Thời điểm cuối năm, hoạt động đổi tiền lẻ diễn ra rầm rộ với nhiều mục đích khác nhau như lì xì, phục vụ tâm linh,....
Ảnh minh hoạ
Do hiện nay nhiều loại tiền giấy có mệnh giá thấp như 500 đồng, 1000 đồng, 2000 đồng,... không còn được in mới, dẫn đến khan hiếm. Mức phí đổi tiền lẻ vì thế cũng tăng lên, có trường hợp phí đổi gấp nhiều lần số tiền được đổi.
Chấn chỉnh tình trạng này, Thủ tướng đã ban hành Chỉ thị 34/CT-TTg ngày 28/12/2018, trong đó nhấn mạnh việc "tiếp tục thực hiện các biện pháp quản lý, sử dụng tiền mệnh giá nhỏ, lẻ hợp lý, tiết kiệm trong dịp Tết".
Mức phạt hiện nay đối với hành vi đổi tiền lẻ nhằm hưởng lợi được quy định tại điểm a khoản 5 Điều 30 Nghị định 96/2014/NĐ-CP, cụ thể:
Điều 30. Vi phạm quy định về quản lý tiền tệ và kho quỹ
...
5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Thực hiện đổi tiền không đúng quy định của pháp luật;
....
Như vậy, việc đổi tiền lẻ nhằm mục đích hưởng chênh lệch là không đúng với quy định của pháp luật, tuỳ mức độ nghiêm trọng của hành vi mà có thể bị xử phạt với mức phạt tiền được nêu ở trên.
Theo bạn, đổi tiền lẻ như thế nào là hợp pháp và sử dụng như thế nào là hợp lý?
Cập nhật bởi DuTiepKhac ngày 05/01/2019 10:51:37 SA
Pháp luật vô hình, tuy không thể thấy nhưng phải biết!