tử ngay trong tháng (tính đến ngày cuối cùng của tháng đó). Nếu doanh nghiệp báo giảm sau ngày cuối cùng của tháng giảm thì được xem là báo giảm lao động chậm.

    Hiện nay chưa có mức phạt vi phạm hành chính cụ thể được đặt ra đối với trường hợp doanh nghiệp báo giảm lao động chậm. Tuy nhiên nếu báo giảm lao động chậm thì theo điểm 2.1 khoản 2 Điều 50 Quyết định 595/QĐ-BHXH, doanh nghiệp sẽ phải đóng số tiền BHYT của các tháng báo giảm chậm.

    Căn cứ Điều 50 Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 quy định:

    Điều 50. Trách nhiệm của người tham gia, đơn vị, Đại lý thu

    2. Trách nhiệm của đơn vị, Đại lý thu

    2.1. Đơn vị

    a) Thực hiện lập, nộp hồ sơ; trích nộp tiền BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN theo đúng quy trình, quy định tại Văn bản này và quy định của pháp luật về BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN. Trường hợp đơn vị lập danh sách báo giảm chậm, đơn vị phải đóng số tiền BHYT của các tháng báo giảm chậm và thẻ BHYT có giá trị sử dụng đến hết các tháng đó.

    …”

    Bên cạnh đó, Điểm 9.7 Mục 9 Công văn 1734/BHXH-QLT năm 2017 hướng dẫn về trường hợp báo giảm chậm như sau:

    “9. Quy định về cấp và quản lý thẻ BHYT

    9.7. …. Nếu báo giảm sau ngày cuối cùng của tháng giảm thì phải phải đóng hết giá trị thẻ BHYT của tháng kế tiếp và thẻ có giá trị sử dụng hết tháng đó. Cơ quan BHXH không thu hồi thẻ các trường hợp báo giảm.

    Ví dụ: NLĐ thôi việc 28/07/2017, doanh nghiệp báo giảm vào ngày 01/08/2017 thì đóng BHYT hết tháng 8/2017; không đóng BHXH, BHTN tháng 8/2017.”

    Và Điểm 10.3 Mục 10 Công văn 1734/BHXH-QLT quy định:

    10. Thời hạn khai báo hồ sơ

    10.3. Khi có phát sinh giảm thì đơn vị báo giảm từ ngày 01 tháng sau, tuy nhiên phải đóng giá trị thẻ BHYT của tháng sau. Trường hợp để không đóng bổ sung giá trị thẻ tháng sau thì đơn vị có thể lập hồ sơ báo giảm tháng sau bắt đầu từ ngày 28 tháng trước, nhưng sau khi báo giảm thì không được báo phát sinh tháng trước.”

    Như vậy, theo quy định trên thì khi phát sinh giảm người tham gia BHYT thì doanh nghiệp phải kịp thời lập danh sách giảm gửi cơ quan BHXH. Trong trường hợp báo giảm chậm, doanh nghiệp phải đóng số tiền BHYT của các tháng báo giảm chậm và thẻ BHYT có giá trị sử dụng hết tháng đó.

     
    Báo quản trị |  
  • #600410   23/03/2023

    camnhungtng
    camnhungtng
    Top 500


    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:15/12/2022
    Tổng số bài viết (268)
    Số điểm: 2117
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 22 lần


    Đơn phương chấm dứt HĐLĐ thì đóng BHXH và BHYT như thế nào?

    Mình cám ơn bạn đã chia sẻ thông tin. Khi người lao động hoặc người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động thì quan hệ lao động giữa hai bên chấm dứt và kéo theo hệ quả là các vấn đề về tham gia bảo hiểm xã hội, trong đó có vướng mắc về đóng BHXH, BHYT cho người lao động. Thực tế, việc xác định thời gian để đóng BHXH, BHYT sẽ phụ thuộc vào thời gian làm việc của người lao động tại doanh nghiệp.

     
    Báo quản trị |  
  • #600591   27/03/2023

    maithuan415
    maithuan415
    Top 150
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/06/2020
    Tổng số bài viết (561)
    Số điểm: 5031
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 62 lần


    Đơn phương chấm dứt HĐLĐ thì đóng BHXH và BHYT như thế nào?

    Cảm ơn những thông tin hữu ích mà bạn đã chia sẻ. Còn đối với việc chốt sổ bảo hiểm, khi đã chấm dứt hợp đồng lao động thì bạn có quyền được chốt sổ bảo hiểm. Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng còn về việc xác định có đóng BHXH, BHYT hay không phụ thuộc vào thời gian người lao động làm việc tại doanh nghiệp ạ.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #601446   31/03/2023

    Đơn phương chấm dứt HĐLĐ thì đóng BHXH và BHYT như thế nào?

    Cảm ơn thông tin hữu ích bạn đã chia sẻ. Thông qua bài viết cung cấp cho người đọc các kiến thức liên quan đến các chế độ mà người lao động được hưởng khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. Qua đó có thể thấy NLĐ ngừng việc theo quy định của pháp luật về lao động mà vẫn được hưởng tiền lương thì NLĐ và đơn vị thực hiện đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN theo mức tiền lương người lao động được hưởng trong thời gian ngừng việc.

     
    Báo quản trị |  
  • #601449   31/03/2023

    Đơn phương chấm dứt HĐLĐ thì đóng BHXH và BHYT như thế nào?

    Cảm ơn thông tin hữu ích bạn đã chia sẻ. Thông qua bài viết cung cấp cho người đọc các kiến thức liên quan đến các chế độ mà người lao động được hưởng khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. Qua đó có thể thấy NLĐ vẫn được hưởng tiền lương thì vẫn có thể được hưởng các chế độ trong thời gian ngừng việc.

     
    Báo quản trị |  
  • #601548   31/03/2023

    vantienggg2000
    vantienggg2000

    Sơ sinh

    Vietnam --> Quảng Ngãi
    Tham gia:21/03/2023
    Tổng số bài viết (59)
    Số điểm: 400
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 3 lần


    Đơn phương chấm dứt HĐLĐ thì đóng BHXH và BHYT như thế nào?

    Trách nhiệm khi chấm dứt hợp đồng

    Căn cứ theo quy định tại Điều 48 Bộ luật Lao động 2019, trách nhiệm khi chấm dứt hợp đồng lao động được quy định như sau:

    - Trong thời hạn 14 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản tiền có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên, trừ trường hợp sau đây có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày:

    Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động.

    Người sử dụng lao động thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế.

    Chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã.

    Do thiên tai, hỏa hoạn, địch họa hoặc dịch bệnh nguy hiểm.

    - Tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, trợ cấp thôi việc và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể, hợp đồng lao động được ưu tiên thanh toán trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị chấm dứt hoạt động, bị giải thể, phá sản.

    - Người sử dụng lao động có trách nhiệm sau đây:

    Hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác nếu người sử dụng lao động đã giữ của người lao động.

    Cung cấp bản sao các tài liệu liên quan đến quá trình làm việc của người lao động nếu người lao động có yêu cầu. Chi phí sao, gửi tài liệu do người sử dụng lao động trả.

     
    Báo quản trị |  
  • #601550   31/03/2023

    vantienggg2000
    vantienggg2000

    Sơ sinh

    Vietnam --> Quảng Ngãi
    Tham gia:21/03/2023
    Tổng số bài viết (59)
    Số điểm: 400
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 3 lần


    Đơn phương chấm dứt HĐLĐ thì đóng BHXH và BHYT như thế nào?

    Cảm ơn bài viết của bạn, mình xin bổ sung

    Trách nhiệm khi chấm dứt hợp đồng

    Căn cứ theo quy định tại Điều 48 Bộ luật Lao động 2019, trách nhiệm khi chấm dứt hợp đồng lao động được quy định như sau:

    - Trong thời hạn 14 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản tiền có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên, trừ trường hợp sau đây có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày:

    Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động.

    Người sử dụng lao động thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế.

    Chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã.

    Do thiên tai, hỏa hoạn, địch họa hoặc dịch bệnh nguy hiểm.

    - Tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, trợ cấp thôi việc và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể, hợp đồng lao động được ưu tiên thanh toán trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị chấm dứt hoạt động, bị giải thể, phá sản.

    - Người sử dụng lao động có trách nhiệm sau đây:

    Hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác nếu người sử dụng lao động đã giữ của người lao động.

    Cung cấp bản sao các tài liệu liên quan đến quá trình làm việc của người lao động nếu người lao động có yêu cầu. Chi phí sao, gửi tài liệu do người sử dụng lao động trả.

     

     
    Báo quản trị |