Đôi dòng tản mạn về nạn "Tham nhũng"

Chủ đề   RSS   
  • #459688 02/07/2017

    taigioi1995
    Top 500
    Male
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/10/2014
    Tổng số bài viết (213)
    Số điểm: 6302
    Cảm ơn: 153
    Được cảm ơn 179 lần


    Đôi dòng tản mạn về nạn "Tham nhũng"

    Thực tế hiện nay ở nước ta, tham nhũng xảy ra với mức độ nghiêm trọng và gây ra nhiều tác hại to lớn. Đảng và Nhà nước ta đã đề ra những chủ trương, biện pháp để nhằm ngăn ngừa, phòng, chống và xử lý những hành vi tham nhũng. Quá trình phòng, chống cũng đã phát hiện, xử lý một số lượng đáng kể những trường hợp tham nhũng và đạt được những thành công bước đầu. Tuy nhiên, nạn tham nhũng vẫn diễn ra hết sức phức tạp với nhiều thủ đoạn tinh vi và diễn ra ở tất cả các cấp, ngành, lĩnh vực ở nước ta. Phạm vi tác động của tham nhũng vô cùng rộng lớn, nó len lỏi ở bất cứ nơi đâu và gây ra nhiều tác hại nguy hiểm. Mặc dù phạm vi tác động của tham nhũng là vô cùng lớn, nhưng mức độ nguy hiểm mà nó gây ra ở từng nơi là khác nhau. Nơi tác động của tham nhũng gây ra nhiều mối hiểm họa cho đất nước nhất chính là nơi mà cả nhân dân tin tưởng, trông cậy, nơi đầu não của xã hội. Đó chính là các cơ quan Nhà nước.

    Chúng ta đều biết được tầm quan trọng của cơ quan Nhà nước đối với một quốc gia. Tuy nhiên, những cơ quan này lại bị ảnh hưởng nặng nề của nạn tham nhũng và nếu không phòng, chống một cách hiệu quả thì sẽ gây ra nhiều hệ luỵ. Công tác phòng, chống tham nhũng luôn là một trong những hoạt động trọng tâm hàng đầu của nước ta, tuy nhiên không mang lại hiệu quả tối ưu. Còn tồn tại nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu là do chưa có một khung pháp lý hoàn thiện quy định cho vấn đề này. Rất nhiều những quy định được ban hành để điều chỉnh cho công tác phòng, chống nạn tham nhũng nhưng chưa cụ thể, rõ ràng, đầy đủ, nhiều quy định chồng chéo lẫn nhau, nhiều kẽ hở và khả năng thi hành không đạt được hiệu quả. Pháp luật chiếm vị trí đặc biệt quan trọng trong công tác phòng, chống tham nhũng nhưng chưa được hoàn thiện thì hiệu quả của công tác này chắc chắn sẽ không cao.

    1.   Quan niệm về tham nhũng

    Có nhiều quan điểm khác nhau về tham nhũng: Quan niệm của Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TTP)… Mặc dù được tiếp cận với nhiều quan điểm khác nhau nhưng chung quy lại tham nhũng được hiểu là hành vi của những người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để vụ lợi cho bản thân (theo Khoản 2 Điều 1 Luật Phòng, chống tham nhũng 2005, sửa đổi bổ sung năm 2007 và năm 2012 của Việt Nam).

    2.   Những nguyên nhân và tác hại của tham nhũng

    Nguyên nhân xuất phát từ cơ chế quản lý bộ máy nhà nước còn lỏng lẻo; mức sống của những cán bộ, công chức còn thấp; sự suy thoái đạo đức, nhân phẩm của cán bộ, công chức; văn hoá của người phương Đông và tâm lý của người dân trước nạn tham nhũng.

    Những nguyên nhân trên đã làm cho nạn tham nhũng xảy ra và gây ra nhiều tác hại to lớn: Làm sai lệch nhiệm vụ của các cơ quan Nhà nước dẫn đến nhiều hệ luỵ; tha hoá phẩm chất, đạo đức của một bộ phận cán bộ, công chức; gây mất niềm tin của nhân dân vào Nhà nước; gây tổn hại về mọi mặt của xã hội và giảm vị thế của nước ta trên trường quốc tế.

    3.   Khung pháp lý hiện hành về tham nhũng

    Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản pháp luật để quy định về vấn đề tham nhũng. Trong số đó có hai văn bản đóng vai trò nòng cốt trong công tác phòng, chống tham nhũng là Luật Phòng, chống tham nhũng 2005, sửa đổi bổ sung năm 2007năm 2012Bộ luật Hình sự 1999, sửa đổi, bổ sung năm 2009. Những quy định mà hai văn bản pháp luật này cùng với những văn bản pháp luật liên quan quy định về tham nhũng bao gồm những nội dung cốt yếu sau đây:

    -       Quy định về các hành vi tham nhũng và những vấn đề liên quan đến hành vi tham nhũng.

    -       Quy định về quyền hạn, nghĩa vụ và trách nhiệm của các cá nhân, cơ quan, tổ chức trong công tác phòng, chống tham nhũng.

    -       Quy định những biện pháp xử lý cho những người có hành vi tham nhũng.

    -       Quy định về người tố giác hành vi tham nhũng.

    -       Quy định chức năng, quyền hạn của những cơ quan phụ trách công tác phòng, chống tham nhũng.

    4.   Những bất cập trong việc áp dụng pháp luật trong công tác phòng, chống tham nhũng

    Thứ nhất, vấn đề công khai, minh bạch tài sản. Pháp luật đã có một hành lang pháp lý cho vấn đề này, tuy nhiên trong thực tế vấn đề thực thi còn gặp nhiều hạn chế. Việt Nam là quốc gia sử dụng tiền mặt rất phổ biến, nên vấn đề kiểm soát tài sản của cán bộ, công chức rất khó khăn từ đó dẫn đến việc minh bạch tài sản sẽ không được thực hiện triệt để.

    Thứ hai, về vấn đề thu hồi tài sản do tham nhũng mà có. Luật cũng quy định về thu hồi tài sản tham nhũng nhưng trên thực tế số tài sản thu hồi được chiếm tỷ lệ rất thấp so với số tài sản tham nhũng. Lý do là chưa có cơ chế hiệu quả để ngăn chặn hành vi tẩu tán tài sản tham nhũng và thu hồi lại tại sản có được do tham nhũng.

    Thứ ba, quy định quá nhiều cơ quan phụ trách công tác phòng, chống tham nhũng. Có nhiều cơ quan có trách nhiệm trong công tác phòng, chống tham nhũng như: Công an, Viện kiểm sát, Thanh tra, Kiểm toán… điều này tạo sự đồng bộ khi triển khai chính sách, nhiệm vụ nhưng gây ra sự không thống nhất trong hoạt động, bởi công tác phòng, chống tham nhũng không phải là nhiệm vụ chuyên trách của những cơ quan này.

    Thứ tư, hình phạt dành cho tội danh tham nhũng chưa đủ sức răn đe và quy định về tội tham nhũng chưa đầy đủ trong Bộ luật Hình sự.

    Thứ năm, vấn đề bảo vệ người tố giác chưa hiệu quả. Người tố giác có vai trò quan trọng trong công tác phòng, chống tham nhũng. Tuy nhiên, hiện nay người phát hiện hành vi tham nhũng rất ngần ngại tố giác vì họ không được bảo vệ tuyệt đối.

    5. Kết luận

    Ta thấy được tình hình tham nhũng nặng nề cũng như công tác phòng, chống tham nhũng còn gặp rất nhiều bất cập, hạn chế và đặc biệt là về khung pháp lý quy định về vấn đề này ở Việt Nam. Từ đó chúng ta nhận thấy rằng cần có những biện pháp cứng rắn và một khung pháp lý hoàn thiện hơn quy định về tham nhũng để góp phần nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng tại Việt Nam.

    Trên đây là những điều mình tìm hiểu được, hy vọng nhận được sự chia sẻ nhiệt thành từ mọi người!

     
    4486 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn taigioi1995 vì bài viết hữu ích
    hkhduy (05/07/2017) DT_DA (02/07/2017)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #459719   02/07/2017

    thuychichu
    thuychichu
    Top 50
    Female
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/05/2017
    Tổng số bài viết (1433)
    Số điểm: 12415
    Cảm ơn: 63
    Được cảm ơn 282 lần


    Cảm ơn bạn về chia sẻ. Không tự nhiên mà người dân đều quan niệm rằng làm quan là giàu, nhắc đến 1 người làm giám đốc kho bạc, chủ tịch huyện, sở ngày sở kia thôi là đã nghĩ họ giàu có và quyền thế. Chưa kể một người làm quan cả họ được nhờ. Khi kể chuyện, nhắc đến cô này là con dâu ông chủ tịch này, em gái ông chủ tịch kia... Thể nào cùng kèm theo chữ giàu và quyền. Phải có nguyên cớ gì thì người dân mới có thói quen nghĩ như vậy.

    Bên cạnh đó, mình muốn nói đến chuyện đút lót, hối lộ trong cơ quan nhà nước. Có cầu mới có cung, và cũng muốn cung nên mới có cầu. Khi người dân muốn làm nhanh làm gọn thủ tục hay khi xin vào biên chế nhà nước đều có thông lệ "bao nhiêu trăm triệu" để vào, rồi cũng do quan chức sách nhiễu lộng hành, làm khó làm dễ... thì dân mới phải cậy nhờ bằng phong bì. Dần già trở thành thông lệ. Rồi cũng không ít trường hợp, vị quan nhỏ muốn lên chức quan to cũng cần chút quan hệ và quà cáp phong bì…

    Mình không nghĩ đó là tất cả, vì đâu đó vẫn còn những người làm việc chính trực. Nhưng thực tế luôn khiến thất vọng. Những vụ tham nhung nhỏ ở các địa phương thì dân khó biết, chứ cứ bị phát hiện một vụ lớn, đưa tràn ngập mặt báo thì số tiền tham nhũng từ 1 vài tỷ đến vài ngàn tỷ đồng. Người dân chấp nhận gánh thuế, góp phần vào ngân sách nhà nước lại thấy vị quan nào lấy tiền bỏ túi riêng cả tỷ đồng thì bức xúc nặng nề là phải. Cách nào để chống tham nhũng triệt để vẫn muôn thủa chưa làm được!

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn thuychichu vì bài viết hữu ích
    taigioi1995 (03/07/2017)
  • #459815   03/07/2017

    TruongMinhToan
    TruongMinhToan
    Top 150
    Male
    Lớp 7

    Bình Dương, Việt Nam
    Tham gia:05/01/2016
    Tổng số bài viết (565)
    Số điểm: 9874
    Cảm ơn: 170
    Được cảm ơn 190 lần


    Chào bạn,

    Thật ra mình không đồng ý với bạn lắm. Vì hầu như bài viết của bạn đều nêu ra những mặt tối, mặt xấu của cán bộ, công chức nhà nước (mục 2).
    => Rất dễ gây hiểu lầm rằng cứ cán bộ, công chức giàu là do tham nhũng

    Tuy nhiên thực tế vẫn có những tấm gương cán bộ, công chức làm việc cật lực để vừa xây dựng đất nước cũng như đảm bảo kinh tế của bản thân.
    Một vài ví dụ để bạn tham khảo nhé:

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn TruongMinhToan vì bài viết hữu ích
    taigioi1995 (04/07/2017)
  • #459820   03/07/2017

    Có một sự thật là số vụ tham nhũng được phát hiện mỗi năm là rất lớn nhưng bị xử lý rất ít  mà nếu có thì thường bị xử lý án treo. Điều này đã gây ra những bức xúc trong xã hội, và vấn đề này đã được nhiều vị đại biểu quốc hội đưa ra trong nghị trường. Thực trạng này còn đặt ra câu hỏi với các cơ quan bảo vệ pháp luật là có hay không việc tùy tiện áp dụng các điều khoản, tình tiết giảm nhẹ được pháp luật quy định. Nhưng theo mình hiện nay nhiều biện pháp phòng ngừa tham nhũng thực hiện còn hình thức, hiệu quả thấp; việc hoàn thiện thể chế chậm và vẫn còn bất cập, công tác phát hiện tham nhũng còn yếu, chưa tương xứng với tình hình tham nhũng đang xảy ra, việc xử lý hành vi tham nhũng có biểu hiện nương nhẹ, vẫn còn tình trạng lạm dụng để xử lý hành chính, không khởi tố vụ án, đình chỉ vụ án, bị can, có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm. Hi vọng vấn nạn tham nhũng ở nước ta sẽ giảm bớt, bên cạnh đó những chế tài đối với vấn đề này cần quy đinh chặt chẻ hơn, sử phạt nặng hơn.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn KieuNga1109 vì bài viết hữu ích
    taigioi1995 (04/07/2017)
  • #459972   05/07/2017

    hkhduy
    hkhduy
    Top 500
    Male
    Lớp 5

    Cần Thơ, Việt Nam
    Tham gia:23/11/2014
    Tổng số bài viết (304)
    Số điểm: 7238
    Cảm ơn: 186
    Được cảm ơn 139 lần


    Theo mình, để hạn chế hành vi tham nhũng thì cần có các biện pháp chặt chẽ hơn bằng những quy định thực sự cụ thể và hiệu quả. Điều cần thiết là làm sao để người ta không có "nhu cầu" để tham nhũng, không có môi trường và điều kiện để thực hiện hành vi tham nhũng.

    Cập nhật bởi hkhduy ngày 05/07/2017 10:48:37 SA
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hkhduy vì bài viết hữu ích
    taigioi1995 (05/07/2017)
  • #460136   06/07/2017

    thuyhanh2512
    thuyhanh2512
    Top 500
    Female
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:13/06/2017
    Tổng số bài viết (217)
    Số điểm: 3310
    Cảm ơn: 33
    Được cảm ơn 92 lần


    Tham nhũng thì ngày càng nhiều vấn đề nằm ở việc khi chính những người có chức có quyền cung cấp mở đường thì những người có nhu cầu mới dám tiến tới. Một người làm quan cả họ được nhờ đó thôi, họ bỏ số tiền nhỏ ra chạy việc để có được một chân trong nhà nước thì phải làm sao để họ lấy lại gấp chục lần số tiền họ bỏ ra chứ.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn thuyhanh2512 vì bài viết hữu ích
    taigioi1995 (12/07/2017)
  • #463329   31/07/2017

    Trantranglong
    Trantranglong
    Top 500
    Female


    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:18/05/2017
    Tổng số bài viết (292)
    Số điểm: 1970
    Cảm ơn: 30
    Được cảm ơn 52 lần


    Hiện nay ở Việt nam có nhiều điều đáng để quan tâm, để xử lý. Nhưng tham nhũng đã trở thành quốc nạn, là giặc nội xâm ở Việt nam thì nên đấu tranh quyết liệt. Và hiện nay báo chí đã phần nào đó góp thêm tiếng nói, lên án tệ nạn tham nhũng của một số cá nhân, điều này là một dấu hiệu rất tốt cho việc thực hiện đấu tranh với tham nhũng.

     
    Báo quản trị |  
  • #465372   23/08/2017

    ksnb_ctr
    ksnb_ctr

    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:24/11/2015
    Tổng số bài viết (57)
    Số điểm: 480
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 5 lần


    Tôi thì nhận thấy quan trọng ở cách hành xử của người dân. Mọi người dân chúng ta trong hành xử thường ngày như việc đi đường nếu có bị xử lý vi phạm giao thông thì vẫn thường xin các anh cảnh sát giao thông tạo điều kiện. Đi thực hiện các thủ tục hành chính thì vẫn thường có thói quen cảm ơn mỗi khi xong việc, chính hành động đó của chúng ta đã và đang tiếp tay cho tham nhũng.

     
    Báo quản trị |  
  • #570680   26/04/2021

    MewBumm
    MewBumm
    Top 50
    Male
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/09/2017
    Tổng số bài viết (1955)
    Số điểm: 13023
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 249 lần


    Khi nhắc đến những vụ án tham nhũng, số tiền công bố thường rất lớn, cả nghìn tỉ đồng, thậm chí chục nghìn tỉ đồng. Số tiền lớn như vậy thì một người bình thường đương nhiên sẽ bị cám dỗ, cộng với việc làm việc thiếu minh bạch, rõ ràng thì việc tham nhũng càng dễ xảy ra hơn.

     
    Báo quản trị |  
  • #570780   27/04/2021

    nguyenphuong2804
    nguyenphuong2804
    Top 150
    Female
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/04/2018
    Tổng số bài viết (635)
    Số điểm: 4110
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 37 lần


    Ở Việt Nam từng có những vụ án tham nhũng lớn khiến cả dư luận xôn xao. Điển hình như Vụ án Cựu bộ trưởng Giao thông Vận tải (GTVT) Đinh La Thăng và đồng phạm phạm tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” và “Tham ô tài sản” xảy ra tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN).


    Đây là vụ án kinh tế được đưa ra xét xử sơ thẩm vào tháng 01/2018 với bị cáo Đinh La Thăng và 21 bị cáo đồng phạm. Trong quá trình thực hiện Dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2, bị cáo Đinh La Thăng, nguyên Chủ tịch HĐ Thành viên Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN), đã chỉ định Tổng công ty cổ phần xây lắp dầu khí (PVC) thực hiện gói thầu EPC, chỉ đạo PVPower ký hợp đồng EPC số 33 với PVC trái quy định, sau đó chỉ đạo cấp dưới tại PVN và Ban quản lý dự án căn cứ hợp đồng này cấp tạm ứng hơn 6,6 triệu USD, trên 1.312 tỷ đồng cho PVC để bị cáo Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm sử dụng hơn 1.115 tỷ đồng sai mục đích, gây thiệt hại cho Nhà nước số tiền gần 120 tỷ đồng. Với hành vi này, TAND Thành phố Hà Nội đã tuyên phạt Đinh La Thăng 13 năm tù. Bên cạnh đó, bị cáo Đinh La Thăng còn chỉ đạo cấp dưới góp vốn trái pháp luật vào Ngân hàng thương mại cổ phần Đại dương (Oceanbank) gây thất thoát cho Nhà nước 800 tỷ đồng. Tháng 3/2018, TAND thành phố Hà Nội đã mở phiên tòa sơ thẩm  tuyên phạt Đinh La Thăng 18 năm tù về tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”. Tổng hợp hình phạt của cả hai vụ án, bị cáo Đinh La Thăng phải chấp hành mức án là 30 năm tù. Về trách nhiệm dân sự, tòa tuyên buộc bị cáo Đinh La Thăng cùng 6 đồng phạm liên đới bồi thường 800 tỉ cho cho PVN. Trong đó, bị cáo Đinh La Thăng, chịu trách nhiệm bồi thường 600 tỉ đồng vì là người phải chịu trách nhiệm chính. Tháng 6/2018, Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội mở phiên xét xử phúc thẩm, đã bác toàn bộ kháng cáo và y án sơ thẩm đối với Đinh La Thăng cùng 6 bị cáo đồng phạm khác.


    Vụ án đã khép lại với hình phạt có thể xem là thích đáng, và đây được xem là một trong những vụ án tham nhũng lớn nhất Việt Nam tính đến hiện nay.

     

    Cập nhật bởi nguyenphuong2804 ngày 27/04/2021 05:35:56 CH
     
    Báo quản trị |