Doanh nghiệp thua lỗ dẫn đến phá sản thì có phải đóng thuế hay không?

Chủ đề   RSS   
  • #604938 23/08/2023

    nguyenhoaibao12061999
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:03/08/2022
    Tổng số bài viết (2261)
    Số điểm: 78451
    Cảm ơn: 100
    Được cảm ơn 2014 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Doanh nghiệp thua lỗ dẫn đến phá sản thì có phải đóng thuế hay không?

    Đóng thuế là một trong những nghĩa vụ bắt buộc của doanh nghiệp, vậy trong trường hợp doanh nghiệp thua lỗ dẫn đến phá sản thì có phải đóng thuế hay không?
     
    doanh-nghiep-thua-lo-dan-den-pha-san-thi-co-phai-dong-thue-hay-khong
     
    1. Doanh nghiệp có phải đóng thuế khi phá sản?
     
    Căn cứ Điều 138 Thông tư 38/2015/TT-BTC (sửa đổi bởi Thông tư 39/2018/TT-BTC) doanh nghiệp phải hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trong trường hợp giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động được thực hiện như sau:
     
    - Việc hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trong trường hợp giải thể, phá sản thực hiện theo quy định tại Điều 54 Luật Quản lý thuế 2019, pháp luật về doanh nghiệp, pháp luật về hợp tác xã và pháp luật về phá sản. Trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế cụ thể như sau:
     
    + Chủ doanh nghiệp tư nhân, chủ sở hữu công ty hoặc hội đồng thành viên công ty; hội đồng quản trị hoặc tổ chức thanh lý doanh nghiệp, người quản lý có liên quan trong trường hợp Điều lệ công ty quy định chịu trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế của doanh nghiệp trước khi gửi đề nghị giải thể cho cơ quan đăng ký kinh doanh;
     
    + Hội đồng giải thể hợp tác xã chịu trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế của hợp tác xã trước khi gửi hồ sơ giải thể cho cơ quan đã cấp giấy chứng nhận đăng ký;
     
    + Quản tài viên hoặc doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản chịu trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế của doanh nghiệp sau khi có Quyết định mở thủ tục phá sản theo quy định của Luật Phá sản 2014.
     
    - Trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ thuế trong trường hợp người nộp thuế chấm dứt hoạt động không thực hiện thủ tục giải thể, phá sản theo quy định của pháp luật
     
    + Doanh nghiệp chấm dứt hoạt động không theo thủ tục giải thể, phá sản chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế thì chủ doanh nghiệp tư nhân; hội đồng thành viên công ty hoặc chủ sở hữu công ty; hội đồng quản trị; quản trị của hợp tác xã; hoặc người quản lý có liên quan trong trường hợp Điều lệ công ty quy định chịu trách nhiệm nộp phần thuế nợ;
     
    + Hộ gia đình, cá nhân chấm dứt hoạt động kinh doanh chưa hoàn thành nghĩa Vụ nộp thuế thì chủ hộ gia đình, cá nhân chịu trách nhiệm nộp phần thuế nợ;
     
    + Tổ hợp tác chấm dứt hoạt động chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế thì các thành viên tổ hợp tác liên đới chịu trách nhiệm nộp phần thuế nợ
     
    Do đó, trường hợp doanh nghiệp dù có phá sản hay giải thể thì đều phải thực hoàn tất nghĩa vụ đóng thuế của doanh nghiệp. Theo đó, sau khi mở thủ tục phá sản thanh lý tài sản thì Quản tài viên chịu trách nhiệm hoàn tất thủ tục nộp thuế cho cơ quan thuế,
     
    2. Khi phá sản doanh nghiệp có cần Nghị quyết của Hội nghị chủ nợ không?
     
    Theo Điều 107 Luật Phá sản 2014 quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản sau khi có Nghị quyết của Hội nghị chủ nợ quy định như sau:
     
    - Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được nghị quyết của Hội nghị chủ nợ đề nghị tuyên bố phá sản theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 83 Luật Phá sản 2014 thì Tòa án nhân dân xem xét quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản.
     
    - Sau khi Hội nghị chủ nợ thông qua nghị quyết có nội dung áp dụng thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây thì Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản:
     
    + Doanh nghiệp, hợp tác xã không xây dựng được phương án phục hồi hoạt động kinh doanh trong thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 87 Luật Phá sản 2014.
     
    + Hội nghị chủ nợ không thông qua phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã.
     
    + Doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện được phương án phục hồi hoạt động kinh doanh.
     
    3. Ngoài đóng thuế doanh nghiệp phá sản còn phải thực hiện gì không?
     
    Căn cứ khoản 5 Điều 208 Luật Doanh nghiệp 2020 các khoản nợ của doanh nghiệp khi phá sản thì được thanh toán theo thứ tự ưu tiên sau đây:
     
    - Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết;
     
    - Nợ thuế;
     
    - Các khoản nợ khác;
     
    Sau khi đã thanh toán chi phí giải thể doanh nghiệp và các khoản nợ, phần còn lại chia cho chủ doanh nghiệp tư nhân, các thành viên, cổ đông hoặc chủ sở hữu công ty theo tỷ lệ sở hữu phần vốn góp, cổ phần;
     
    Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp gửi hồ sơ giải thể doanh nghiệp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày thanh toán hết các khoản nợ của doanh nghiệp;
     
    Như vậy, doanh nghiệp khi mở thủ tục phá sản hay giải thể thì đều phải thực hoàn tất nghĩa vụ đóng thuế của doanh nghiệp sau khi thanh lý tài sản doanh nghiệp. Bên cạnh đó còn phải trả lương, bảo hiểm và các khoản nợ khác.
     
    3713 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenhoaibao12061999 vì bài viết hữu ích
    admin (05/10/2023)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận