Doanh nghiệp nào phải tổ chức đối thoại nơi làm việc?

Chủ đề   RSS   
  • #589351 05/08/2022

    Doanh nghiệp nào phải tổ chức đối thoại nơi làm việc?

      Đối thoại tại nơi làm việc là việc chia sẻ thông tin, tham khảo, thảo luận, trao đổi ý kiến giữa người sử dụng lao động với người lao động hoặc tổ chức đại diện người lao động về những vấn đề liên quan đến quyền, lợi ích và mối quan tâm của các bên tại nơi làm việc nhằm tăng cường sự hiểu biết, hợp tác, cùng nỗ lực hướng tới giải pháp các bên cùng có lợi.
      Người sử dụng lao động phải tổ chức đối thoại tại nơi làm việc bao gồm doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có thuê mướn, sử dụng NLĐ làm việc cho mình theo thỏa thuận; 
      Trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân thì phải có năng lực  hành vi đầy đủ
      Cho nên, Người sử dụng lao động  không phụ thuộc quy mô lao động nhiều hay ít, Tổ chức đại diện người Lao động tại cơ sở  phải tổ chức đối thoại tại nơi làm việc trong các trường hợp theo quy định của pháp luật.
    Điều 38 tại Nghị định 145/2020/NĐ-CP nêu rõ:
      Số lượng, thành phần tham gia đối thoại tại khoản 2 Điều 63 của Bộ luật Lao động 2019 được quy định như sau:
          1. Bên người sử dụng lao động
              Căn cứ điều kiện sản xuất, kinh doanh, tổ chức lao động, người sử dụng lao động quyết định số lượng, thành phần đại diện cho mình để tham gia đối thoại bảo đảm ít nhất 03 người, trong đó có người đại diện theo pháp luật của người sử dụng lao động và quy định trong quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc.
           2. Bên người lao động
              a) Căn cứ điều kiện sản xuất, kinh doanh, tổ chức lao động, cơ cấu, số lượng lao động và các yếu tố bình đẳng giới, tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở và nhóm đại diện đối thoại của người lao động xác định số lượng, thành phần tham gia đối thoại nhưng phải bảo đảm số lượng như sau:
              a1) Ít nhất 03 người, nếu người sử dụng lao động sử dụng dưới 50 người lao động;
              a2) Ít nhất từ 04 người đến 08 người, nếu người sử dụng lao động sử dụng từ 50 người lao động đến dưới 150 người lao động;
              a3) Ít nhất từ 09 người đến 13 người, nếu người sử dụng lao động sử dụng từ 150 người lao động đến dưới 300 người lao động;
              a4) Ít nhất từ 14 người đến 18 người, nếu người sử dụng lao động sử dụng từ 300 người lao động đến dưới 500 người lao động;
              a5) Ít nhất từ 19 đến 23 người, nếu người sử dụng lao động sử dụng từ 500 đến dưới 1.000 người lao động;
              a6) Ít nhất 24 người, nếu người sử dụng lao động sử dụng từ 1.000 người lao động trở lên.
              b) Căn cứ số lượng người đại diện đối thoại của bên người lao động quy định tại điểm a khoản này, tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở và nhóm đại diện đối thoại của người lao động xác định số lượng đại diện tham gia đối thoại tương ứng theo tỷ lệ thành viên của tổ chức và nhóm mình trên tổng số lao động của người sử dụng lao động.
           3. Việc xác định danh sách thành viên đại diện tham gia đối thoại của bên người sử dụng lao động và bên người lao động quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này được thực hiện định kỳ ít nhất 02 năm một lần và công bố công khai tại nơi làm việc. Trong khoảng thời gian giữa 02 kỳ, xác định thành viên tham gia đối thoại, nếu có thành viên đại diện không thể tiếp tục tham gia thì người sử dụng lao động hoặc từng tổ chức đại diện người lao động, nhóm đại diện đối thoại của người lao động xem xét, quyết định bổ sung thành viên thay thế của tổ chức, nhóm mình và công bố công khai tại nơi làm việc.
            4. Khi tiến hành đối thoại theo quy định tại khoản 2 Điều 63 của Bộ luật Lao động 2019, ngoài các thành viên tham gia đối thoại quy định tại khoản 3 Điều này, hai bên thống nhất mời tất cả người lao động hoặc một số người lao động liên quan cùng tham gia đối thoại, bảo đảm có sự tham gia của đại diện lao động nữ khi đối thoại về các nội dung liên quan đến quyền, lợi ích của lao động nữ theo quy định tại khoản 2 Điều 136 của Bộ luật Lao động 2019.)
            Về cơ bản người sử dụng lao động phải tổ chức đối thoại tại nơi làm việc trong các trường hợp theo quy định của pháp luật.
     
    Cơ sở pháp lý thàm khảo:
     
    330 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn levuban97dn@gmail.com vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (05/08/2022)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #589367   06/08/2022

    Doanh nghiệp nào phải tổ chức đối thoại nơi làm việc?

    Cảm ơn thông tin bài viết của bạn. Đối thoại tại nơi làm việc giúp xây dựng các mối quan hệ bền chặt giữa quản lý và nhân viên. Mối quan hệ tốt hơn dẫn đến việc các nhân viên gắn bó và làm việc hiệu quả hơn đồng thời việc kinh doanh cũng bền vững hơn. Đối thoại tại nơi làm việc cũng là một công cụ để các công ty xác định và giảm thiểu rủi ro cũng như thiết lập một phương pháp cụ thể để xử lý các thách thức nảy sinh tại nơi làm việc.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #591629   28/09/2022

    dtlanh99
    dtlanh99
    Top 150
    Lớp 3

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:16/12/2021
    Tổng số bài viết (568)
    Số điểm: 4103
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 55 lần


    Doanh nghiệp nào phải tổ chức đối thoại nơi làm việc?

    Cảm ơn chia sẻ của bạn. Về yêu cầu tổ chức đối thoại tại nơi làm việc, theo quy định tại khoản 2 Điều 63 Bộ luật lao động 2019 quy định

    "2. Người sử dụng lao động phải tổ chức đối thoại tại nơi làm việc trong trường hợp sau đây:

    a. Định kỳ ít nhất 01 năm một lần;

    b. Khi có yêu cầu của một hoặc các bên;

    c. Khi có vụ việc quy định tại điểm a khoàn 1 Điều 36, các điều 42, 44, 93, 104, 118 và khoản 1 Điều 128 của Bộ luật này."

    Như vậy, việc tổ chức đối thoại tại nơi làm việc sẽ được tổ chức định kỳ ít nhất 01 lần trong năm và các trường hợp phát sinh khác.

     
    Báo quản trị |  
  • #591641   28/09/2022

    Doanh nghiệp nào phải tổ chức đối thoại nơi làm việc?

    Cảm ơn thông tin hữu ích mà tác giả chia sẻ. Đối thoại tại nơi làm việc là hoạt động vô cùng thiết thực bởi nó là căn cứ để tập thể người lao động và người sử dụng lao động được trực tiếp nói chuyện, thỏa thuận những vấn đề liên quan đến quy chế tại nơi làm việc và quyền lợi của các bên.

     
    Báo quản trị |  
  • #591872   29/09/2022

    Doanh nghiệp nào phải tổ chức đối thoại nơi làm việc?

    Theo pháp luật Việt Nam, đối thoại tại nơi làm việc là việc trao đổi trực tiếp giữa người sử dụng lao động với người lao động hoặc giữa đại diện tập thể lao động với người sử dụng lao động nhằm chia sẻ thông tin, tăng cường sự hiểu biết giữa người sử dụng lao động và người lao động để bảo đảm việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc. Do đó, việc tổ chức đối thoại tại nơi làm việc là nghĩa vụ bắt buộc của hầu hết các doanh nghiệp có sử dụng lao động.

     
    Báo quản trị |  
  • #592151   04/10/2022

    ngoclua1001
    ngoclua1001

    Chồi

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:13/08/2022
    Tổng số bài viết (117)
    Số điểm: 1260
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 16 lần


    Doanh nghiệp nào phải tổ chức đối thoại nơi làm việc?

    Cảm ơn thông tin chia sẻ từ bài viết của bạn. Quy định về đối thoại tại nơi làm việc là cơ sở để các bên trong quan hệ lao động cùng nhau đóng góp, xây dựng và thay đổi quyền, nghĩa vụ của các bên để phù hợp với môi trường và từng thời điểm. Từ đó, tạo sự gắn kết trong mối quan hệ giữa công ty và nhân viên, tạo ra sự đồng lòng, từ đó nâng cao chất lượng, nâng suất lao động tăng doanh thu cho doanh nghiệp đồng thời người lao động cũng được những quyền lợi tương ứng.

     
    Báo quản trị |  
  • #593530   31/10/2022

    sun_shineeeee
    sun_shineeeee

    Mầm

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:26/09/2022
    Tổng số bài viết (104)
    Số điểm: 730
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 23 lần


    Doanh nghiệp nào phải tổ chức đối thoại nơi làm việc?

    Cảm ơn bài viết của tác giả. Như tác giả đã đề cập, người sử dụng lao động phải tổ chức đối thoại tại nơi làm việc trong các trường hợp nêu tại Khoản 2 Điều 63 Bộ luật Lao động 2019, bao gồm: đối thoại định kỳ, đối thoại theo yêu cầu và đối thoại theo vụ việc.  

     

     
    Báo quản trị |  
  • #595005   30/11/2022

    sun_shineeeee
    sun_shineeeee

    Mầm

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:26/09/2022
    Tổng số bài viết (104)
    Số điểm: 730
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 23 lần


    Doanh nghiệp nào phải tổ chức đối thoại nơi làm việc?

    Cảm ơn bài viết của tác giả. Căn cứ khoản 2 Điều 63 Bộ luật Lao động 2019, doanh nghiệp phải tổ chức đối thoại tại nơi làm việc trong trường hợp:

    - Định kỳ ít nhất 01 năm một lần;

    - Khi có yêu cầu của một hoặc các bên;

    - Khi có vụ việc quy định tại điểm a khoản 1 Điều 36, các điều 42, 44, 93, 104, 118 và khoản 1 Điều 128 của Bộ luật Lao động 2019

    Vậy, doanh nghiệp nào cũng phải tổ chức đối thoại tại nơi làm việc (ít nhất 01 năm một lần).

     
    Báo quản trị |